Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Khoa học - kĩ thuật:
- Về lịch sử:
+ Cơ quan chuyên viết sử (quốc sử viện) ra đời, do Lê Văn Hưu đứng đầu.
+ Năm 1272, ông biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.
- Về quân sự: tác phẩm nổi tiếng "Binh thư yếu lược" của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.
- Về y học: Thầy thuốc Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.
- Về thiên văn học: Đặng Lô, Trần Nguyên Đán có nhiều đóng góp đáng kể.
- Về kĩ thuật: cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn có hiệu quả cao trong chiến đấu.
* Nhận xét:
- Khoa học - kĩ thuật thời kì này đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
- Nguyên nhân là do nền kinh tế, văn hóa, giáo dục thời Trần đã bắt đầu phát triển tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành khoa học - kĩ thuật.
- Khoa học - kĩ thuật thời Trần phát triển cao hơn so với thời Lý.
* Tình hình giáo dục thời Trần:
- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.
- Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.
- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.
* Nhận xét:
- So với thời Lý, tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn. Thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng: Định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần, quy định chọn tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì thi Đình.
- Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý: “điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điểm mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy…”
~~~~~Chúc bạn học tốt nhé~~~~~~(^^)
Sau chiến tranh chống Mông – Nguyên, xã hội ngày càng có sự phân hóa:
- Vương hầu, quý tộc tích thêm nhiều ruộng đất, là tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi.
- Tầng lớp địa chủ có nhiều ruộng đất tư cho nong dân cày cấy để thu tô.
- Nông dân cày cấy ruộng công ở các làng xã là tầng lớp đông đảo nhất, nông dân lĩnh canh đông hơn trước.
- Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng ngày càng đông.
- Nông nô, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ bị lệ thuộc vào quý tộc .
Giáo dục :
- Quốc Tử Giám đc mở rộng
- Các lộ phủ có trường học , thi cử thường xuyên
- Quốc sử viện : Có nhiệm vụ viết sử
Khoa học - Kĩ thuật :
- Về quân sự : có "Binh thư yếu lược"của Trần Hưng Đạo
- Về Y học : thầy thuốc Tuệ tĩnh
- Thiên văn học
- Kĩ thuật : chế tạo thuyền chiến
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc :
Kiến trúc : THÁP PHỔ MINH, THÀNH TÂY ĐÔ, HOÀNG THÀNH
Điêu khắc : ĐẦU RỒNG, TƯỢNG CÁC CON VẬT
học tốt
Giáo dục và khoa học- kĩ thuật :
- Giáo dục phát triển: Có trường công và trường tư. Thi cử đều đặn
- Khoa học kĩ thuật :
-Lịch sử : Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu; Quân sự: tác phẩm Binh thư yếu
lược của Trần Hưng Đạo
- Y học :Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc nam để chữa bệnh trong nhân dân.
- Thiên văn học : nhà thiên văn nổi tiếng Đặng Lộ , Trần Nguyên Đán;
- Sử học: Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển.
- Kĩ thuật : Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi chế tạo được súng thần
cơ và thuyền lớn.
* Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:
+ Kiến trúc : Xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới: Chùa Phổ Minh (Nam
Định); thành Tây Đô (Thanh Hóa )
+ Điêu khắc: Lăng mộ vua và các quý tộc có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và các
quan hầu bằng đá .hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.
* Liên hệ bản thân: học giỏi, có đạo đức, phẩm chất tốt, giữ gìn phát huy
những thành tựu của cha ông,…
Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà người sáng tác văn học buộc phải tuân theo trong quá trình sáng tác. Biểu hiện ở nhiều đặc điểm. Mục đích sáng tác là phải hướng tới việc giáo huấn đạo đức. Sáng tác có lúc để tiêu khiển, thù tạc nhưng mục đích chung của các vị thánh hiền là giáo hóa cuộc đời.Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn trí, văn thơ sáng tác là để giáo huấn đạo đức, văn dùng để tải đạo, thơ dùng để bộc lộ ý trí, bày tỏ lòng mình. Ngôn ngữ sáng tác gồm chữ Hán và chữ Nôm nhưng chữ Hán được xem là chính thống.Tư duy nghệ thuật thì luôn cho rằng cái đẹp thuộc vào những khuôn mẫu định sẵn (xuân hạ thu đông, tùng trúc cúc mai, long li quy phượng, ngư tiều canh mục). Và thể loại chủ yếu là những thể loại văn học có kết cấu cố định, chặt chẽ về số câu, số chữ, niêm luật, đối (ví dụ thơ Đường luật, cáo, phú, văn tế). Còn hình ảnh trong thơ văn (văn liệu, thi liệu) là từ sử sách, rất lắm điển tích, điển cố hay có trong văn học Trung Hoa.(chẳng hạn mùa thu về thể hiện qua hình ảnh sen tàn, lá ngô đồng rụng, cúc nở hoa).
