Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
“Bà ơi, bà vào ngồi chỗ cháu này! Nhà cháu ở gần đây nên đứng một lúc cũng không sao ạ!”. Nói xong, tôi vui vẻ đứng dậy nhường ghế cho bà cụ vừa lên xe buýt. Nhìn nụ cười và ánh mắt ấm áp của bà, tôi cảm thấy thật vui vì đã làm được một điều tử tế dù là nhỏ bé. Tình huống này cũng làm tôi chợt nhớ lại câu chuyện ngày nào cũng trên chiếc xe buýt số 31 này, ngày tôi nhận được một bài học thật sâu sắc.
Tôi đã là học sinh cuối cấp Trung học Cơ sở và phải nhiều lẩn thuyết phục, bố mẹ mới chịu để tồi tự đi học bằng xe buýt mà không phải đưa đón tôi như từ ngày bé đến giờ. Tôi chỉ cần bắt một tuyến xe buýt là có thể đi từ nhà đến trường một cách dễ dàng. Những ngày đầu mới đi xe buýt, dù chưa quen vì đông đúc nhưng tôi vẫn hết sức tự hào vì mình đã tự lập trong việc đi lại. Chiếu hôm ấy, sau khi tan học, tôi nhanh chóng lên xe, tìm một chỗ và yên vị chờ vẽ nhà. Bỗng tiếng anh phụ xe vang lên:
– Kìa, bạn trẻ đứng lên nhường chỗ cho cụ già vừa lên xe nào!
Nghĩ lại thật xấu hổ, nhưng khi ấy tôi vội nghiêng đầu tựa vào cửa kính, mắt nhắm hờ ra vẻ như đang ngủ say lắm, mặc kệ bà cụ và lời đê’ nghị của anh phụ xe. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, trong lòng tôi diễn ra nhiều suy nghĩ trái ngược nhau vô cùng. Lúc thì tôi tự nhủ: “Nào, hãy mở mắt ra, đứng dậy và nhường ghế cho cụ già. Ai cũng biết cần phải nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ và những người phụ nữ mang thai khi đi xe buýt mà”. Nhưng lại một suy nghĩ khác vỗ vê’ tôi: “Chắc sẽ có người khác đứng dậy nhường ghế thôi, mình đã học cả ngày mệt mỏi quá rồi. Vả lại, mình lên trước, cũng mất tiền đàng hoàng, mình cứ ngồi đây, chẳng có gì sai trái cả”. Cái lí lẽ “người khác sẽ nhường ghế và mình xứng đáng được ngồi vì mệt” khiến tôi ngồi nguyên không nhúc nhích. Điều tôi cần làm chỉ là nhắm mắt, yên lặng và chờ điểm xuống.
Vậy mà tiếng nói của anh phụ lại vang lên lẩn thứ hai, và trong tôi lại tiếp tục tranh đấu: “Trời ơi! Hãy tưởng tượng nếu có một ngày, ông bà của cậu – cũng già yếu thế kia – bước lên xe buýt nhưng không một ai chịu nhường ghế. Cậu thấy thế nào?”. Đột nhiên, tôi giật mình mở mắt vì nghe tiếng anh phụ xe hướng về phía mình
-Em gái áo xanh ơi, điện thoại rơi kìa!
Theo phản xạ, tôi vội nhìn xuống chần và tìm điện thoại nhưng không thấy đâu. Thì ra, biết tôi vờ ngủ nên anh trêu đùa để tôi không thể im lặng được nữa. Chỉ ít phút bị “bại lộ” mà tôi thấy thời gian như ngừng trôi, dài đằng đẵng và nặng trĩu. Tôi xấu hổ với tất cả mọi người, nhất là với cụ già có vẻ ngoài đau yếu đang đứng bám vào chiếc cột sắt trên xe. Nhìn xung quanh, những ghế được ngồi phần nhiều đểu là các cụ già và trẻ nhỏ, trừ hàng ghế cuối xe là thanh niên vẫn ngồi vì rất xóc. Tôi bối rối đứng dậy nhường ghế trong lời nhắc nhở nhẹ nhàng của anh phụ xe:
-Thì ra là giả vờ ngủ. Nào nào, học sinh gì mà không ý thức gì hết. Đứng lên nhường ghế cho cụ đi, nhà em ở gần đây còn gì, chỉ hai trạm nữa là đến rồi, đứng một tí thôi.
