K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

1)

- Đoạn văn kể theo cách tự sự, điểm nhìn trần thuật rơi vào nhân vật Phương Định - nhân vật chính.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đã cho là tự sự.

2)

- Thành phần khởi ngữ trong câu văn in đậm là "Còn mắt tôi".

- Tác dụng của khởi ngữ trên là: (mình triển khai ý cho bạn nhé)

+ bổ sung cho lời nói của các anh chiến sĩ lái xe và làm câu văn giàu ý nghĩa hơn

+ nhấn mạnh và làm nổi bật cái nhìn xa xăm từ đôi mắt Phương Định và đôi mắt sâu của cô

+ cho thấy rằng mặc cho phải sống và chiến đấu trên trọng điểm của một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa và gian khổ, hiểm nguy, gần kề cái chết, Phương Định vẫn có những ước mơ và khao khát, hoài bão, suy nghĩ "xa xăm" về tương lai cũng như thực tại

+ Qua đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng tỏ sự yêu đời, lạc quan và vô tư, hồn nhiên của Phương Định, thứ là tiêu biểu cho những vẻ đẹp phẩm chất không phai mờ nơi thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ

3)

Qua đoạn văn, em thấy được nét đẹp vô tư, trong sáng, hồn nhiên, nữ tính đầy kiêu hãnh nơi nhân vật Phương Định:

- Về hình thức bên ngoài, Phương Định tự hào nhận mình là "một cô gái khá" với "hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn". Phương Định cũng vô cùng kiêu hãnh với đôi mắt, cửa sổ tâm hồn sâu rộng của mình, "thích ngắm mắt mình trong gương".

=> Phương Định vô cùng nữ tính, tự tin với những nét duyên dáng của con gái Hà Nội thanh lịch, văn minh. Cô luôn tự hào về điều đó.

- Phương Định có nét cá tính, tâm lí kiêu ngầm rất nữ tính. Được các anh lái xe khen, cô cũng nghĩ thầm "xa đến đâu mặc kệ", tuy vậy khi ra chiến trường, phải đối mặt với những thử thách, cô vẫn quan tâm, biết nghĩ cho người khác và hơn hết sâu trong tâm vẫn luôn khâm phục những anh chiến sĩ, người đội mũ cối xanh có đính ngôi sao vàng.

- Dẫu cho phải sống và chiến đấu nơi cao điểm của một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi bị bom Mỹ đánh phá ác liệt nhất, cô vẫn mang những nét nữ tính, trong sáng và mơ mộng riêng của bản thân. Chiến trường đầy hiểm nguy, gian khổ và đau đớn đã tôi luyện nét đẹp nữ tính, mơ mộng, trong sáng ấy của cô gái thành niềm kiêu hãnh để tiến lên chiến đấu anh dũng và chiến thắng quân địch.

=> Qua nhân vật Phương Định, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng lên những vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn cũng như ngoại hình nhân vật Phương Định, người là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ, giành lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc năm xưa.

24 tháng 7 2017

Chọn đáp án: A.

31 tháng 8 2019

Khởi ngữ: Còn mắt tôi

Có thể viết lại câu: Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"

14 tháng 4 2021

a. Thành phần phụ chú

b. Thành phần cảm thán

c. Thành phần phụ chú

d. Thành phần cảm thán

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
30 tháng 4

Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc, phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa và truyền thống của mỗi quốc gia. Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc không chỉ là bảo vệ sự phong phú, đa dạng của từ vựng mà còn là một cách duy trì bản sắc và truyền thống dân tộc. Khi xã hội phát triển, ngôn ngữ không thể tránh khỏi những ảnh hưởng từ ngoại lai, đặc biệt là tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều từ ngữ nước ngoài, chúng ta dễ dàng làm suy yếu ngôn ngữ mẹ đẻ, khiến cho thế hệ trẻ không hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa của từ ngữ trong tiếng Việt. Vì vậy, mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng Việt trong sáng, đúng đắn trong giao tiếp hằng ngày. Các cơ quan, trường học cũng cần có những hoạt động khuyến khích học và sử dụng tiếng Việt, đồng thời bảo vệ những giá trị tinh hoa của ngôn ngữ, tránh tình trạng lai tạp, làm nghèo ngôn ngữ. Khi chúng ta giữ gìn tiếng Việt, chính là bảo vệ một phần không thể thiếu của di sản văn hóa dân tộc.


Câu 2: Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân"

Bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của Phạm Văn Tình là một tác phẩm thể hiện tình yêu sâu sắc đối với tiếng Việt, đồng thời cũng là lời nhắc nhở về việc bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Nội dung bài thơ được thể hiện qua hình ảnh tiếng Việt từ quá khứ đến hiện tại, luôn gắn liền với những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Bài thơ mở đầu bằng cách khắc họa sự trường tồn của tiếng Việt từ những ngày đầu dựng nước, qua những hình ảnh mang đậm dấu ấn lịch sử như "mang gươm mở cõi dựng kinh thành", "vó ngựa hãm Cổ Loa". Tiếng Việt đã đồng hành cùng dân tộc qua bao thế hệ, từ những trận chiến oai hùng đến những giai thoại văn học như bài Hịch, hay những tác phẩm bất hủ như "Truyện Kiều". Tác giả không chỉ nhắc lại những hình ảnh của quá khứ mà còn gợi nhớ về những giá trị văn hóa lâu dài, xuyên suốt của tiếng Việt trong việc truyền bá những lời dạy của Bác Hồ.

Đến phần giữa bài, tiếng Việt được miêu tả như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân, là "tiếng mẹ", "tiếng em thơ", là âm thanh của những lời ru, câu hát dân ca thân thuộc. Tiếng Việt trở thành biểu tượng của sự gắn bó, tình yêu thương giữa các thế hệ. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng tiếng Việt không chỉ mang trong mình một quá khứ vĩ đại mà còn có thể “trẻ lại” trong những dịp Tết, qua lời chúc mừng, thiệp thăm thầy mẹ, như một sự tái sinh, tiếp nối qua thời gian.

Phần cuối bài thơ, Phạm Văn Tình sử dụng hình ảnh thiên nhiên rất sinh động: "Bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ", "Bóng chim Lạc bay ngang trời". Đây là những biểu tượng mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho sự sống mãnh liệt của tiếng Việt qua từng giai đoạn lịch sử, dù có biến đổi nhưng vẫn giữ nguyên được những giá trị cốt lõi, đậm đà bản sắc.

Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ, đặc biệt là phép nhân hóa và ẩn dụ. Tiếng Việt được tác giả ví như một sinh thể sống, luôn thay đổi và phát triển nhưng không bao giờ mất đi bản chất. Các hình ảnh thơ phong phú, từ những chi tiết lịch sử đến những hình ảnh thiên nhiên, đều góp phần làm nổi bật chủ đề bài thơ, làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc tình yêu và niềm tự hào đối với tiếng Việt.

Tóm lại, bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" không chỉ là một lời ca ngợi vẻ đẹp của ngôn ngữ mà còn là lời kêu gọi mọi người gìn giữ và phát huy tiếng Việt trong cuộc sống hiện đại, để tiếng Việt mãi vững vàng và trẻ trung trước mọi thử thách thời gian.