Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Tham khảo!
Trọng Thủy là một kẻ gián điệp,nghe lệnh của cha (TRIỆU ĐÀ),dụ MC cho hắn xem trộm nỏ thần.Sau khi xem xong hắn đã lam một cái nỏ thần giả để tráo nỏ thần thật,nhiệm vụ hoàn thành hắn tìm cách xin về phương nam để thăm cha.Lúc chia tay với MC,hắn hỏi MC <nếu mai này hai nước thất hòa ,ta biết tìm nang ở đâu...>Cuối cùng hắn mang nỏ thần về nước.Nhưng TT cũng là 1 nhân vật đầy bi kịch.Bi kịch ấy xuất phát từ nghĩa vụ và tình yêu.Hắn cưới MC không xuất phát từ tình yêu mà là nghĩa vụ của con đối với cha,cái bề tôi đối với chủ.Khi sống với MC ,TT mới nảy sinh tình cảm nhưng nghĩa vụ vẫn quan trọng hơn.Hắn đã lợi dụng tình yêu của MC để thực hiện mưu đồ đó.Lời từ biệt của TT với MC đã thể hiện sự xung đột mâu thuẫn giữa tham vọng xâm lược và khát vọng tình yêu.Khi thực hiện hành động xâm lược ,trong lòng TT chỉ còn nỗi đau tình yêu,hắn đem xác vợ mình về chôn cất.Tiếc thương MC,khi tắm thấy bóng dáng MC ,TT lao đầu xuống giếng chết.Vì vậy TT vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của âm mưu xâm lược.Cái chết bi kịch của TT là một bài học thấm thía,mâu thuẫn không thể dung hòa giữa âm mưu xâm lược và khát vọng tình yêu
Bạn dựa vào đây nha !
a. An Dương Vương xây thành cổ Loa nhiều lần nhưng đắp tới đâu thì lại lở tới đấy. Nhà vua được thần linh giúp đỡ đã xây xong thành.
Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn khẳng định An Dương Vương là vị vua có tinh thần yêu nước, bảo vệ đất nước.
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện bản chất như thế nào?
Sự mất cảnh giác vì nhà vua không phát hiện bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn cho Trọng Thủy cầu hôn Mị Châu để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc.
Trọng Thủy đã lừa Mị Châu, xem trộm nỏ thần và đã tìm cách đánh tráo lẫy nỏ, Mị Châu đã tiết lộ bí mật quốc gia để Trọng Thủy biết được vũ khí lợi hại của đất nước.
Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: Đà không sợ nỏ thần sao?. Chứng tỏ nhà vua chủ quan không biết rằng việc bảo vệ đất nước phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy đất nước phút chốc rơi vào bi kịch nước mất, nhà tan.
Đây là bài học thời sự trong việc bảo vệ đất nước.
c. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, nhân dân ta muốn biểu lộ thái độ công bằng trước lịch sử. Rùa Vàng - biểu tượng dân tộc - giúp nhà vua xây thành, chế nỏ là trí tuệ, sức sáng tạo, công sức bền bỉ của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước. Rùa Vàng gọi Mị Châu là giặc vì chính nàng là người có Trái tim nhầm chỗ để trên đầu nên phải chịu nhận cái chết do chính cha mình với tư cách người đứng đầu quốc gia trừng phạt. Cũng chứng tỏ thái độ không khoan nhượng của nhân dân đối với bất kì hành động nào làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Việc mất nước Âu Lạc, người chịu trách nhiệm chính là An Dương Vương. Ông vua tuy có công xây dựng, bảo vệ đất nước nhưng đã chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch quốc gia, gia đình, cá nhân. Thảm họa xảy ra, An Dương Vương đã đặt việc nước lên trên việc nhà, quan hệ vua - tôi trên quan hệ cha con (chém chết Mị Châu). Rùa Vàng dẫn lối cho nhà vua xuống biển, không để ông chết, không cho quân thù lấy được xác vua. Chi tiết này thể hiện lòng tự tôn dân tộc, Thể hiện sự cảm thông, kính trọng của nhân dân đối với An Dương Vương, dẫu ông có tội lớn - để mất nước. Đó cũng là sự phán xét công bằng của cha ông ta.