Mặt tôi lúc ấy chắc phải đỏ như mặt trời vì xấu hổ. Tôi không chờ đến trạm mà vội vã xuống ngay điểm dừng tiếp theo. Ngày hôm ấy, tôi đã đi bộ gẩn một cây số để về nhà, tôi thấy mình không thể, không dám và không còn mặt mũi nào để đi trên chiếc xe ấy vào ngày mai. Có thể mọi người sẽ chỉ nhìn tôi chốc lát, đôi khi là bàn tán vài câu. Với những người cùng đi trên chuyến xe, với bác tài, anh phụ xe và có thể với cụ già hôm ấy, thái độ và hành động của tôi chỉ là một điều khiếm nhã nhỏ nhặt mà họ sẽ quên trong một vài câu chuyện phiếm. Nhưng đối với tôi, đó thực sự là một cuộc chiến nội tâm và một bài học đáng nhớ. Đó là trận chiến có thật, không khói lửa súng đạn, nhưng nhiều ngày sau đó, tôi vẫn luôn suy nghĩ vê’ cách ứng xử
Từ sau sự việc ngày hôm ấy, tôi bắt đẩu chú ý điều chỉnh cách ứng xử với mọi người và quan tầm hơn đến gia đình, thầy cô và bạn bè. Cũng từ đó, bác tài và anh phụ xe của tuyến xe buýt số 31 thường thấy một cô bé mặc áo đổng phục màu xanh rất hay đứng dậy nhường ghế cho các cụ già và em nhỏ. Không chỉ sau mỗi lần đứng dậy nhường ghế cho người khác, mà bất kì lúc nào làm được điều gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của mình, tôi đều cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn!
Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:
* Dàn ý:
1. MB:
- Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm
- Đoạn trích đã cho ta thấy diễn biến tâm trạng xót xa đau đớn của Thúy Kiều.
2. TB:
- ThúyThúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
+ Kiều nhờ cậy Vân, lời nhờ cậy có sắc thái khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa). Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy, vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.
+ Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ.
Cách nói của Kiều thể hiện sự thông minh khôn khéo, qua đó thể hiện tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du.
+ Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu – để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này: Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lí trí và tình cảm. Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình.
- Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên
+ Dự cảm về cái chết cứ trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều ; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn,Kiều hướng về người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.
+ Từ chỗ nói với em Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
=> Với nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến nội tâm nhân vật và ngôn ngữ độc thoại sinh động, đoạn trích Trao duyên đã ánh lên vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ và sự hy sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
3. KB:
- Bi kịch tình yêu bất hạnh của Thúy Kiều
* Bài làm:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Sinh thời ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng nổi bật nhất vẫn là "Truyện Kiều". Đoạn trích "Trao Duyên" trích trong "Truyện Kiều" đã thể hiện rõ nét diễn biến tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân
Nỗi oan khiên bỗng đâu ập xuống gia đình, giáng họa lên đầu mọi người, không trừ một ai. Nhưng dường như Kiều muốn một mình hứng chịu tất cả. Tự nguyện bán mình chuộc cha, đêm trước nàng đã trải qua một cuộc giằng xé âm thầm giữa một bên là mối tình đầu biết bao hứa hẹn và một bên là bổn phận làm con đối với ơn sinh thành. Cuối cùng những dằn vặt day dứt đã hết sau khi đã quyết chọn một con đường. Nào ngờ, đó mới chỉ là khởi đầu, dạo đầu. Hôm trước, là chữ Tình và chữ Hiếu, nó có phần chóng vánh. Còn hôm nay, là giằng xé giữa chữ Tình và chữ Duyên, nó mới thực sự bi kịch, vĩnh viễn đau thương. Nỗi đau đớn đứt ruột trong tâm trạng Kiều hôm nay là sự tiếp tục của đêm trước. Bởi, đã xác định vì chữ Hiếu thì phải làm nốt phần việc còn lại là trao duyên cho người khác.
