Trong cuộc sống, có khi nào vì không suy nghĩ kĩ trước khi làm mộ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2022

Tuổi thơ bồng bột nông nổi đã để lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm và cũng là những lần phạm lỗi rất ngây thơ và đáng nhớ, bởi chúng ta luôn nghĩ người lớn không biết nhưng thực tế chỉ cần liếc sơ họ đã biết chúng ta làm sai rồi. Bản thân tôi cũng đã từng như thế, tôi đã từng phạm phải một lỗi mà đến giờ nghĩ lại thấy bản thân sao ấu trĩ và trẻ con thế.

Em là một học sinh giỏi tiêu biểu của lớp, cũng là liên đội trưởng của trường. Em luôn chăm chỉ học hành, làm bài đầy đủ, chuẩn bị bài lên lớp. Thế nhưng cũng có lần em đã bỏ quên làm bài về nhà để đi chơi.

Hôm đó là thứ Hai lại đúng vào ngày rằm trung thu, em có rất nhiều bài về nhà cần hoàn thành. Mẹ nói buổi chiều em hãy làm bài để tối đi chơi trung thu nhưng em lại muốn ngủ, em dự tính để tối sẽ làm tất cả các bài về nhà. Thế nhưng đến tối khi ăn cơm xong, nghe tiếng trống thùng thình cùng đoàn múa lân rầm rộ ngoài ngõ em liền muốn lao ra đường thật nhanh để cùng đi rước đèn. Em đã có một đêm đi rước đèn trung thu thật vui và mệt, về đến nhà em liền đi ngủ mà không nghĩ gì đến bài về nhà.

Sáng hôm sau, em đến lớp hào hứng kể chuyện cho các bạn nghe về hội trung thu ở xóm em. Đến khi thầy cô giáo kiểm tra bài về nhà em mới sực nhớ ra là mình chưa làm một bài nào cả. Giây phút đó em cảm thấy rất xấu hổ, tự trách bản thân đã mải chơi quên học, nếu như em nghe lời mẹ làm bài từ chiều thì đã không xảy ra sự việc này.

Từ đó trở đi em luôn nhắc nhở bản thân phải đặt việc học lên trên việc chơi. Nếu muốn được chơi thì phải hoàn thành việc học. Chúng ta có thể hoãn việc chơi chứ không thể hoãn việc học, bởi như vậy sẽ bị thụt lùi so với các bạn.

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
14 tháng 7 2021

Câu a. thì                                                                                                                                                                                                            Câu b. nào,thì                                                                                                                                                                                                      Câu c .bao nhiêu , bấy nhiêu                                                                                                                                                                               Câu d. càng , càng

 1. “Bức tranh của em gái tôi” là của tác giả nào?A. Đoàn Giỏi.B. Tạ Duy Anh.C. Đào Duy Anh.D. Nguyễn Tuân.2. “Bức tranh của em gái tôi” thuộc thể loại nào?A. Truyện dài.B. Tiểu thuyết.C. Truyện ngắn.D. Hồi kí.3. Câu nào dưới đây nói về truyện “Bức tranh của em gái tôi”?A. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong.B. Là truyện...
Đọc tiếp

 

1. “Bức tranh của em gái tôi” là của tác giả nào?

A. Đoàn Giỏi.

B. Tạ Duy Anh.

C. Đào Duy Anh.

D. Nguyễn Tuân.

2. “Bức tranh của em gái tôi” thuộc thể loại nào?

A. Truyện dài.

B. Tiểu thuyết.

C. Truyện ngắn.

D. Hồi kí.

3. Câu nào dưới đây nói về truyện “Bức tranh của em gái tôi”?

A. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong.

B. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Khăn quàng đỏ.

C. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Nhi đồng.

D. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Hoa học trò.

4. Nhân vật chính trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” là ai?

A. Người anh trai.

B. Người mẹ.

C. Chú Tiến Lê.

D. Bé Kiều Phương.

5. Nhân vật chính trong truyện có tài gì?

A. Hội họa.

B. Diễn xuất.

C. Chơi nhạc.

D. Ca hát.

6. Câu chuyện được kể lại theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Ngôi thứ tư.

7. Kiều Phương trong đoạn trích là người như thế nào?

A. Có tính ích kỉ, thường xuyên ganh đua với người anh.

B. Có tính siêng năng, chăm chỉ, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ.

C. Có tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu.

D. Lười biếng, suốt ngày chỉ biết chơi bời lêu lổng.

8. Nội dung Kiều Phương thể hiện trong bức tranh tham gia trại thi vẽ quốc tế là gì?

A. Cha mẹ và những người thân trong gia đình.

B. Góc học tập của em.

C. Ngôi trường mà em đang theo học.

D. Người anh trai.

9. Thái độ của người anh trai thế nào khi nhận ra nội dung trong bức tranh của em gái?

A. Từ ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

B. Cảm thấy hãnh diện và tự hào vì có một người em gái tài giỏi.

C. Cảm thấy buồn vì mình thua em gái.

D. Lòng tức giận lại dâng trào vì thành tích của em gái.

10. Người anh trai đã gọi những gì trong bức tranh là:

A. Tài năng của người em gái.

B. Tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.

C. Những gì đẹp nhất trên đời này.

 