An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết. Truyền thuyết kể lại rằng, Hùng Vương thứ 18 thấy Thục Phán là người có tài, nghĩ mình không có con trai, nên theo lài khuyên của Sơn Tinh đã truyền lại ngôi báu cho Thục Phán. Cũng theo truyền thuyết, sau khi được truyền ngôi báu, An Dương Vương đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa. Việc làm đó đã thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt của An Dương Vương, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua. (Bởi về đồng bằng là xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Đồng bằng với đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi đào, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Đồng bằng với sông ngòi ngang dọc trùng xếp, đi thuyền, đi bộ đều dễ dàng. Nếu nội lực chưa đủ mạnh thì rừng núi hiểm yếu chính là chỗ dựa an toàn nhất, nhưng muốn phát triển thì rừng núi không phải là nơi đắc địa.)
Dời đô là quốc sách, nhưng cũng có nghĩa là phơi lưng ra giữa đồng bằng, thách thức đối phương. An Dương Vương thấy trước mối đe doạ đó, nên ngay sau khi quyết định dời đô về giữa Cổ Loa trống trải, người đã cho xây thành đắp lũy, sẵn sằng phòng thủ giặc ngoại xâm. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, với bản lĩnh vững vàng, không sợ khó, sợ khổ, không nản chí trước thất bại tạm thời, nhà vua đã không bỏ cuộc mà kiên trì, quyết tâm xây thành giữ nước. Việc An Dương Vương lập đàn trai giới cầu đảo bách thần, việc nhà vua đón mời cụ già có tướng lạ vào điện hỏi kế sách, ra tận cửa Đông đón xứ Thanh Giang , dùng xe bằng vàng rước Rùa Vàng vào thành đã thể hiện quyết tâm đó của nhà vua.
Được sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương đã xây được Loa Thành kiên cố, là thành trì vững chắc để chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, tồn tại ngay giữa đồng bằng vắng vẻ, hơn ai hết An Dương Vương là người hiểu rõ, có thành cao hào sâu cũng chưa chắc giúp được Âu Lạc đã chống lại được kẻ thù nếu như không có vũ khí lợi hại. Đó cùng là điều mà nhà vua băn khoăn nhất sau khi xây được Loa Thành. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng đã cảm động tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần. Vua lại sai Cao lỗ lào nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy thành nỏ thần có sức mạnh ghê gớm. Nhờ có Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”.
Phản ánh các sự kiện lịch sử có liên quan tới An Dương Vương trong truyền thuyết, nhân dân ta đã phần nào kì ảo hoá các yếu tố lịch sử khách quan. Và chính việc sáng tạo nên những yếu tố kì ảo đan xen với các yếu tố lịch sử đã khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng trính khái quát , ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết nhà vua xây thành được rùa vàng giúp đỡ, chi tiết rùa vàng cho vuốt để An Dương Vương chế tạo nỏ thần đã khẳng định việc làm của An Dương Vương được làng dân, hợp lòng trời nên được cả thần và người cùng giúp đỡ. Đó là một cách để nhân dân ta ngợi ca công đức của nhà vua, tự hào về những chiến công và thành tựu của nhân dân thời Âu Lạc.
Bài làm:
Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy có thể coi là truyền thuyết bi tráng nhất và cũng là tấn bi kịch đầu tiên, lấy nước mắt và sự căm phẫn của người đọc trong văn học dân tộc. Giá trị lịch sử của truyền thống luôn luôn là đề tài mới mẻ đối với dân tộc ta trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào. Bài học về sự cảnh giác với kẻ thù trong sự nghiệp giữ nước.
Truyền thuyết đề cập tới việc xây dựng thành ốc và chế nỏ thần Kim Quy. Thần Kim Quy là nhân vật thần thoại xuất hiện đầu và cuối truyền thuyết góp phần tô đậm yếu tố thần kì trong tích yểm trừ yêu quái để xây dựng Loa Thành và chế tạo nỏ thần. Nhờ có nỏ thần mà giặc phương Bắc luôn thua trận khi đem quân sang cướp phá nước Âu Lạc.
