K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2020

Môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

  • Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị các nguyên nhân khác nhau tác động làm thay đổi tính chất. Gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số sinh hóa của nước biển. Đồng thời, nó gây hại tới sức khỏe con người. Cũng như các sinh vật sống trên biển.
  • Bởi, việc nguồn nước biển ô nhiễm sẽ kéo theo các loài sinh vật dười biển có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kèm theo đó là hệ sinh thái, cảnh quan của biển cũng sẽ gặp những tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề.

Thực trạng ở Việt Nam

Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày).

Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển. Tình trạng ô nhiễm này chính là các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển. Theo đó, có thể kể tới một vài nguyên nhân chủ yếu như:

Nguyên nhân tự nhiên

  • Sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng gây nên hiện tượng các loài sinh vật bị chết hàng loạt. Khiến nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực
  • Do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi.
  • Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất.
  • Do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông
  • Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng

Sự phun trào nham thạch dưới lòng biển

Nguyên nhân do con người

  • Việc sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người sẽ khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Việc này có thể dẫn đến việc một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, do việc khai thác này rất khó kiểm soát nên các xác thủy hải sản còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy. Gây ô nhiễm cho nước biển.
  • Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.
  • Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… Chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp đổ ra sông. Rồi theo dòng chảy ra biển gây là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề.
  • Ngoài ra, việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch. Đây chính là nguyên nhân gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.
  • Việc khai thác dầu cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu cũng sẽ nước biển nhiễm một số chất độc hại.

Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển

Sử dụng chất nổ để đánh bắt có thể khiến các sinh vật chết hàng loạt

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biển gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Làm suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô.
  • Phá hoại và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản gần bờ.
  • Mất mỹ quan, khiến doanh thu cảu ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề.
  • Làm hỏng hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.
  • Tác động và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển,…

Ô nhiễm môi trường biển có thể làm tuyệt chủng một số sinh vật

Biện pháp

Các hoạt động khai thác

Kiểm soát môi trường biển là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển hiệu quả nhất. Cần có những hoạt động tuần tra, kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển.

Nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất độc hại. Những hoạt động này sẽ khiến thủy hải sản bị chết hàng loạt khiến một số loài có khả năng bị tuyệt chủng. Cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi cố tình hay không chấp hành luật pháp của nhà nước.

Ngoài ra, cần quy hoạch hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,… Để tránh tình trạng khai thác tràn lan, không phù hợp và khó quản lí như hiện nay.

Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp

Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước biển rất đáng chú ý. Do đó, nhà nước cần yêu cầu những công ty phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi thải xả ra môi trường

Các giải pháp sinh học

  • Xây dựng các hệ thống đê, kè, mương,… Để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,…
  • Sử dụng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc tử thiên nhiên để làm sạch môi trường. Như: vôi, than hoạt tính,…
  • Tích cực phát động những hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường theo định kỳ và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ trên ghế nhà trường.
  • Thu gom rác thải ở các bờ biển cũng là một trong những cách bảo vệ môi trường biển
16 tháng 2 2022

Đối với nước ta ngày nay ,túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài. Vì chất lượng cuộc sống, vì tương lai con em chúng ta, chúng ta hãy ngừng sử dụng túi / bao bì nilong

21 tháng 12 2016

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,… Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị ***** mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.

Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa.

Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, ệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài phố, mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch.

Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn công ty nào vi phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt . Tốt nhất là các cơ quan nhà nước cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường.

Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức . Bảo vệ môi trường là bảo vệ năng bởi mức thiệt hại cảu nó đối với XH, sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp

21 tháng 12 2016

Trước nay, mục tiêu chủ yếu của nước ta vẫn là tăng trưởng kinh tế để nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng một khi đã thoát nghèo, thậm chí một bộ phận xã hội lại rất giàu, thì cần phải nghiêm túc bảo vệ môi trường chứ không chỉ nói suông. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển con người và sinh vật. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo Việt Nam đang phải đương đầu với các vấn đề về môi tniờng như nạn phá rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh học, tài nguyên đất xuống cấp, thiếu nguồn nước ngọt trong khi ô nhiễm ngày càng tăng, dân số tăng nhanh dẫn đến đói nghèo. Cảnh báo trên, ít nhiều được một số người có trách nhiệm quan tâm nhưng do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, các chủ trương chính sách và các biện pháp đưa ra không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống làm cho chất lượng sống của người dân thực sự đã vào mức báo động đỏ. Đã đến lúc Việt Nam nên đặt lại mục tiêu phát triển cho đúng đắn hơn.

Một vài ví dụ để minh chứng: Lúc trước, ta tạm chấp nhận hi sinh một con sông để một nhà máy xả nước thải chưa qua xử lí đổ ra sông này, để giúp địa phương thu thêm thuế, GDP được tăng lên. Bây giờ thì phải biết quý trọng nguồn nước. Khá nhiều sông rạch ở ngoại thành TPHCM không còn thủy sản, dân không dám dùng nước dù là để tắm rửa, thậm chí tàu nước ngoài (Nhật Bản, Singapore) tẩy chay không vào sông Thị Vải vì sợ ô nhiễm làm hư hại vỏ tàu. Rõ ràng các trường hợp này là lợi hoàn toàn bất cập hại, dù các nhà máy có tăng nguồn ngân sách cho ta bao nhiêu chăng nữa. Lúc trước, ta tạm chấp nhận hi sinh một khoảnh môi trường, một cộng đồng nghèo khó để một công ti đặt nhà máy phá dỡ tàu biển với cùng mục đích giúp chính quyền có thêm thuế, GDP được tăng lên. Bây giờ phải nhất quyết chống lại ô nhiễm chất thải độc hại vốn rất tốn kém để xử lí, mà không xử li thì hậu quả có thể kéo dài trong nhiều thế hệ con người. Cái giá cho tương lai như vậy là quá đắt.

Khi xưa, ta tạm cho nhập khẩu thiết bị second-hand để sử dụng trong khi còn nghèo khó. Kết quả là một số lớn máy vi tính cũ, tuy rẻ nhưng thật ra dùng chẳng được bao lâu, lại thải ra nhiều chất độc hại khi thanh lí. Tác động như trên cho thấy tiết kiệm không bao nhiêu và chỉ giúp một thành phần nhỏ trong xã hội mà tác hại thì lan rộng. Cái giá cho tương lai như vậy là quá đắt.

Thế nào là chất thải độc hại? cần hiểu rằng trong các chất thải, thì chất thải độc hại là đáng sợ nhất, tác động về lâu dài và tương tác lẫn nhau. Đặc tính “lâu dài” thì ai cũng hiểu nhưng khó lường trước cho xác thực, làm sao biết xỉ từ việc phá dỡ tàu biển bao năm nữa sẽ gây tác hại, và tác hại bao lâu? 20 năm hay 50 năm? Đặc tính “tương tác” thì chúng ta càng mù mờ hơn nữa.

Nếu lấy một mẫu nước thử nghiệm, ta thấy mỗi chất độc hại đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép thì đừng vội mừng. Có dăm bảy chất độc hại đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép thì còn tạm chấp nhận được. Có đến vài chục chất độc hại, mỗi chất tuy nằm dưới tiêu chuẩn cho phép nhưng lại tương tác với nhau gây hiệu ứng độc hại như thế nào thì ta không thế lường được.

Ví dụ về sự tương tác, theo tiêu chuẩn thì chất A chỉ gây hại từ mức 1 mg/1 trở lên, và chất B cũng thế. Như vậy, nếu một mẫu nước chứa 0,5 mg/1 chất A và 0,5 mg/1 chất B thì là vô hại chăng? Chưa chắc! Tiêu chuẩn trên chỉ xét từng trường hợp đơn lẻ của chất A và chất B chứ không tính đên sự hiện diện của cả hai chất. Khi hiện diện cùng nhau thì mức gây hại cùa một chất đặc thù có thể bắt đầu sớm hơn dù ở hàm lượng nhỏ hơn. Thật ra, vấn đề này không có gì mới. Từ ngày xưa đến giờ, trong ngành dược đều nói đến việc cấm kỵ dùng một loại thuốc X cùng với một loại thuộc Y nào đó, nhưng dùng hai loại thuốc riêng rẽ, vào những lúc khác nhau thì lại tốt cho còn bệnh.

