K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2019

*Khởi nghĩa Yên Thế(1884-1913)

1, Nguyên nhân :

-Kinh tế nông nghiệp ngày càng sa sút đời sống nông dân các tỉnh Bắc Kì lâm vào khó khăn

- Chọn Yên Thế là vùng đất mới

-Pháp thực hiện chính sách Bình Định cuộc sống của họ bị xâm phạm

=> Họ buộc phải vũ trang chống Pháp

2, Diễn biến :

*Giai đoạn 1:(1884-1892)

-Tập hợp các cuộc khởi nghĩa nhỏ quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn

-4/1892: Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh

* Giai đoạn 2:(1893-1908)

-Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng

- nghĩa quân buộc pháp 2 lần giảng hòa . Trong lần giảng hòa thứ 2 nghĩa quân liên kết với các lãnh tụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

-Thực hiện vụ đầu độc Hà Thành

*Giai đoạn 3:(1909-1913)

-Pháp tập trung lực lượng mạnh tấn công căn cứ nghĩa quân anh dũng chiến đấu nhưng lực lượng hao mòn dần

- Ngày 10/2/1913 . Hoàng Hoa Thám bị sát hại, khởi nghĩa kết thúc

3, Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa

* Nguyên nhân :

+Bó hẹp trong một địa phương , bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch

+ Bị pháp và phong kiến đàn áp

+ Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

* ý nghĩa :

+Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân

+Làm chậm qua trình xâm lược và Bình Định của Pháp

+Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên

13 tháng 5 2022

Hoàng Hoa Thám là người lãnh đạo, đưa ra đường lối tác chiến, đưa ra hướng đi, mục tiêu cụ thể để cuộc khởi nghĩa thành công thì người thủ lĩnh có vai trò quan trọng

15 tháng 4 2021

Hoàng Hoa Thám, tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1858, quê ở làng Dị Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp, là cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt và kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Vượt lên trên tất cả ký ức hào hùng cuộc khởi nghĩa là hình ảnh của người thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám – Hùm Thiêng Yên Thế.

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Ninh tháng 3/1884, Hoàng Hoa Thám ra nhập nghĩa binh của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm. Tháng 4/1892, Đề Nắm bị Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế.

Qua 10 năm chiến đấu với nghĩa quân Yên Thế từ năm 1884 – 1894, quân Pháp xâm lược phải gánh nhiều thiệt hại nặng nề. Tiêu biểu là các trận đánh ở Thung Lũng, Hố Chuối năm 1890 và Đồng Hom năm 1892.

Ngày 29/1/1909, Thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng là lực lượng lớn nhất lúc đó, do đại tá Ba Tay và đại thần Lê Hoan mở cuộc tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Cuộc chiến đấu không cân sức này đã làm cho nghĩa quân tổn thất nặng nề.

Đến ngày 10/2/1913, Hoàng Hoa Thám bị giặc sát hại. Cuộc khởi nghĩa tuy bị dập tắt song đã để lại một trang sử hào hùng về truyền thống, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Đặc biệt là những nét độc đáo về chiến tranh du kích về xây dựng lực lượng, căn cứ làng xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp.

Trên quê hương của người anh hùng áo vải, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, năm 2004, Hưng Yên đầu tư xây dựng nhà tưởng niệm Hoàng Hoa Thám. Nhà tưởng niệm nằm ngay cạnh tỉnh lộ 200 và ở trung tâm xã. Trông nom cho nhà tưởng niệm là thế hệ các cháu của cụ Hoàng Hoa Thám.

Những người thân của Hoàng Hoa Thám ở đây đều mang họ Đoàn và họ Trương để tránh bị thực dân Pháp truy sát. Dẫu vậy truyền thống yêu nước của cha ông mà điển hình là của Hoàng Hoa Thám vẫn được lớp lớp cháu con trong dòng họ gìn giữ và phát huy.