Bất quy phạm có nghĩa là không chịu gò mình, tự cởi trói khỏi khuôn khổ, những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác. Suốt 10 TK văn học trung đại cũng đã phá bỏ dần tính quy phạm, ước lệ để phát huy cá tính, sáng tạo nội dung và hình thức thể hiện. Các tác giả đã có nhiều tác phẩm viết bằng chữ Nôm rất thành công như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du,...Bên cạnh đó còn đem vào trong sáng tác các thể thơ nội sinh như lục bát, hát nói, có sử dụng một số thể thơ Đường nhưng có ý thức đổi mới chẳng hạn thơ thất ngôn xen lục ngôn (Ao cạn vớt bèo cấy muống/Đìa thanh phát cỏ ương sen - Nguyễn Trãi) Các tác giả cũng đã đưa vào trong thơ văn những hình ảnh dân dã, bình dị, gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Chẳng hạn rau muống, bèo, quả mít, cái quạt, con ốc nhồi...
Văn chương Trung đại Việt Nam có tính quy phạm là do nước ta giáp với Trung Quốc, một nền văn minh cổ của nhân loại. Hơn nữa Việt Nam còn phải chịu hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc. Phong kiến phương Bắc luôn có ý đồng hóa dân tộc Việt Nam nên người Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố Hán và văn hóa Hán. Và đến khi dân tộc ta giành được độc lập thì nước ta xây dựng nhà nước theo hình thái xã hội phong kiến, một xã hội của chữ lễ mà có thể coi quy phạm là một biểu hiện của chữ lễ đó. Tôn ti cao thấp là đặc trưng của xã hội phong kiến nên văn chương cũng có loại cao loại thấp. Tính chất cao quý từ quan niệm nguồn gốc, quan niệm sáng tác và sinh hoạt thơ văn xưa cũng đẻ ra tính quy phạm. Tuy vậy nhưng chúng ta một mặt tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc nhưng mặt khác lại cũng không ngừng phát triển văn học của đất nước mình theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa. Do vậy người Việt Nam đã cố gắng phá vỡ tính quy phạm.
b, Tính tranh nhã:
Văn học trung đại có đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Dần dần, văn học Việt Nam cũng đã có những nỗ lực không nhỏ để tiếp cận với xu hướng bình dân, gần gũi với đời sống của con người Việt Nam.
c, Yếu tố Hán, văn hóa Hán:
Hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, chuyện văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán là không thể tránh khỏi. Trong rất nhiếu năm, văn tự của nước ta là chữ Hán và đến tận khi chữ Nôm ra đời, văn tự Hán vẫn được coi là loại chữ chính thống trong một thời gian dài. Thể loại chủ yếu là các thể loại của văn học Trung Quốc, trong các tác phẩm có nhiều thi pháp cổ điển và hình ảnh trong văn học Trung Quốc. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có ý thức để phá bỏ sự ảnh hưởng này bằng cách viết bằng chữ Nôm, sử dụng nhiều thể thơ dân tộc (như truyện thơ ngâm khúc hát nói, lục bát, song thất lục bát) và đưa vào trong thơ văn các hình ảnh đậm chất Việt
Các bước để mổ tôm:
Bước 1: Cắt vỏ tôm theo 2 dãy chấm nâu bên hông tôm từ sau cuốn mắt lồi 0,5cm đến trước đốt đuôi.
Bước 2: Bóc vỏ tôm phía trên lưng và đầu.
Bước 3: Ghim cố định, đổ nước khoảng 1cm.
Bước 4: Cắt thịt lưng tôm theo đường giữa đến đốt thứ 3 cắt hơi chếch qua bên phải chừng 0.3cm, dùng kẹp gở bỏ thịt vứa cắt ( cẩn thận vì động mạch chủ lưng có màu trắng trong, ruột màu trắng đục đôi khi lẫn chất bẩn ), cắt bỏ các lớp thịt thừa còn lại trên lưng.
