Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai nào?
⇒ Lai đồng hợp.
*Phương pháp mà cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống được gọi là phép lai gì?
⇒ Lai kinh tế .
câu 1: vì sao sự tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hoá giống ? cho VD
Trong chọn giống, tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn & giao phối gần ở động vật sẽ làm tăng khả năng xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn gây hại -> thế hệ con sinh trưởng, phát triển kém, năng xuất giảm, xuất hiện dị dạng, quái thai,…
VD: Ở lúa mì: vụ đầu tiên thân cây cao, cứng, số lượng bông nhiều, hạt chắc. Vụ thứ 2, 3: thân cây lùn, yếu, số lượng bông ít, hạt lép nhiều, một số cây lá có màu trắng, nhiều cây bị chết.
Câu 2: nêu nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai? trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai?
- Nguyên nhân hiện tượng ưu thế lai: Khi lai hai dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp -> chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1
- Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng các phương pháp để tạo ưu thế lai là:
+ Lai khác dòng: Tạo hai dòng thuần chủng ( bằng cách tự thụ phấn ) rồi cho chúng giao phấn với nhau
+ Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới
1. Tự thụ phấn ở cây giao phấn là như thế nào?
- Tự thụ phấn ở cây giao phấn là hạt của cây rơi vào đầu nhụy của hoa của chính cây đó. Xảy ra ở hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng 1 lúc.
Cho VD. Chanh, cam,
Giao phối gần hay giao phối cận huyết là gì?
Giao phối gần (giao phối cận huyết) là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
1)trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích:củng cố và duy trì các tính trạng mong muốn ,tạo dòng thuần
2)Giao phối gần ( giao phối cận huyết ) là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. Đó là biểu hiện của thoái hóa giống
3)Lai kinh tế là : trường hợp lai giữa bố mẹ thuần chủng khác về kiểu gen nhằm thu được F1 biểu hiện ưu thế lai rôi dùng làm sản phẩm chứ không dùng F1 làm giống
vd: (con cái ) Lợn Ỉ Móng Cái x (con đực ) Đại Bạch
4) -ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn , sinh trưởng nhanh hơn ,phát triển manh hơn ,chống chịu tốt hơn ,các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ
-cơ sở di truyền : các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định . Khi là giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau , đặc biệt có các gen lặn biểu hiện một số đặc điểm xấu , ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện , gen trội át gen lặn , đặc tính xấu không được biểu hiện , vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn
5)
- Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp. kết hợp tỉa thưa cây, bón phân và tưới nước đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao.
- Đối với chăn nuôi: Khi đàn quá đông, nhu cầu về thức ăn, chỗ ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt.
6)- hỗ trợ khi : gặp điều kiện thuận lợi : nguồn ăn phong phú , nơi ở rộng rãi ,.. sinh vật có hiện tượng sống quần tụ làm số lượng cá thể tăng cao
-cạnh tranh khi : gặp điều kiện bất lợi , số lượng cá thể tăng quá cao , thiếu thức ăn , nơi ở chật chội , con đực trang giành con cái ,.. các cá thể cùng luoif cạnh tranh nhau gay gắt , dẫn tới một số cá thể yếu phải tách ra khỏi nhóm
a/ Cho 2 nòi thuần chủng lông đen, lông trắng lai với nhau thu được F1 toàn lông đen. => Lông đen là trội so với lông trắng.
Qui ước: Gen A: lông đen ; gen a: lông trắng.
Kiểu gen lông đen thuần chủng: AA
Kiểu gen của lông trắng: aa.
Sơ đồ lai:
P: AA (lông đen) x aa (lông trắng)
GP : A a
F1: 100% Aa (100% lông đen)
F1 x F1: Aa (lông đen) x Aa (lông đen)
GF1 : A;a A;a
F2: TLKG: 1AA:2Aa:1aa
TLKH: 3 lông đen : 1 lông trắng.
b) Cho F1 lai phân tích
PF1: Aa (lông đen) x aa( lông trắng)
GF1: A;a a
F2: TLKG: 1Aa:1aa
TLKH: 1 lông đen : 1 lông trắng.
Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai kinh tế
Đáp án cần chọn là: B