Hôm qua là sự chọn lựa trong nhận thức, hôm nay mới chính thức mất mát trong tình cảm. Giá Kiều không phải là người tận tình, tận tâm; giá nàng hời hợt đơn giản hơn một chút thôi, chắc nàng không lâm vào bi kịch, không rơi vào đau đớn đến thế. Đằng này duyên thì đã trao mà Tình càng thêm nặng! Thậm chí, chính lúc mất Kim Trọng này lại thấy yêu, thấy gắn bó với chàng Kim hơn bao giờ hết. Vì thế, mỗi lời nàng nói, mỗi việc nàng làm trong cái lúc trao duyên này đều như đứt từng khúc ruột. Chẳng biết Nguyễn Du đã hoá thành người trong cuộc sâu sắc như thế nào mà thấu được mọi lẽ nhường ấy. Thi hào mới thấy tường tận Tình và Hiếu chỉ là đầu mối, là cái phần bên trên, còn ở bề sâu, cái phần nhức buốt chính là Tình và Duyên. Cảnh trao duyên. Là giằng xé của bi kịch ấy.
Trao duyên được mở đầu bằng hai câu thơ mà khi nói về vẻ đẹp của ngôn ngữ Truyện Kiều ít ai không nói đến. Nó giản đơn như những lời nói thông thường mà chân xác như mọi câu thơ hàm xúc nhất.
Đúng là trọng lượng của câu thơ rời vào bốn chữ cậy, chịu, lạy, thưa. Người ta không thể thay các chữ kia bằng bất cứ chữ nào khác. Tôi muốn nói thêm rằng: 4 chữ ấy mang đậm cái bi kịch của nàng Kiều. Với bốn chữ kia, vị thế của hai chị em Thuý Kiều đã thay đổi, đảo lộn. vẫn xưng hô là chị em, mà thực tình trong đó là quan hệ giữa một ân nhân và một kẻ chịu ơn. Bốn chữ ấy đều là lời của kẻ dưới đang nói khó với người trên. Chị thành kẻ lép vế phải cậy cục luỵ phiền, em thành người ban ơn. Để báo đáp ân tình trong muôn một cho chàng Kim, Kiều đã phải nhún mình hạ minh, đến thế! Nhưng trong cái cử chỉ tội nghiệp kia, ta thấy tất cả sự cao khiết của một tấm lòng, một phẩm cách. Rồi nàng kể, nàng giãi bày thật nhanh, thật rõ ràng ngành ngọn cho Vân hiểu vi sao mình phải lựa chọn cách này. Trong lời lẽ có phần khôn ngoan của Thuý Kiều cứ thấy lộ ra cái vẻ lo âu. Dường như Kiều phải cố gắng thuyết phục hết lời, tận tình để cho em vì mình mà không thể thoái thác. Nàng đã viện đến cả cái chết để lời cậy nhờ nặng như lời uỷ thác.
Nhưng ngẫm mà xem, Kiều đâu phải dùng cái chết như một nghệ thuật thuyết phục! Trong suốt đoạn trao duyên này và cả trước đó nữa, nàng luôn nghĩ đến cái chết như một kế cục u ám. Trong hoàn cảnh này, đời đã đến thế này, có còn gì để tha thiết nữa đâu, vô nghĩa hết cả rồi, người ra đâu còn muốn sống nữa! Càng yêu đời lại càng không muốn sống.