Bước 5: Dùng kẹp nâng lớp thịt mỏng ở phần đầu ức lên và cắt bỏ, phải cắt từ từ, mũi kéo luôn song song mặt nước vì dưới là cơ quan tiêu hóa, sinh dục nhất là tim dễ bị đứt.
Bước 6: Quan sát các hệ.
1. Đời sống văn hóa :
- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến như : thờ tổ tiên , thờ các anh hùng dân tộc .
-Nho giáo được chú trọng .
-Các hoạt động văn hóa như ca hát , trò chơi phổ biến và phát triển .
-Tập quán sống giản dị .
2. Văn học :
-Văn học chữ Hán , chữ Nôm phong phú , đậm đà bản sắc dân tộc , các tác phẩm (SGK/71 )
3. Giáo dục và khoa học- kĩ thuật :
a. Giáo dục :
-Có trường công và trường tư .
-Thi cử đều đặn
=> Giáo dục phát triển .
b. Khoa học kĩ thuật :
-Lịch sử : Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu .
- Quân sự : tác phẩm Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo
- Y học :Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc nam để chữa bệnh trong nhân dân .
-Thiên văn học : nhà thiên văn nổi tiếng Đặng Lộ , Trần Nguyên Đán .
- Sử học : Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển .
-Quân sự : Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo
-Y học : Tuệ Tĩnh .
-Thiên văn học : Đặng Lộ , Trần Nguyên Đán.
-Kĩ thuật : Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi chế tạo được súng thần cơ và thuyền lớn .
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc :
a. kiến trúc :
- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới : Chùa Phổ Minh ( Nam Định ); thành Tây Đô ( Thanh Hóa )
b. Điêu khắc :
-Lăng mộ vua và các quý tộc có nhiều tượng hổ , sư tử , chó và các quan hầu bằng đá .hình rồng khắc trên đá trau chuốt , có sừng uy nghiêm .
Em thích trận đánh ở triều đại nhà Ngô. (trận chiến Bạch Đằng giang)
nguyên nhân: năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại quyền từ chủ cho người Việt ở Tĩnh hải quân,từ xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hạ để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.Kiều Công Tiễn sợ hãi bèn sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh hải quân lần thứ 2.Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh hải quân không còn tướng giỏi,bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" và "Giao chỉ vương" thống lĩnh thủy quân cuộc chiến từ đây mà bắt đầu.
Diễn biến:Vào một ngày cuối mùa đông năm 938,trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi nuốt sống liền hùng hổ tiến vào.Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu,quân Nam Hán đuổi theo.Đợi đến khi thủy triều xuống,ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh.Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết.Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội.
Kết quả:Quân ta thắng lớn
Ý nghĩa:Đánh dấu sự chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam,nối lại quốc thống cho dân tộc.
HOK TỐT
I. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
* Tổ chức bộ máy nhà nước
- Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.
- Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn trông coi từ Ninh Bình trở ra Bắc là BắcThành, từ Bình Thuận trở vào Nam là Gia Định Thành. Chính quyền Trung ương quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng trấn có toàn quyền. Đó là giải pháp tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi.
- Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc ,tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.
Lược đồ các đơn vị hành chánh Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832)
Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao.
- Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử.
- Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ ( Hoàng triều luật lệ , Luật Gia Long) với 400 điều hà khắc, qui định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và trật tự phong kiến..
*Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.
Binh lính người Việt thời Nguyễn
* Ngoại giao
- Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc).
- Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.
- Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ".
* Nhận xét
Lần đầu tiên trong lịch sử, một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn thống nhất như ngày nay.
+ Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong.
+ Trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, một số nước đã bị xâm lược.
Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ.
II. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
* Nông nghiệp
- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.
- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.
- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.
* Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.
* Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp nhà nước:
+ Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).
+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.
- Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.
Đấu vật
* Thương nghiệp
+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.
+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.
+ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
+ Cho nên đô thị tàn lụi dần.
* Nhận xét
Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.
III. Tình hình văn hóa - giáo dục
- Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo ,tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển …
- Giáo dục: giáo dục Nho học được củng cố , Nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiên năm 1807; khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 song không bằng các thế kỷ trước.
- Văn học: văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
- Sử học : Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú , Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng , Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ..
- Kiến trúc: kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội
- Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển.
Toàn cảnh Đại Nội trong kinh thành Huế
Huế - Cửu Đỉnh và Thế Miếu 1835 - 1837
Huế - Lăng Minh Mạng 1840 - 1843
Huế - Lăng Tự Đức 1864 - 1867
Lăng Khải Định