D. Chính bản thân người anh trai.

10
25 tháng 3 2020

Chọn B. Tạ Duy Anh

25 tháng 3 2020

"BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI" của tác giả:

          A. ĐOÀN GIỎI

:

C1:văn bản bài học đường đời đầu tiên.Của Tô Hoài

C2:Tả dế mèn

9 tháng 12 2021

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống. Một trong những truyền thống quý giá đó là lòng yêu nước. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước - thứ tình cảm mà bất cứ con người nào cũng cần phải có. Nhờ có tình yêu đó, dân tộc ta đã vượt qua những khó khăn. Trong quá khứ là các cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ của đất nước. Nhiều người con đã ngã xuống vì tinh thần: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đến với thời điểm hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước lại được thể hiện ở phương diện khác. Mỗi người khi tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Bên cạnh đó, không ít người sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Đó là những hành động đáng phê phán và tránh xa. Chúng ta - những con người Việt Nam hãy luôn dặn lòng phải giữ cho mình một tình yêu dành cho quê hương, đất nước.

BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:      “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình...
Đọc tiếp

BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

     “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình chốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc. Và nhìn xem! Bạn thấy không, cách đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì. Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả. Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng. Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thích tiếng gió trên đồng lúa mì...”

                                           (Trích Hoàng tử bé, Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri)

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Từ “đơn điệu” trong đoạn văn trên thuộc loại từ gì? Giải thích nghĩa của từ này.

Câu 3. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”.

Câu 4. Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp. Hãy viết một đoạn văn từ 5- 7 câu.

2
28 tháng 2 2022

Câu 1: Cáo nói với Hoàng từ bé khi Hoàng tử bé đến Trái đất 

Câu 2: 

Đơn điệu: Vòng quay lặp đi lặp lại liên tục

Con cáo cảm thấy cuộc sống của mình thật đơn điệu vì cáo săn gà, con người săn cáo. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau.

Câu 3:

So sánh "ước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang" với "tiếng nhạc"

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh điều tuyệt đẹp mà Hoàng tử bé mang đến cho Cáo, giúp Cáo thấy được sự tươi đẹp và rộn ràng, háo hức với cuộc sống.

Câu 4:

Nếu được hoàng tử bé cảm hóa, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi: Vui tươi, rộn ràng, ý nghĩa và giá trị hơn. 

ý nghĩa của tình bạn được thể hiện ở chỗ ta sẽ đồng hành cùng bạn, làm bạn tốt hơn, vui hơn và thấy được hạnh phúc hơn. Chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của bạn, cùng bạn sẻ chia..

Câu 5:

Con cáo trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Cáo là con vật ngoài đời thì nguy hiểm nhưng nó lại thật gần gũi, thân thiện trong trang văn của Ăng toan đơ. Cáo đã trò chuyện với Hoàng tử bé như người bạn thân và tình bạn diệu kì giữa Hoàng tử bé và cáo nở rộ giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng giá trị của tình bạn. Cáo có khao khát được cảm hóa. Khao khát của cáo là khao khát đẹp, chân thành và cũng thật đáng trân trọng. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong Cáo trong cuộc nói chuyện với Hoàng tử bé. Nó không phải chú cáo độc ác hay sống một đời nhàm chán, lặp đi lặp lại. Nó có khao khát sự sống đẹp và ý nghĩa. Ở cáo, bạn đọc còn thấy được phần nào hình ảnh người bạn chân thành, dễ mến. 

28 tháng 2 2022

nhanh thế

18 tháng 3 2020

a) 2x - 138 = 23 . 32

    2x - 138 = 8 . 9

    2x - 138 = 72

    2x          = 72 + 138

    2x          = 210

    x             = 210 : 2

    x             = 105

b) 231 - ( x - 6 ) = 1339 : 13

     231 - ( x - 6 ) = 103

     x - 6               = 231 - 103

     x - 6               = 128

     x                    = 128 + 6

     x                    = 134

c) ( x + 1 ) + ( x + 2 ) + .... + ( x + 100 ) = 5750

( x + x + ... + x ) + ( 1 + 2 + ... + 100 ) = 5750

=> 100x + 5050= 5750

100x = 5750 - 5050 = 700

=> x = 700 : 100 = 7

11 tháng 12 2021
A nha bạn Chúc bạn học tốt Tích cho mình nha
11 tháng 12 2021
A nha bạn chúc bạn học và đạt thành tích tốt nhé
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi...
Đọc tiếp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

1
20 tháng 12 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm

Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.

Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.

Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.