Trong thập niên 1980, người ta tìm ra hàng trăm chất độc hại trong con sông này, mỗi chất đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép của nước uống, nhiều chất có hàm lượng rất nhỏ (nhỏ hơn microgram, tức phần triệu của gram) mà nhờ phương tiện phân tích cải tiến hiện đại nhất mới phát hiện được. Trước đó, danh sách các chất phát hiện được còn ngắn nên người ta an tâm. Bây giờ, vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học là với hàng trăm chất độc hại cùng hiện diện tuy rằng ở hàm lượng rất nhỏ như thế thì tầm mức độc hại tương tác là như thế nào? Ngay một nước tiên tiến như Canada còn chưa dám trả lời! Riêng các nhà khoa học Canada cũng bày tỏ e ngại khi họ phải uống nước từ nguồn sông Ottawa! Từ đó đến nay, các nghiên cứu thêm vẫn chưa đưa ra lời giải đáp cụ thể vì phải xem xét hàng nghìn mối tương tác khác nhau!

Nghiên cứu như thế là quá tốn kém, thậm chí vượt quá nguồn lực một nước giàu có như Canada! Thế là người ta thở than giá biết thế thì đã ngàn chặn ô nhiễm ngay từ đầu, chứ bây giờ nghiên cứu tầm mức độc hại do ô nhiễm thì là “nhiệm vụ bất khả thi!" Tiếc thay lịch sử lại không có 2 từ “giá như”

Lời thở than còn nghiêm trọng hơn với trường hợp Ngũ Đại hồ (Great Lakes) nằm giữa Canada và Mỹ, là nguồn nước uống cho 2/3 dân số Canada và hàng triệu người Mỹ. Điều không may là năm hồ vĩ đại này cũng tiếp nhận chất thải độc hại thải ra từ vô số các nhà máy nằm dọc ven bờ năm hồ này. Người ta đã phân tích được hơn 800 chất độc hại trong nước của năm hồ, nhiều chất trong số này được biết đã gây ung thư cho loài vật thí nghiệm.

Vấn nạn vẫn thế, chưa có chất nào vượt tiêu chuẩn nước uống cho phép, nhiều chất có hàm lượng rất nhỏ, nhưng mối tương tác của hơn 800 chất độc hại này cộng lại với nhau đến đâu thì ngay cả các nhà khoa học chuyên ngành cũng chưa đánh giá hết được. Huống chi ở Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp, nguồn nước, lớp đất ở nhiều nơi đang chứa chất độc hại vượt mức cho phép nhiều lần, hỏi rằng tác hại sẽ đến bao nhiêu đối với con người!

Bảo vệ tài nguyên nước: Một số nơi hiện nay, nước tuy bị ô nhiễm nhưng vẫn tưới được cho cây trồng vì chỉ bị ô nhiễm hữu cơ. về lâu về dài, Việt Nam sẽ đối mặt với vấn nạn trầm trọng là tài nguyên nước bị ô nhiễm, con người không sử dụng được, thậm chí tưới cho cây trồng cũng không được vì bị nhiễm hóa chất độc.

Bảo vệ tài nguyên đất: Với những lí do tương tự như trên nhưng lại bức xúc hơn nữa, vì xử lí đất ô nhiễm vừa khó khăn, vừa tốn kém hơn lại dính dáng đến nước ngầm. Lấy ví dụ cụ thể vào giữa thập niên 1980, một chiếc xe tải chở thiết bị diện chứa hợp chất PCB (polychlorobiphenyls, có thể gây ung thư), vì bất cẩn làm rò rỉ PCB trên khoảng chục ki lô mét đường quốc lộ xuyên Canada. Chính quyền phải phong tỏa đoạn quốc lộ này, di tản dân địa phương, ra thông báo các chủ nhân có xe ô tô đã đi qua đoạn đường đó phải có biện pháp tẩy rửa xe và garage, xử lí đoạn đường bị nhiễm… Chi phí xử lí và khắc phục tổng cộng tốn hàng triệu đô la Mỹ mà vẫn chưa an tâm về tác động xấu đến môi trường.