Đoạn Trao duyên phải là một cuộc chuyện trò, nhưng rồi lại diễn ra như một màn dộc thoại. Thuý Vân hầu như không lên tiếng. Nàng im lặng chịu lời. Và thế là Kiều phải làm nốt cái phần việc cuối cùng và khó khăn nhất: trao lại kỷ vật cho Vân. Hôm qua nghĩ đến việc hi sinh mối tình, Kiều đã nghĩ đến việc mất Kim Trọng. Và vừa rồi trong lúc lựa lời thuyết phục em gái, cảm giác mất mát ấy có đến gần hơn. Nhưng có lẽ phải lúc này đây nó mới thực sự choáng ngợp tâm hồn nàng. Còn giữ kỉ vật, ít nhiều người ta vẫn có cái ảo giác người yêu vẫn còn là của mình, vẫn trong mình. Chỉ đến khi tự tay cầm kỉ vật trao đi, người ta mới thật rơi vào hẫng hụt. Bắt đầu từ giây phút này đây, cùng với kỉ vật này đây, chàng Kim sẽ vĩnh viễn thuộc về người khác! Câu thơ như một nỗi nghẹn ngào.
Quả là, hai chữ của chung chất chứa bao đau xót. Kỉ vật tình yêu chỉ thiêng liêng khi nó là tín vật, là nhân chứng thầm kín của riêng hai người thôi. Còn bây giờ, từ bây giờ, nó đã thành của chung! Nhưng câu thơ còn giấu trong nhịp điệu của nó một nỗi đau sâu kín của nàng Kiều. Hai chữ này như dằn lòng, như dang dở. Lý trí đã quyết định trao duyên, trao kỷ vật. Song tình cảm vẫn cố trì hoãn, níu giữ. Vì thế mà cái động thái trao kia cứ dùng dằng. Kỷ vật lìa khỏi tay người như cũng vật vã không yên. Cố dằn lòng mà không thể cầm lòng!
Người giản đơn có thế nghĩ trung đại không phức tạp đến thê. Nhưng cho dù thời nào thì bản chất tình yêu vẫn không thế chia sẻ! Trái tim yêu thời nào có lẽ cũng đau như vậy thôi. Trao kỉ vật cho Thuý Vân và dặn dò em, nhưng có lẽ qua Thuý Vân, Kiều muốn dặn dò Kim Trọng. Lời nàng lâm li, tức tưởi. Nỗi đau trong lòng cứ quặn lên mãi. Kiều nhìn khắp lượt những đồ vật thân yêu, những chứng nhân lặng lẽ trong những giây phút nồng nàn hạnh phúc của mình với Kim Trọng: Chiếc thoa với bức tờ mây, phím đàn với mảnh hương nguyền, lò hương ấy, tơ phím này… Và hình dung, chỉ ngày mai thôi chúng sẽ lại chứng kiến những phút giây nồng nàn như thế của Kim Trọng với một người khác, cho dù người ấy có là em gái mình đi chăng nữa… cũng không thể chịu nổi. Nguyễn Du có lẽ đã hiểu thấu những tâm tư khuất lấp mà chân thực vô cùng ấy, cho nên đã viết những câu thật lắng đọng.
Có lẽ nhà thơ Vũ Cao đã có lý khi cho rằng cái câu Mai sau… nghe thật không đâu mà lại chính là câu thơ khó viết. Đã đành Kiều đang hình dung về mai sau, một cái mai sau rồi sẽ đến. Nhưng sao lại có hai cái tiếng dù có như một giả định về một việc khi xảy ra như vậy? Hai chữ dù có như bỗng nhói lên trong cái âm điệu xuôi chiều của câu thơ. Nó cho thấy lòng nàng không dễ nuôi yên, nàng không muốn có cái cảnh bao giờ trớ trêu ấy xảy ra. Tấm tình ấy đâu đã chịu tắt lửa lòng! Kiều hình dung mình sẽ chết rõ quá và tội quá! (chứ không còn chung chung ngậm cười chín suối như ở phần trên!) Mối tình sâu nặng với Kim Trọng nàng vẫn cứ mang theo như khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan. Vì sự thiết tha ấy oan hồn của nàng còn trở về dương thế! Thậm chí nàng còn hình dung rõ mồn một mình sẽ về trong gió trong cây cỏ thế nào. Hai chữ hiu hiu nghe mà gai người. Người ta như thấy trong đó cả sự hiển linh. Hai tiếng hiu hiu chấp chới giữa hai thế giới thực tại và hư vô, chập chờn giữa hai cõi thế: cõi âm và cõi dương! Kiều hi sinh tất cả, cho tất cả. về dương thế, nàng chỉ xin cho mình có một chén nước thôi. Một chút nhớ thương của người sống? Một chút tình cũ? Hay một chút duyên thừa? Chi một chén nước thôi, một chút thế thôi mà nàng đã thấy được an ủi, cảm thông nhiều lắm.Khi hình dung mình chết. Và Kiều còn thấy rõ là minh thác oan! Hai chữ thác oan có biết bao là tình là hận!