TICK CHO MIK NHÉ

29 tháng 3 2022

C

29 tháng 3 2022

C

Thủ lĩnh tối cao của phong trào nông dân Yên Thế trong những năm 1892 – 1913: * A. Đề Nắm B. Đề Thám. C. Phan Đình Phùng D. Đinh Công Tráng Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là: * A. Khởi nghĩa Bãi Sậy B. Khởi nhĩa Ba Đình C. Khởi nghĩa Hương Khê D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh Người dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí,...
Đọc tiếp

Thủ lĩnh tối cao của phong trào nông dân Yên Thế trong những năm 1892 – 1913: * A. Đề Nắm B. Đề Thám. C. Phan Đình Phùng D. Đinh Công Tráng Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là: * A. Khởi nghĩa Bãi Sậy B. Khởi nhĩa Ba Đình C. Khởi nghĩa Hương Khê D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh Người dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước là: * A. Trần Đình Túc B. Nguyễn Huy Tế C. Nguyễn Trường Tộ D. Nguyễn Lộ Trạch Hiệp ước nào triều đình Huế kí với Pháp có nội dung "Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp, đổi lại Pháp rút khỏi Bắc Kì": * A.Hiệp ước Nhâm Tuất B.Hiệp ước Giáp Tuất C.Hiệp ước Qúy Mùi D.Hiệp ước Pa-tơ-nốt Các quan lại, sĩ phu yêu nước mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, canh tân đất nước vì: * A. Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh. B. Đất nước ngày một nguy khốn C. Tác động của thực dân Pháp. D. Ý A cà B đúng.Trong cuộc tấn công mở rộng đánh chiếm ra Cầu Giấy lần thứ nhất, quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân: * A. Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc B. Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản C. Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn Nghị D. Trần Tấn, Đặng Như Mai Đây là một câu hỏi bắt buộc Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương” vào ngày: * A. 20-7-1885 B. 17-3-1885 C. 3-7-1885 D. 13-7-1885 Đây là một câu hỏi bắt buộc Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trong thời gian: * A. Từ năm 1885 đến năm 1887 B. Từ năm 1885 đến năm 1896 C. Từ năm 1886 đến năm 1887 D. Từ năm 1886 đến năm 1896 Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê là: * A. Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng B. Phan Đình Phùng, Cao Thắng C. Phạm Bành, Đinh Công Tráng D. Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám Đây là một câu hỏi bắt buộc Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) được ký kết tại: * A. Thuận An B. Kinh thành Huế C. Hà Nội D. Gia Định Tướng giặc bị tử trận tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất là: * A. Đuy-puy B. Gac-ni-ê. C. Hác-măng D. Ri-vi-eSự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là * A. Quân Pháp đánh chiếm Thuận An – cửa ngõ của kinh thành Huế, triều đình phải xin đình chiến (1883). B. Quân Pháp đánh chiếm được thành Hà Nội, đại diện triều đình là Tổng đốc Hoàng Diệu đã tự vẫn (1882). C. Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình rối loạn (1883). Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888), phong trào Cần Vương: * A. Đã chấm dứt B. Chỉ còn diễn ra ở Trung Kỳ. C. Vẫn tiếp tục hoạt động. D. Vẫn được duy trì và dần dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, vì: * A. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. B. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa rất tài giỏi C. Cuộc khởi nghĩa có quy mô lan rộng ra cả vùng Yên Thế (Bắc Giang) D. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 30 năm, gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình nhà Nguyễn: * A. 20 bản điều trần B. 30 bản điều trần C. 25 bản điều trần D. 35 bản điều trần Đứng đầu phái chủ chiến tại kinh thành Huế là: * A. Vua Hàm Nghi B. Tôn Thất Thuyết C. Phan Đình Phùng D. Nguyễn Thiện Thuật Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) là chiến công của: * A.Quân đội triều đình nhà Nguyễn B.Đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc C.Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu D.Đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873) * A. Triều đình Huế vi phạm một số điều khoản trong Hiệp ước 1862 B. Giúp triều đình Huế đánh dẹp cướp biển tại Hạ Long C. Bênh vực giáo dân bị triều đình đàn áp D. Giải quyết vụ Đuy-puy Một trong những sĩ phu tiêu biểu của phong trào cải cách là: * A. Hoàng Hoa Thám B. Tôn Thất Thuyết C. Phan Đình Phùng D. Nguyễn Trường Tộ Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là ở: * A. Nam Kỳ và Trung Kỳ B. Bắc Kỳ và Nam Kỳ. C. Bắc Trung Kỳ và Bắc Kỳ D. Nam Kỳ

0
16 tháng 4 2023

1 Sự khôn khéo trong nghê thuật quân sự của HHT là phương châm " vừa đánh vừa đàm " , từ năm 1897 đến 1909 đã có hai lần đình chiến giữa nghĩa quân với Pháp.