Tuy nhiên, vì suy nghĩ chủ quan có thành cao, hào sâu và nỏ thần nên An Dương Vương đã nhận lời cầu hôn của kẻ thù năm nào từng mang quân xâm lược nước ta, tàn sát nhân dân ta chẳng khác nào hành vi nuôi cáo trong nhà. Đồng thời nhà vua đã bất cẩn khi để lộ bí mật quốc gia cho con gái biết để con gái đem kể với con rể và cho chồng xem trộm. Thậm chí khi bị gian tế ngầm làm cái nỏ giả thay vuốt Rùa Vàng mà nhà vua cũng chẳng mảy may biết gì. Khi nước lâm nguy mà nhà vua vẫn điềm nhiên đánh cờ và tự đắc về nỏ thần, vua đâu có biết con rể Trọng Thủy đã ăn cắp được lẫy nỏ thần đem về nước rồi. Cho đến khi bị gặc là chàng con rể truy kích đến đường cùng nhà vua kêu trời hại, đâu phải trời hại. Thành nước vỡ tan, vó ngựa xâm lăng của cha con Triệu Đà là thảm kịch do sự chủ quan, kinh địch của chính An Dương Vương.
Khi Rùa Vàng hiện lên và chỉ rõ sự thật An Dương Vương mới tỉnh ngộ và hiểu ra cơ sự và chỉ còn biết cách chém Mị Châu và đâm đầu xuống biển và ôm theo mối hận thù thiên thu. Trước sự chủ quan, kinh địch khiến nhân dân rơi vào cảnh lầm than chính nhà vua phải là người chịu trách nhiệm nặng nề của lịch sử nhưng nhân dân ta đã dành cho An Dương Vương tình thương, sự nhân đạo đồng thời cũng là đánh giá công minh công lao dựng nước xây Loa Thành, và cảm thông cho tấm lòng thành thực trong việc hữu hảo, không muốn chiến tranh liên miên. Nhưng sự chân thành và nhân từ ấy đã bị kẻ thù nham hiểm lợi dụng gây nên thảm họa cho quốc gia và cái chết của An Dương Vương chính là hình phạt.
Tham khảo:
1. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thuyết
- Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Nhân vật An Dương Vương là nhân vật trung tâm của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước.
2. Thân bài:
* Cảm nhận về công lao dựng nước
- Rời đô về Cổ Loa: Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng bằng để ổn định cuộc sống nhân dân.
→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng
- Quá trình xây thành
+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lở tới đó.
+ Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.
+ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc
→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.
- Chế nỏ
+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.
→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.
- Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.
→ Bài học về dựng nước và giữ nước.
⇒ Tiểu kết:
- Nội dung:
+ Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.
+ Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu
+ Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, chế nỏ.
An Dương Vương và những sai lầm dẫn đến mất nước
- Những sai lầm của An Dương Vương
+ Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.
+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.
+ Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.
→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.
- Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu
→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương.
- Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.
→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.
⇒ Tiểu kết:
- Nội dung: Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất nước, thái độ bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà vua.
- Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.
Kết bài
- Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương
- Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.
#Walker
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
+ An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.
+ Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.
+ Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai
+ Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.
a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.
- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:
- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.
- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.
c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:
+ Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.
+ Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:
Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.
Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.
Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian nhằm ghi chép những sự kiện, nhân vật liên quan đến lịch sử. Chúng ta biết đến một số truyền thuyết như "Sơn Tinh,Thủy Tinh" , "Thánh Gióng", "Con Rồng cháu Tiên"... Đến với truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy", chúng ta sẽ thấy được một tinh thần chống giặc ngoại xâm của cha ông ta ngày xưa, bên cạnh đó là bài học đắt giá về tinh thần luôn luôn cảnh giác với kẻ thù bên ngoài. Chúng ta cũng thấy được cách xử lí, hành xử đúng đắn giữa các mối quan hệ trong xã hội từ gia đình đến tình yêu cá nhân.