Những việc cần làm thì đã làm rồi. Sợi dây níu buộc đã cắt lìa rồi. Nhìn vào lòng mình, đời mình, bấy giờ Kiều mới thấy rõ mất mát để lại trong lòng cả một nỗi trống hoang, hụt hẫng. Nàng quên đi em Vân trước mặt, quay vào với nỗi đau trong lòng. Giờ đây với nàng, chỉ còn nỗi đau kia là hiện hữu, nỗi đau đang choáng ngập cả lòng nàng. Quên mất thực tại để chỉ chìm sâu vào trong lòng, đấy là lúc bi kịch đang dâng lên trầm trọng. Kiều như phân trần, thanh minh, tạ lỗỉ với chàng Kim. Mong muốn ở chàng một sự cảm thông, thấu hiểu.
Nghĩ về quá khứ muôn vàn ái ân mà đau. Nghĩ đến bây giờ một thực tại quá phũ phàng trâm gãy bình tan mà đau. Nghĩ đến mai sau…dạ đài khuất mặt khuất lời mà càng bội phần đau đớn. Tâm tư Kiều bị vây khốn, bị dim ngập giữa bao đau thương. Muôn vàn ái ân đã hoá thành muôn vàn đớn đau! Ngán ngẩm cho số kiếp đen bạc của mình, nàng cất lên cái tiếng than thân thăm thẳm cửa người đàn bà. Nàng sa vào mặc cảm phũ phàng. Mở đầu thì lạy em gái, bây giờ thì phải lạy cả người yêu. Nàng cứ thấy mình là kẻ bội tình và những mong được lượng thứ. Ta nghe trong đó tiếng vọng của những câu thơ mà Nguyễn Du đã bao lần kêu lên đầy thống khổ cho những thân phận đàn bà tài sắc:
Đau đớn thay phận đàn bà – Chém cha cái số hoa đào.
Và cuối cùng như oà lên, câu thơ không nói gì đến nước mắt, nhưng chúng ta biết lời Kiều đang vỡ ra trong nước mắt, nức nở cay cực. Hình như cái tố chất đặc thù của người nghệ sĩ chính là sự cảm thông. Khả năng cảm thông sâu sắc khiến cho người nghệ sĩ đã hoá thân thành người trong cuộc, nhập thân thành người trong cuộc đến từng thoáng gợn mơ hồ nhất của xúc cảm để nói lên những tiếng nói sâu xa kín khuất nhất của cỗi lòng. Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nguyễn Du đã hoá thành Thuý Kiều. Đến nỗi Thuý Kiều trao duyên mà ngỡ như chính Nguyễn Du đang đứt ruột trao duyên.
Lần sau viết rõ đề ra em nhé!
Ta có thể nhớ đến bài thơ ''Đồng chí'' của Chính Hữu
Những câu thơ:
''Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá, chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay''
...
Cảm ơn ạ đề đây ạ Phần I: Đọc hiểu :
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Lũ chúng tôi,
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi "một hai"
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài,
Lòng vẫn cười vui kháng chiến.
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm dao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.
Mái lều gianh,
Tiếng mõ đêm trường,
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya .
(“Nhớ” (1948)– Hồng Nguyên)
Câu 1. (1.0 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (1.0 điểm). Hình ảnh người lính thời kì đầu kháng chiến hiện lên như thế nào trong bài thơ trên?
Câu 3. (2.0 điểm). Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ “Mòn chân bên cối gạo canh khuya” và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
Câu 4. (2.0 điểm). Từ bài thơ trên, em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập 1), cũng viết về những người lính xuất thân từ những chàng trai nông dân áo vải lam lũ, nghèo khó trên khắp mọi miền đất nước ? Hãy chép lại những câu thơ đó?