2 Chia nghĩa quân thành nhiều toán nhỏ, phân tán trong rừng và xóm làng nhằm bảo toàn lực lượng và xây dựng căn cứ, kết hợp chiến đấu.

3 Di chuyển hoạt động của nghĩa quân trong địa bàn rộng, gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên nhằm tránh những đợt tấn công tổng lực của địch; đồng thời tích cực phối hợp với nhiều lực lượng ở các nơi khác nhau cùng các nhà yêu nước ở Bắc kỳ và Trung kỳ để tăng thêm sức mạnh cho nghĩa quân.

4 Vừa sản xuất tự túc lương thực, vừa mua sắm vũ khí và luyện quân. Tiêu biểu nhất ở đồn Phồn Xương, Hoàng Hoa Thám đã xây dựng nơi đây thành một xã hội gắn kết chặt chẽ giữa nghĩa quân với dân làng, tạo ra thế trận vững chắc trên một địa bàn rộng lớn.

#hzi

cop bài ở nơi khác thì nhớ ghi tham khảo vào nhé!

https://hoidap247.com/cau-hoi/5806700

15 tháng 4 2019

– Lãnh đạo: Đề Thám (Hoàng Hoa Thám).

– Lực lượng tham gia: chủ yếu là nông dân.

– Mục tiêu: đánh đuổi giặc Pháp, bảo vệ quê hương đất nước.

– Địa bàn: chủ yếu diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

– Phương thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.

– Diễn biến:

+ Giai đoạn 1884 – 1892, nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, chưa thống nhất sự chỉ huy của 1 người. Thủ lĩnh uy tín nhất là Đề Nắm chỉ huy đẩy lùi nhiều trận càn quét chùa quân Pháp. Xây dựng hệ thống phòng ngự ở Bắc Yên Thế. Tháng 3 – 1892, Pháp huy động lực lượng tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng nề, nhiều người bị bắt và giết hại. Tháng 4 – 1892, Đề Nắm bị sát hại.

+ Giai đoạn 1893 – 1897, Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, tìm cách giảng hòa với Pháp để củng cố lực lượng (10 – 1894). Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu, Pháp lại tổ chứa tấn công. Để bảo toàn lực lượng, Hoàng Hoa Thám xin giảng hòa lần hai(12 -1897) phải chấp nhận những điều kiện ngoặt nghèo do Pháp đề ra. Tuy nhiên, nghĩa quân vẫn ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

+ Giai đoạn 1898 – 1908, tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Hoàng Hoa Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự ® đội quân rất tinh nhuệ, thiện chiến.

+ Năm 1908, Pháp mở cuộc tấn công tiêu diệt phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng, nhiều thủ lĩnh đã hi sinh. Tháng 2 – 1913, Hoàng Hoa Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

– Kết quả: Phong trào kéo dài suốt 30 năm nhưng cuối cùng bị thực dân Pháp đàn áp và dập tắt.

– Nguyên nhân thất bại:

+ Sau khi đàn áp xong phong trào Cần Vương, Pháp có điều kiện tập trung lực lượng đàn cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Để tiêu diệt nghĩa quân, thực dân Pháp đã kết hợp tấn công quân sự và chính trị (Pháp giảng hòa, dùng tay sai…).

+ Do sự chênh lệch lực lượng giữa ta và địch.

+ Thiếu vai trò lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất. Chứng minh sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

+ Để lại bài học kinh nghiệm về cách thức tổ chức, lãnh đạo, phương pháp, chiến thuật, hậu phương…

16 tháng 3 2022

D

16 tháng 3 2022

D