Trước tiên, ta thấy được công lao to lớn của An Dương Vương trong việc xây dựng Loa Thành và chế ra nỏ thần để giữ thành, giữ nước. Thục Phán đã cho xây thành ở đất Việt Thường nhưng khó khăn chồng chất khi đắp đến đâu thì lở tới đấy. Nhưng ông không nản chí, với tấm lòng của một vị vua muốn giữ nước ông quyết định lập đàn trai giới, cầu các vị thần linh. Tấm lòng của ông đã thấu cả trời xanh nên đã có một cụ già xuất hiện đúng ngày bảy tháng ba. Cụ già này chính là nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra nhằm đề cao tinh thần xây thành giữ nước của vua Thục Phán là rất đúng đắn. Ông xây thành ắt sẽ được giúp đỡ. Quả đúng như lời cụ già đã nói, Rùa Vàng xuất hiện tự xưng là sứ Thanh Giang thông tỏ mọi việc. Rùa Vàng đã giúp cho An Dương Vương xây dựng Loa Thành. Thành là một công trình vô cùng đồ sộ và kiên cố "Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc". Điều này cho thấy rằng, An Dương Vương đã có ý thức rất lớn phòng trừ trước nguy cơ bị giặc xâm lược. Sau khi xây thành xong, vua còn nhờ Rùa Vàng nói bí quyết để giữ thành, giữ nước. Nhờ chiếc vuốt của Rùa Vàng mà chế ra được nỏ thần gọi là "Linh quang Kim Quy thần cơ". Có thành trì kiên cố, có nỏ thần - một vũ khí tấn công mà Rùa Vàng đã nói "Giữ vật này làm lẫy nỏ. Khi có giặc, mang ra bắn thì sẽ không lo gì nữa" mà vua An Dương Vương đã đánh đuổi quân Triệu Đà. Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên khiến giặc thua phải khiếp sợ và xin cầu hòa. Nhưng có thực là An Dương Vương giữ nước bằng thực lực của bản thân không khi nhờ Rùa Vàng mà An Dương Vương xây dựng được thành, cũng nhờ Rùa Vàng mới chế được nỏ thần. Chính việc chiến thắng quá dễ dàng trước quân giặc đã khiến cho ông chủ quan khinh thường giặc và cuối cùng để dẫn hậu quả về sau này.
Bi kịch sau này chính là nước mất, nhà tan. Chính Triệu Đà là quân sang xâm lược nước ta, và chúng bị đánh thua ắt hẳn sẽ rất thù hằn mà nhằm cơ hội tấn công lại. Vậy mà, khi Triệu Đà cầu hôn, nhà vua đã gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy. Lại còn để Trọng Thủy ở rể chẳng khác nào rước giặc vào nhà. An Dương Vương đã mất sự cảnh giác và tạo cơ hội cho tên gián điệp kia biết được bí mật của vũ khí chống lại giặc. Trọng Thủy đã dùng lời lẽ ngọt ngào để Mị Châu tin tưởng, nhằm lấy nỏ thần đưa cho hắn. Nàng đâu biết rằng chính hành động đó đã làm mất nước, mất gia đình, mất cả tình yêu của mình. Đã chiếm được nỏ thần, Triệu Đà bèn xâm lược lại nhưng An Dương Vương rất chủ quan, ỷ lại có nỏ thần. Quân giặc sang xâm lược mà vua còn thản nhiên đánh cờ nói: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Sự chủ quan, mất cảnh giác và ỷ lại vào vũ khí của thần đã khiến cho bi kịch nước mất nhà tan là tất yếu. Đó chính là bài học đắt giá cho thái độ mất cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Đến lúc vua bỏ chạy cùng con gái ra bờ biển Rùa Vàng đã hiện lên thét lớn: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc". Câu nói của Rùa Vàng chính là lời kết tội của nhân dân trước hành động của Mị Nương. Hành động đó tuy chỉ là hành động vô tình vì sự tin tưởng người chồng nhưng nhà vua đã tự tay chém đứa con gái của mình. Thật đau đớn biết bao!
Truyện còn hiện lên một bi kịch của tình yêu giữa Mị Châu -Trọng Thủy. Bi kịch tình yêu ấy cũng gắn liền bi kịch của đất nước. Mị Châu chỉ là cô công chúa trong sáng, ngây thơ, nghe lời vua cha mà lấy Trọng Thủy. Trọng Thủy vốn dĩ có yêu thương gì Mị Châu, hắn đến nước Âu Lạc chỉ để làm gián điệp và tìm cách cướp lấy nỏ thần. Mị Châu luôn giữ là một người vợ yêu chồng, thủy chung và cả sự yêu đuối của người con gái trước sự dỗ dành ngon ngọt của tên gián điệp. Khi lấy được nỏ thần, trước khi về nước, trong lời nói của Trọng Thủy có nói rõ âm mưu nhưng Mị Châu đã không nghĩ đến mà chỉ cho rằng thể hiện lòng thủy chung của tình yêu vợ chồng. Biết mình có tội Mị Châu chấp nhận cái chết, nàng chỉ cầu mong được giải oan qua hình tượng: máu - châu ngọc. Mị châu vừa có một tình yêu chân thật và vừa có trách nhiệm với đất nước. Nàng không cố tình để đất nước mình rơi vào tay kẻ thù. Còn với Trọng Thủy, mặc dù sau có nhảy xuống dưới tử tự khi thấy hình bóng của Mị Châu nhưng nó chỉ thể hiện sự hối lỗi với Mị Châu.
Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc. Nhân dân ta vừa ca ngợi công lao của An Dương Vương trong việc dựng thành bảo vệ đất nước nhưng cũng phê phán ông đã quá chủ quan để cuối cùng đất nước lại rơi vào tay giặc. Truyện cũng có một bi kịch của tình yêu giữa Mị Châu - Trọng Thủy để cho chúng ta một bài học về sự cảnh giác bởi kẻ thù có khi ngay ở bên cạnh ta.
Mk có ghi là viết đoạn văn mà đây là bài văn rồi
Thank you
Đoạn văn tham khảo:
Vở chèo Kim Nham kể về câu chuyện hôn nhân của Kim Nham và Xúy Vân, một người thì chuyên tâm học hành, còn một người thì khao khát được yêu thương . Sự bất đồng tư tưởng đã dẫn đến bi kịch tình yêu giữa hai người. Đoạn trích: “Xúy Vân giả dại” tái hiện cảnh Xúy Vân giả điên mong thoát khỏi Kim Nham, nhưng ẩn chứa trong đó là nỗi niềm tâm sự đầy nước mắt của người phụ nữ thiếu vắng tình yêu. Đặt trong toàn bộ vở chèo, số phận Xuý Vân còn thể hiện những điểm đáng thương khác nữa. Xuý Vân không được lựa chọn hôn nhân, lấy Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt, nàng phải chung sống với người mình không yêu. Xuý Vân đến với Trần Phương không giữ trọn tiết làm vợ là một hành động nên phê phán nhưng cũng là một hành động mạnh mẽ, dám vì tình yêu. Chính cái ước mơ chính đáng và tình cảnh bế tắc, cô đơn, lạc lõng giữa gia đình nhà chồng đã đẩy Xuý Vân đến sự lựa chọn tự do nhưng đầy bi kịch. Xúy Vân cô đơn hiu quạnh như người muốn sang sông nhưng không thấy đò. Hình ảnh con đò là hình ảnh ân dụ cho Kim Nham, chàng đã để nỡ chuyến, để nàng phải chờ đợi.Trong ca dao ta cũng bắt gặp hình ảnh con đò:
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa”
Tiếng hét của Xúy Vân xé tan không gian tĩnh lặng như một lời trách mắng Kim Nham. Phần cuối hình ảnh Xúy Vân đầu tóc rối bời, đôi mắt ngây dại khiến chúng ta chạnh lòng. Những thứ nghịch lý ngang trái đó thể hiện cuộc đời Xúy Vân chỉ toàn những bất hạnh khổ đau. Ở đây cũng có nét tương đồng với ca dao hài hước châm biếm. Phê phán nhưng cũng nói nên khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc là chính đáng, đó là ước muốn muôn thuở của con người, không lửa nóng tro tàn nào hủy diệt nổi.
Tham khảo:
A. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thuyết
- Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Nhân vật An Dương Vương là nhân vật trung tâm của truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước.
B. Thân bài:
* Cảm nhận về công lao dựng nước
- Rời đô về Cổ Loa: Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng bằng để ổn định cuộc sống nhân dân.
→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng
- Quá trình xây thành
+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lở tới đó.
+ Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.
+ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc
→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.
- Chế nỏ
+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.
→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.
- Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.
→ Bài học về dựng nước và giữ nước.
⇒ Tiểu kết:
- Nội dung:
+ Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.
+ Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu
+ Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, chế nỏ.
* An Dương Vương và những sai lầm dẫn đến mất nước
- Những sai lầm của An Dương Vương
+ Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.
+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.
+ Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.
→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.
- Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu
→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương.
- Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.
→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.
⇒ Tiểu kết:
- Nội dung: Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất nước, thái độ bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà vua.
- Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.
C. Kết bài
- Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương
- Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.