Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Từ "bổi hổi, bồi hồi" là từ láy. Từ này có nghĩa là "lòng dạ không yên" trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn .
- Tác giả sử dụng :
+ Biện pháp nói quá để nói về nỗi nhớ khiến cho tác giả đứng ngồi không yên.
+ Biện pháp so sánh : Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời như lửa với than -> Thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới.
=> Hai biện pháp này đã làm câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn, thể hiện được nỗi nhớ thương vô cùng, mong đợi một ngày trở về
* Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, chúng ta thường nói:
- Nói ngọt lọt đến xương. => ẨN DỤ CHUYỂN ĐỔI CẢM GIÁC
- Nói nặng quá. => ẨN DỤ CHUYỂN ĐỔI CẢM GIÁC
Ví dụ :
Ở bầu thì tròn , ở ống thì dài => Ẩn dụ phẩm chất
* Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh “rắn như thép, vững như đồng/ cao như núi, dài như sông/ chí ta lớn như biển Đông trước mặt”.
=> Tác dụng: Tác giả muốn khẳng định dân tộc ta “đi tới” với một khí thế ngất trời, vững chãi, một lực lượng hùng hậu và sức chiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí.
Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày chúng ta nói:
-Nói ngọt lọt đến sương => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
-Nói nặng quá => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
VD:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài => Ẩn dụ phẩm chất
Giọng hò nghe dịu ngọt => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Tìm và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau:
Ta đi tới trên dường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển đông trước mặt
Biện pháp so sánh: Rắn như thép, vững như đồng/Cao như núi,dài như sông/Chí ta lớn như biển đông trước mặt
Tác dụng: Tác giả muốn khẳng định dân tộc ta ''đi tới'' với 1 khí thế ngất trời, vững chãi, 1 lực lượng hùng hậu và sức chiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí
- Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
- Biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang, hoa xoan nhớ nhung.
- So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích:
- Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
- Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
- Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
- Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
cau 1: Câu hỏi của Hoàng thị hà - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến
cau 2 :
Làm rõ nội dung đoạn thơ
=> Đoạn thơ thể hiện tình cảm lo lắng cho dân,cho nước và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
2. Làm rõ nội dung đoạn thơ qua 3 tác phẩm:
a. Tâm trạng lo lắng trăn trở cho vận mệnh đất nước, cho cuộc sống của người dân
- Nhiều đêm không ngủ để suy nghĩ việc nước:
"Lặng yên bên bếp lửaVẻ mặt Bác trầm ngâm""Bác vẫn ngồi đinh ninhChòm râu im phăng phắc"
=> Các từ láy gợi lên hình ảnh Bác trong đêm khuya ngồi một mình đang lặng lẽ tập trung cao độ để suy nghĩ về việc nước.
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
=> Nghệ thuật so sánh khắc hoạ hình ảnh Bác nhiều đêm trằn trọc không ngủ vì vận mệnh của nước nhà.
"Giữa dòng bàn bạc việc quân"
=> Hình ảnh thơ vừa đẹp, lãng mạn khắc hoạ hình ảnh Bác vừa mang tâm hồn thi sĩ, vừa mang cốt cách chiến sĩ. Giữa bức tranh nên thơ đầy ắp ánh trăng Bác và các cán bộ đang bàn việc nước. Câu thơ toát lên một phong thái ung dung lạc quan của Bác.
- Lo lắng cho cuộc sống của người dân:
"Bác thương đoàn dân công..........................................Làm sao cho khỏi ướt."
"Người cha mái tóc bạc......................................Bác nhón chân nhẹ nhàng."
=> Hình ảnh Bác hiện lên lo lắng cho từng giấc ngủ của đoàn dân công, đi dém chăn cho từng chiến sĩ... Những câu thơ mang tính hiện thực gợi lên hình ảnh Bác cao cả với tấm lòng yêu thương mênh mông, gần gũi như người cha.
b. Tình yêu thiên nhiên tha thiết:
Tình yêu trăng:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Hai câu thơ như một bức tranh quả đúng thật là "thi trung hữu hoạ". ánh trăng lồng vào lá cổ thụ tạo nên những mảng tối đậm nhạt, đen, trắng ... gợi nên cảnh chập chùng nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Nghệ thuật điệp từ tạo nên một bức tranh hoà hợp, quấn quýt, ấm áp.
=> Với những chi tiết, hình ảnh chọn lọc, đặc biệt việc sử dụng ba từ "xuân" trong một câu thơ tác giả đã cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên đầy sắc xuân lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh sáng... Dù bận trăm công ngàn việc song lúc nào Bác vẫn dành cho trăng một tình cảm đậm sâu tha thiết. Các câu thơ giúp ta hiểu thêm những rung động nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp và tâm hồn thanh cao trong sáng của Bác.
Câu 1 :
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn:
+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ:
Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.
So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích:
+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
* Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam
a. Câu đặc biệt: Mưa xuân
b. Có. Đại từ là ngọn Ba Vì
c. Phép tu từ: nhân hoá
Tác dụng: tăng thêm sự sinh động cho mưa xuân
Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hoá, hình tượng hoá, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thuỷ triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ”, đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi” thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Biện pháp: so sánh, nhân hóa
Tăng sức gợi hình gợi cảm, làm cho ta thấy mùa xuân là thứ gì đó rất gần gũi và quen thuộc.
a) Từ "bổi hổi, bồi hồi" là từ láy. Từ này có nghĩa là "lòng dạ không yên" trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn
b)
- Biện pháp so sánh được sử dụng nhiều trong ca dao, tạo nên hai vế, cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Biện pháp so sánh tu từ giúp cho việc nhận thức đặc điểm các sự vật, hiện tượng, khắc hoạ một cách cụ thể các trạng thái tình cảm trừu tượng, khó đong đếm, khó diễn đạt như các trạng thái nhớ, thương yêu, giận hờn, trách móc : + Nhớ ai bổi hổi bồi hồi, Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.a) Từ bổi hổi, bồi hồi là từ láy toàn bộ.
b) Từ này có nghĩa là 'lòng dạ không yên' trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn.
c) Biện pháp so sánh: Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời là lửa với than -> Thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới.
=> Làm cho câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn, thể hiện được nỗi nhớ thương, mong đợi của tác giả.