Có nhiều lúc chúng ta tự hỏi như thế nào mới gọi là trưởng thành? Làm sao để nhanh chóng trưởng thành.Phải chăng cứ ở cái tuổi vượt ngưỡng 18 là ta đã trưởng thành?Không hẳn vậy. Bởi lẽ đó chỉ là sự phát triển của thể xác. Còn người thầy nào tốt hơn để chỉ cho ta cách trưởng thành ngoài chính cuộc sống này. Chỉ có khi vấp ngã ta mới tự biết cách đứng lên và rút kinh nghiệm cho chính mình.
Người ta “trưởng thành”, tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình, rồi những thành công hay thất bại đều tự mình đón nhận. Có những sự thất bại nặng nề làm con người hụt hẫng, suy sụp nhưng khi ta đã “trưởng thành”, ta phải tự mình nhận về những nỗi buồn của riêng mình. “Trưởng thành” để ta hiểu rằng không có một điều gì có thể dễ dàng như mình mong muốn, cuộc sống là những khó khăn, thử thách, muốn đạt được những điều mong muốn phải cố gắng rất nhiều, cuộc sống không là một món quà tặng mà nó là sự cố gắng hết mình để nhận lấy.
Đời cho ta bao nhiêu lần thăng hoa, thì cũng không thiếu những lần vấp ngã. Thật vậy, từ thuở chập chững bước đi tới khi lên giảng đường, rong ruổi bên bè bạn, chẳng ai không va vấp, và ngã đau đôi lần. Những năm thiếu thời ấy, vấp ngã đơn giản là va phải cục đá, là lỡ một nhịp bước khi nhảy dây, đá cầu…Ta thường vấp ngã khi còn nhỏ chập chững biết đi… hay lúc chạy nhảy, rong chơi cùng bè bạn.Nhưng càng lớn, càng bước đi nhiều trên đường đời, ta càng vấp ngã nhiều hơn. “Cú ngã” tuổi trưởng thành đôi khi chẳng có chút trầy da, xước thịt như thuở còn thơ. Thế mà lại đau gấp vạn lần, khiến ta ngã quỵ, những tưởng chẳng thể bước tiếp.Đó có thể là lần trượt đại học – một bước đường đời những tưởng trải đầy hoài bão, lại đóng sập ngay trước mắt ta!Hay là lần đầu ta bước về phía một người, với trái tim yêu nồng nàn cháy bỏng, mà người lại cất bước ra đi…Trong phút tuyệt vọng tột cùng ấy, bạn chợt thấy cuộc đời rõ là một màu đen tối? Bạn muốn ngồi mãi đó, khóc thật nhiều trên thất bại của mình? Bạn muốn vùi mình trên chiếc giường êm ấm, chẳng bao giờ muốn đứng dậy?Làm sao phải bước tiếp, khi đường đời dường như chỉ toàn những “chông gai”?
Phải chăng người ta chỉ muốn có được mà không muốn mất đi? Nhưng những thành tựu chẳng bao giờ đến một cách dễ dàng. Nếu bạn mong muốn mình trở nên trưởng thành hơn,có một cuộc sống màu hồng, có lẽ bạn nên học lại cách phân biệt màu sắc bằng sự vấp ngã.Bởi không có con đường nào luôn trải sẵn đầy hoa hồng chờ chúng ta thu lượm mà đâu đó vẫn còn ẩn hiện những chiếc gai sắc nhọn.Những sai lầm thất bại luôn khiến bạn day dứt hay tự dày vò bản thân, nó là thế đấy làm con người buồn nhưng rồi cũng bất chợt vui. Hãy chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày càng hoàn thiện. Con người càng gặp nhiều khó khăn càng vững vàng, biết đứng dậy sau vấp ngã thì càng có nhiều trải nghiệm với thành công. Những trải nghiệm chính là những bài học thành công mà không ai có thể dạy cho ta. Đừng phó thác cho số phận chuyện gì đến sẽ đến, điều đó chỉ làm bạn ngày càng thất bại. Thất bại khi từ bỏ cố gắng, chỉ có người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại.
