Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là kinh tế nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và một số ngành thủ công. - Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông) hay trong lãnh địa phong kiến (châu Âu).
Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản là: + Ở phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh. + Ở phương Tây: lãnh chúa và nông nô. - Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không đứng đầu cơ quan pháp luật.
Câu 1:
- Tự nhiên: Châu Âu có nhiều loại địa hình khác nhau như núi, đồng bằng và bờ biển dài. Khí hậu ở một số nơi lạnh và khắc nghiệt. Sông lớn như Sông Rhine (Ranh) và Sông Danube (Đa-nuýp) quan trọng cho giao thương và vận chuyển.
- Xã hội: Xã hội được chia thành các lớp như quý tộc, người làm công việc cho họ và nông dân. Quý tộc cung cấp đất và bảo vệ cho người làm việc.
- Kinh tế: Nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất. Nông dân trồng cây và nuôi động vật, thương mại và thủ công nghiệp cũng phát triển dựa trên việc giao thương và các thị trấn thương mại.
Câu 2:
Cải cách văn hóa tôn giáo là khi người ta muốn làm mới và cải thiện các khía cạnh của tôn giáo. Lý do chính là họ thấy có những vấn đề trong tôn giáo truyền thống mà họ muốn sửa chữa hoặc cải thiện. Ví dụ, họ có thể không hài lòng với cách quyền lực tôn giáo được sử dụng để kiểm soát người khác hoặc cản trở sự tiến bộ của tri thức và khoa học.
Câu 3:
Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX có nhiều thành tựu văn hóa quan trọng như tri thức, nghệ thuật và kỹ thuật. Những thành tựu này đã ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam thông qua trao đổi văn hóa và thương mại. Ví dụ, tri thức Trung Quốc đã ảnh hưởng đến triết học và văn hóa của Việt Nam, và nghệ thuật Trung Quốc đã tác động đến nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, như hội họa và kiến trúc.
1.Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản : địa chủ và nông dân lĩnh canh (ở phương Đông) ; lãnh chúa phong kiến và nông nô (ờ phương Tây).
- Quan hệ giữa các giai cấp : giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.
2,
Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt v.v... mà sau này phát triển thành các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý (I-ta-li-a) v.v...
Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời cũng được phong các tước vị cao, thấp khác nhau như công tước, hầu tước, bá tước, nam tước...
Thế là những người này vừa có ruộng đất, vừa có tước vị. Họ trở nên có quyền thế và rất giàu có. Đó là các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa.
Chúc bạn học tốt
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).
+Chính trị và tư tưởng.
Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.
kinh tế: + phương đông: nông nghiệp trồng lúa nước
+ phương tây: thủ công nghiệp trong lãnh địa khép kín
xã hội: + Phương đông: địa chủ, nông dân lĩnh canh
+ phương tây: lãnh chúa, nông nô
1.-Các cuộc phát kiến địa lý:
+Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.
+Va-xcô-đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ
+Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
+Ma- gien-lăng đi vòng quanh trái đất.
-Nguyên Nhân:
+Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.
+Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.
+Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
-Hệ quả:
+ Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, những con đường, vùng đất, dân tộc mới; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
+ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
+ Tuy nhiên, cũng nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
2.-Quá trình hình thành:
+ Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.
+ Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
+ Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô
-Đặc trưng:Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.
3.-Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.
->Vai trò của thành thị trung đại:
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
Tham khảo
https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-7/co-so-kinh-te-cua-xa-hoi-phong-kien-phuong-dong-va-chau-au-faq304394.html
bn ơi sai rồi giai cấp thống trị là lãnh chúa ( phương tây) còn địa chủ là phương đông
của mk có