K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2023

- Tăng trưởng kinh tế và sự đa dạng hóa: Sự đổi mới đã giúp Việt Nam phát triển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp truyền thống thành một nền kinh tế đa ngành, đa dạng hóa hơn. Ngành công nghiệp đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

- Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ chốt như chế biến thực phẩm, dệt may, điện tử, ô tô, và ô tô phụ tùng đã phát triển mạnh mẽ. Việt Nam đã trở thành một địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp.

- Thành tựu trong xuất khẩu: Công nghiệp đã đóng góp quan trọng vào việc tăng cường xuất khẩu, giúp gia tăng thu nhập cho đất nước. Các mặt hàng như điện tử, dệt may, giày dép, và linh kiện ô tô đã trở thành các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

- Phát triển khu công nghiệp: Qua việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, Việt Nam đã thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ vào sự đầu tư và phát triển hạ tầng, các khu công nghiệp đã đóng góp vào tạo ra việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước.

- Đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm: Sự đổi mới công nghệ đã giúp ngành công nghiệp Việt Nam cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến đã giúp tăng năng suất sản xuất, khắc phục sự lạc hậu và cải thiện sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

13 tháng 10 2023

- Tăng trưởng kinh tế và sự đa dạng hóa: Sự đổi mới đã giúp Việt Nam phát triển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp truyền thống thành một nền kinh tế đa ngành, đa dạng hóa hơn. Ngành công nghiệp đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

- Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ chốt như chế biến thực phẩm, dệt may, điện tử, ô tô, và ô tô phụ tùng đã phát triển mạnh mẽ. Việt Nam đã trở thành một địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp.

- Thành tựu trong xuất khẩu: Công nghiệp đã đóng góp quan trọng vào việc tăng cường xuất khẩu, giúp gia tăng thu nhập cho đất nước. Các mặt hàng như điện tử, dệt may, giày dép, và linh kiện ô tô đã trở thành các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

- Phát triển khu công nghiệp: Qua việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, Việt Nam đã thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ vào sự đầu tư và phát triển hạ tầng, các khu công nghiệp đã đóng góp vào tạo ra việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước.

- Đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm: Sự đổi mới công nghệ đã giúp ngành công nghiệp Việt Nam cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến đã giúp tăng năng suất sản xuất, khắc phục sự lạc hậu và cải thiện sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

25 tháng 2 2016

- Văn học : Có các anh hùng ca nổi tiếng của Hômerơ là Iliat và Ôđixê ; Kịch có nhà viết kịch Xôphốclơ vở Ơđip làmvua, Ê - sin viết ở Ôrexti.

- Giá trị của các vở kịch ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc

- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.

Tham Khaor

Những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

– Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời, ..

 

Quảng cáo

 

– Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chung, bánh giầy.

– Tục cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biển, nhất là hội mùa.

– Các lễ hội gần với nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng được tổ chức thường xuyên.

Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc.

Công nghệ luyện đúc đồng phát đạt

Nền văn hóa khảo cổ học Đông Sơn phân bố khắp lãnh thổ miền Bắc nước ta kéo dài từ suốt thiên niên kỷ thứ nhất TCN đến các năm SCN, mà tiêu chí là công nghệ luyện đúc đồng đạt đến trình độ điêu luyện

Các trung tâm lớn của văn minh Đông Sơn có nhiều, nhưng những địa danh liên quan đến Thục Phán – Âu Lạc lại nổi trội hơn hết, đó là Đào Thịnh – Yên Bái với sưu tập hiện vật đồ đồng đa dạng, trong đó có thạp đồng Đào Thịnh và nhiều trống đồng Đông Sơn. Đó là Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc, lại là địa danh văn minh Đông Sơn xuất sắc vùng hạ lưu sông Hồng phía dưới Việt Trì.

Ở Cổ Loa có nhiều trống đồng Đông Sơn thuộc trống loại I Hêgơ, có hàng vạn mũi tên đồng. Cũng tại khu vực Cổ Loa tìm thấy nhiều lưỡi cày đồng. Có lẽ chưa có một địa danh văn minh Đông Sơn nào lại quy tụ nhiều loại hiện vật có giá trị tiêu biểu như ở Cổ Loa.

Chinh phục đồng bằng sông Hồng

Việc dời đô về Cổ Loa, bỏ qua Việt Trì – Phú Thọ thời Hùng Vương chứng tỏ rằng, cư dân Việt cổ của nước Âu Lạc đã chinh phục được đồng bằng sông Hồng. Điều lý thú là hàng loạt lưỡi cày đồng tìm thấy ở Cổ Loa, chứng tỏ rằng lúc đó nghề nông làm lúa nước bằng cày (có thể do người kéo hay súc vật kéo) đã phát triển.

Cây lúa hạt thóc là lương thực chủ đạo của cư dân Âu Lạc, những ruộng lúa ven châu thổ sông Hồng đã chín vàng vào mùa khô là điều chắc chắn. Thời Âu Lạc của An Dương Vương đã khác thời Văn Lang của Hùng Vương về lương thực là rõ ràng. Bởi vì thời Hùng Vương đồng ruộng vùng trung du, những đồng bằng hẹp ven sông, lợi dụng thủy triều lên xuống để làm ruộng…

Tất nhiên, kết quả là có hạn. Đến thời An Dương Vương, ruộng đất được cày xới, nghề nông dùng cày hiệu quả hàng chục lần hơn nghề nông dùng cuốc thời Hùng Vương, là một tiến bộ vượt bậc. Với nông nghiệp dùng cày, kinh tế thời Âu Lạc đã đạt đến trình độ cao. Đó là thành tựu rực rỡ của Âu Lạc.