Quản lí chất thải độc hại: Chỉ tính riêng TPHCM hiện nay có khoảng 30.000 xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều hóa chất, hợp chất có đặc tính nguy hiểm như phóng xạ, dễ cháy nổ, ăn mòn kim loại… Mỗi ngày các xí nghiệp này thải ra khoảng 217 tấn chất thải nguy hại dạng rắn và lỏng gây ô nhiễm môi trường, trong khi đó chỉ có 600/30.000 đơn vị (chiếm có 2%) đãng kí chủ nguồn chất thải nguy hại. Cần phải có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc xử lí chất thải nguy hại do mình gây ra và đầu tư tăng cường các công ti có chức năng xử lí chất thải nguy hại.

Nhất quyết không cho nhập phế thải, hàng hóa second-hand: Việt Nam chuẩn bị tiến lên khỏi nhóm các nước nghèọ, tức là đã “khấm khá”, thì hà cớ gì phải tiêu dùng phế liệu? Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thầy không dùng hàng second-hand dù có rẻ hoặc cho không, biếu không nếu loại hàng này chứa chất nguy hại, cực kì nguy hiểm trong tương lai lâu dài hay không chứa chất nguy hại nhưng khi thanh lí vẫn phải cần đất làm bài rác! Kiên quyết ngăn chặn hóa chất giả: cũng đồng nghĩa ngăn chặn phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc kích thích thực vật giả, vì cuối cùng các chất giả này cũng sẽ đi vào môi trường. Ngoài ra, còn có tác động tệ hại hơn là các chất này cũng xâm nhập vào cơ thể con người!

Gắn kết quyền lợi địa phương với quyền lợi đất nước. Nhà nước phải cầm chịch để ngăn chặn địa phương vì quyền lợi cục bộ mà hi sinh quyền lợỉ của quốc gia và không loại trừ vì quyền lợi cá nhân mà hi sinh quyền lợi tập thể. Điển hình là việc kí quyết định ồ ạt cho phép mở sân gôn, xây nhà máy không có công nghệ xử lí ô nhiễm ngay trên cả đất lúa tốt “bờ xôi, ruộng mật”, ngân sách địa phương có lợi (không loại trừ túi tiền cá nhân cũng có lợi!) nhưng tác hại nhiều đến an sinh xã hội, an ninh lương thực, chứ khộng chỉ đơn thuần là ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, cần thêm mục tiêu kế tiếp sau.

Gắn kết với quyền lợi người dân Việt Nam. Nhiều luận cứ đưa ra về việc phát triển kinh tế – xã hội bỏ quên một điểm cốt lõi: dự án phát triển có thể mang lại tác hại cho một bộ phận xã hội, một cộng đồng mà họ hoàn toàn không hưởng lợi gì từ dự án, lại hoàn toàn không được đền bù. Nông dân mất đất có tiền đền bù đã đành, nhưng tiền đền bù này có giúp họ mua được ở nơi khác, mảnh đất với diện tích và độ màu mỡ tương đương hay không? Đa phần là không. Còn đạt là còn cách kiếm sống tuy nhọc nhằn, tuy không sang giàu, nhưng chấp nhận được. Không còn đất, họ không thể chuyển nghề có hiệu quả, rồi dần dà tiền đền bù tiêu xài hết, họ và đám con cháu sẽ sống bằng cách nào? Rồi những sông rạch bị ô nhiễm đến nỗi không ai dám dùng nước, ruộng rẫy bị ô nhiễm, năng suất tụt giảm, thì chưa hề có tiền lệ để đền bù cho người dân Việt Nam. Thực thi pháp luật. Pháp luật ta tuy chưa hoàn chỉnh nhưng nếu thực thi chặt chẽ thì cũng có tác dụng chứ không phải là vô hiệu như vài luận cứ chống chế. Biện pháp phạt tiền đã có, nhưng đâu có hạn định mỗi năm tối đa phạt bao nhiêu! Thế thì nếu gây ô nhiêm mà tái phạm đi tái phạm lại thì cứ phạt đi, phạt lại thử xem! Xin đừng ra án phạt một vài chục triệu đồng cho hành động vi phạm trên diện rộng, có tầm mức nguy hại cao mà lại tái phạm nhiều lần (Phạt như thế e rằng làm trò cười cho quốc tế trong thời đại hội nhập này). Đi kiểm tra đánh giá mức độ ô nhiễm mà lại báo trước dễ tạo điều kiện cho đối tượng tìm cách đối phó. Ngay cả án tù vì tội gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ta cũng đã có, nhưng lại loay hoay về việc tuyên án ai.