Vấp ngã là quy luật cuộc sống mà hầu như ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng biết cách vượt qua…Có những con người không bao giờ trưởng thành được bởi lẽ họ luôn được sống trong sự chở che,bao bọc của gia đình,không bao giờ phải đối mặt với khó khăn,thử thách.Chính vì vậy khi gặp thất bại họ sợ hãi,lùi bước,bi quan.Họ đâu biết rằng bản thân mình không có ý chí đã tự nhận lấy sự thất bại đáng xấu hổ nhất.Ý chí-dù hời hợt đã là không tốt nhưng phó mặc số phận cho cuộc đời,không chịu nỗ lực còn đáng phê phán hơn.Một số bạn trẻ ngày nay lao vào những cuộc “đỏ đen”,sử dụng thuốc lắc,ma tuý,…để thể hiện mình là người lớn,có đẳng cấp.Liệu tương lai của họ sẽ ra sao ,sẽ đi đâu về đâu?Đó hẳn là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở khi chính những thanh niên ấy lại là một phần tương lai của đất nước.Những hành động đó không chỉ làm mất đi cuộc sống của chính họ mà còn làm xấu đi hình ảnh của đất nước và phụ công lao của thế hệ đi trước.
Vấp ngã, thất bại sẽ là người giáo viên tốt nhất dạy ta những bài học cần thiết trong cuộc sống. Một khi bạn thực sự để tâm vào bài học sau mỗi lần vấp ngã này, bạn có thể học được rất nhiều điều quý giá từ chính trải nghiệm của mình. Cuộc sống là do bạn lựa chọn. Thành công là do bạn đúc kết được từ những vấp ngã, thất bại… Bạn sẽ đi qua những con đường, bước qua những bậc thang mà chả có giáo trình nào dạy, chỉ có tự ngã, bị xô ngã, hoặc suýt ngã, mới nhận ra, đằng sau chính nó là những bài học, những thành công đầu đời của bản thân. Một mũi tên muốn lao đến đích trước khi về phía trước thì nó phải kéo về phía sau lấy sức tiến lên. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, những lúc ta vấp ngã sai lầm thất bại là lúc chuẩn bị tinh thần động lực về phía trước. Người tài giỏi cũng có lần vấp ngã nhưng quan trọng là họ biết đứng dậy từ sai lầm của mình, biết thận trọng hơn trong công việc để không phải vấp ngã nữa.
“Vấp ngã không phải là thất bại mà là dừng lại cho đỡ mỏi chân”. Bạn và tôi chắc chắn cũng có những lúc phải bỏ cuộc trong cuộc sống, sự khó khăn tiếp nói và không lối thoát, có những lúc tưởng chừng là bế tắc nhưng rồi mọi thứ đều trôi qua một cách êm đềm như cánh diều bay. Mọi nỗ lực của chúng ta và những vấp ngã ngày hôm nay lại mang đến cho chúng ta một bài học, một kinh nghiệm quý giá giúp chúng ta trưởng thành hơn.Vậy tại sao ta không vui vẻ chấp nhận và vượt qua mà cứ phải sống trong sự đau khổ, trách than số phận hẩm hiu? Trước thất bại hãy thay đổi hình ảnh tiêu cực bằng những thứ tích cực hơn, bình tĩnh tìm ra nguyên nhân sai lầm chuẩn bị một hành trình mới chông gai.Tuổi trẻ nếu không có những lần vấp ngã, ta sao có thể trưởng thành. Tuổi trẻ nếu không có những chông chênh thì cuộc sống sẽ mãi bình lặng, đâu còn ý nghĩa gì?Vì thế ta phải luôn mạnh mẽ, kiên cường để bước tiếp, đừng vì những khó khăn "nhỏ nhoi" mà dừng bước và đừng bao giờ để những ước mơ,khát vọng trong bạn vụt tắt.
bạn kể về làm việc tốt như giúp đỡ bà cụ qua đường, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất,... hoặc giúp đỡ em bé nghèo sau đó rút ra bài học về tình yêu thương