Phát triển đô thị cổ

Với thành Cổ Loa, lâu nay giới nghiên cứu nói nhiều đến ý nghĩa quân sự của tòa thành này. Nhưng điều mà ít người nói đến Cổ Loa là ở vị thế đô thị cổ của nó.

Có thể là trung tâm hành chính không phải là đô thị cổ và trung tâm quân sự chưa phải là đô thị cổ. Nhưng Cổ Loa là đô thị cổ đích thực, bởi trình độ kinh tế thời Âu Lạc đã được thể hiện ở Cổ Loa, từ làng mạc vươn tới đô hội, nơi có tất cả mọi ngành nghề, quay về hướng nam, nơi có đồng bằng màu mỡ, có nhiều con sông nối với Cổ Loa, sông Hồng, sông Cầu…

Ba hạng mục thành tựu rực rỡ của Âu Lạc như vẫn còn đó trong những gì mà người Việt cổ lưu lại cho con cháu, từ truyền thuyết – di tích – hiện vật đến tâm tưởng của mọi thế hệ con cháu của Âu Lạc.

 

27 tháng 3 2022

refer

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức

12 tháng 10 2023

- Tổ chức xã hội:

+ Cư dân sinh sống trong các xóm làng (còn gọi là: phum, sóc), gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống, cùng sinh sống trên một khu vực

+ Xóm làng (phum, sóc) có quan hệ lỏng lẻo với nhau và bị chia cắt bởi rừng rậm, đầm lầy.

- Nhà nước Phù Nam là tập hợp của nhiều tiêu quốc và được tổ chức nhà nước theo thể chế quần chủ chuyên chế:

+ Vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.

+ Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại, tăng lữ.

25 tháng 4 2022

TK

1. Giáo dục

Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

- Nhà Mạc: tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, Hội để tuyển chọn nhân tài.

- Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

- Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. Nội dung Nho học sơ lược.

- Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

* Nhận xét:

- Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.

- Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, vẫn học sách Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.

Mục 2

2. Văn học

- Nho giáo suy thoái:

+ Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.

+ Ở Đàng Trong xuất hiện một số nhà thơ và hội thơ; các nhà nghiên cứu biên soạn, sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,... => Văn học thêm phong phú.

- Văn học chữ Nôm: phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan,...

- Văn học dân gian:

+ Nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

+ Nói lên tâm tư, nguyện vọng về cuộc sống tự do, thoát khỏi những lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê hương, phản ánh phong tục tập quán,...

- Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...

* Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII:

- Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.

- Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng.

- Thế kỷ XVIII, chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latinh ghi lại giọng nói của người Việt



 

18 tháng 3 2016

Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 đến năm 1225. Trong thời kì này đất nước đạt nhiều thành tựu về mọi mặt.

* Về chính trị

- Ngày  21-11-1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế (Lý Thái Tổ).

- Đầu năm 1010, Lý Thái Tổ lấy Hoa Lư chật hẹp, kinh tế thấp kem, giao thông khó khăn, ông hạ chiếu dời đô: "Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương có thé rồng cuộn, hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt chỗ ấy là hơn cả. Thực là chốn hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của sinh sư muôn đời". Mùa thu năm 1010, vua cho dời đô từ Hoa Lư về và gọi là Thăng Long.

- Hoàng thành Thăng Long được xây dựng gồm nhiều cung điện và có thành, hào bao quanh. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.

- Chính quyền trung ương từng bước được hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước có quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, lễ nghi, đối ngoại. Giúp việc cho vua có tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính pháp lí như sảnh, viện, đài. Ngoài ra còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

- Đất nước được chia thành nhiều lộ, phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phố phường của dân, có chức Lưu thủ trông coi.

- Quân đội được tổ chức quy củ. Có cấm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. Lộ Binh ở các địa phương được tuyển chọn theo chế độ "ngụ binh ư nông".

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.

- Quan lại ban đầu tuyển chọn từ con em gia đình quý tộc, quan lại. Về sau, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số chức vụ quan trọng.

- Nhà Lý cho dựng lầu chuông ở hai bên thềm điện Long Trì để dân kêu oan, mời vua xét xử. Hằng năm, vua thường rời kinh đi các nơi làm lễ "cày tịch điền", xem nhân dân cày cấy gặt hái.

- Chính sách đối ngoại: đối với các triều đại phong kiến phương Bắc tuy vẫn giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn nhưng luôn giữ tư thế của nước độc lập. Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Chawmpa, tuy có lúc căng thẳng nhưng luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

* Về kinh tế

- Nhà nước khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Lấy ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa.

- Nhà Lý có luật lệ bảo vệ trâu bò. Chú ý cho dân đào kênh máng, đắp đê. Nhiều năm được mùa lớn.

- Thủ công nghiệp thời Lý

+ trong nhân dân, các nghề cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ, dệt lụa, nghề in khắc gỗ... phát triển, chất lượng sản phẩm cao.

+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công để rèn vũ khí, đúc tiền, may áo mũ cho vua quan, xây dựng cung điện, đền đài, chùa.

+ Một số mỏ vàng, mỏ đồng được khai thác.

- Thương nghiệp

+ Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp. Hình thành các chợ huyện, chợ làng.

* Về văn hòa

- Tôn giáo: Phật giáo đạt mặc cực thịnh ở thế kỉ X-XIII

- Giáo dục: Nhà nước quan tâm đến giáo dục. Năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long. Năm 1075, nhà Lý tổ chức "thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường". Năm 1076, mở Quốc tử giám. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Kiến trúc: Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng gồm nhiều cung điện có hào thành bao quanh. Các ngôi chùa lớn, tháp chuông, đền đài được xây dựng.

- Âm nhạc, sân khấu dân gian như chèo, múa rối nước phát triển.

* Kháng chiến chống Tống bảo vệ độc lập dân tộc (1075-1077)