Ở Thụy Điển, có lần tòa án tuyên án tù cho người quản lí đã ra lệnh công nhân dưới quyền đem chôn bất hợp pháp chất thải nguy hại. Tòa án dựa trên lí lẽ rằng công nhân chỉ thừa lệnh thì không bị tù, tổng giám đốc không ra lệnh thì cũng không bị tù, nhưng người quản lí rõ ràng là đã ra lệnh ây nên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong một số vụ việc, chính quyền còn điều đình với công ti vi phạm phải trả tiền bồi thường cao hơn mức tiền phạt mà luật cho phép. Tương tự như vậy, ta có thể tính ra thiệt hại cho nuôi trồng thủy sản, sản lượng hoa màu giảm sút… trình tòa án giải quyết chứ không nhất thiết bị hạn chế bởi tiền phạt của vi phạm bảo vệ môi trường.

Cần rà soát lại, để phát hiện những kẽ hở thì nên gấp rút hoàn chỉnh để pháp luật có hiệu lực mạnh hơn. Ví dụ như chỉ cần thải chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường là bị xử lí hình sự. Tiền phạt với tội phạm môi trường cũng phải thích đáng đủ sức răn đe. Tóm lại, bài học lớn nhất cho những người có trách nhiệm về quy hoạch phát triển quốc gia là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trựờng. Trong giai đoạn phát triển, ta nên rà soát lại mà điều chỉnh các mục tiêu phát triển, đó là vì tương lai, vì đất nước nói chung, và vì chất lượng cuộc sống.

Xin lưu ý là chất lượng cuộc sống không phải chỉ được đo bằng GDP, bằng sản lượng điện tiêu thụ, sản lượng của công nghiệp ngành nhựa, cần tham khảo cách phân loại chất lượng sống của UNDP để suy ngẫm thêm chất lượng cuộc sống mà ta cần hướng đến. Cha mẹ người Việt có truyền thống hi sinh cho con cái. Bảo vệ môi trường đòi hỏi từ lãnh đạo đến người dân cùng nhau chung sức xây dựng đường hướng phát triển cho đúng cách, có chiều sâu, nghĩa là bảo vệ cuộc sống không phải chỉ cho chính thế hệ hôm nay mà còn cho cả mai sau.

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội.

Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.

Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.

Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.

Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!

29 tháng 7 2021

Tham khảo:

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Cre: mạng

4 tháng 3 2020

uk.ai gia đề mà khó thế!!

4 tháng 3 2020

giáo viên giao chứ còn ai

21 tháng 12 2022

Bạn Tham Khảo:
Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học – kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xảnh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động . Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Brazil vào năm 1992 đã đưa ra lời kêu gọi toàn Thế giới cùng nhau bảo vệ Trái đất – hành tinh của chúng ta, xây dưng môi trường xanh – sạch – đẹp . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

24 tháng 10 2021
 

Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.

Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.

Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

13 tháng 4 2023

Đề bài yêu cầu viết từ 10-12 câu mà cậu viết dài dòng thế 🙂