Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa .
dài quá lại ko mún làm òi
bn tach nhỏ r đi ko ai làm câu hỏi dài thế đâu
Tham khảo: Câu 1: Truyện đồng thoại là một thể loại rất thích hợp với trẻ em, nhất là các em ở lứa tuổi nhi đồng
Câu 2: 1) Nhân vật chính trong truyện cổ tích thường là kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch… nhưng đều người hiền lành, tốt bụng, dũng cảm, thật thà,..
(2) Truyện thể hiện nhân dân ta luôn có ước muốn trong cuộc sống cái thiện luôn chiến thắng cái ác, ác giả ác báo
(3) Để gửi gắm niềm tin, ước mơ của nhân dân, truyện cổ tích lúc nào cũng có kết thúc là cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác (đặc biệt là các câu truyện cổ tích Việt Nam
Câu 3: -Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định; có mở đầu, diễn biến và kết thúc
- Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ… được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật…
-Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện ngôi thứ ba), không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện
Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.
Câu 4: Lục bát (chữ Hán: 六八) là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.
Câu 5: Lục Bát biến thể là thơ Lục Bát được biến đổi cách gieo vần, cấu trúc bằng trắc và ngắt nhịp trong câu. Nghĩa là chữ thứ 4 của câu Bát vần với chữ cuối của câu Lục. Cả 2 sự cùng dấu này đều không tính lỗi, vì không thể đổi khác. Chín phần thương vợ còn LÀ thơ ngây.
Câu 6: Du ký: loại ký có cốt truyện ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn.
Câu 7:
Ký sự:là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại ký này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn. Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Ký sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét.Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
dế mèn là 1 nhân vật đũng cảm và nhân từ biết lo lắng cho người bị đánh .
Đó là hiểu biết của m nhé !
k m nhé !
Trình bày hiểu biết của em về từ và cấu tao từ trong tiếng việt
- Từ là ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
- Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.
- hok tốt
Quê em nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, nơi có nhiều hải sản và đảo Yến, có nhiều cánh đồng bát ngát lúa thơm. Mời mọi người hãy ghé thăm quê em, thị xã Ninh Hoà với những cánh đồng làng sản xuất lúa một năm ba vụ, nơi phát triển ngành nghề tiểu thủ công mĩ nghệ xuất khẩu. Mọi người hãy dạo chơi ở phố, băng qua chợ Dinh để cảm nhận làn gió mát từ sông thổi vào khu phố chợ. Cảnh phố, cảnh quê hoà hợp như tấm lòng mộc mạc của những nông dân và ngư dân miền biển. Và mọi người hãy dạo chơi ở Dốc Lết, mũi Hòn Khói, nơi cực Đông của Tổ quốc. Bãi tắm ở đây phô triền cát trắng, tiếp giáp với vùng biển xanh mênh mông. Em rất yêu và tự hào về cảnh đẹp của quê em.
Quê hương..!
Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.
Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.
Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, con chó con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.
Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.
Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!
Ths. Trần Bá Long
Phòng Khoa học – Thông tin – Tư liệu
Là một loại hình nghệ thuật đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, tuy nhiên, do Dân ca Nghệ Tĩnh có nguồn gốc rất xa xưa, lại được truyền lại chủ yếu qua dân gian nên loại hình nghệ thuật này chỉ được người dân Việt Nam, kể cả người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà tĩnh biết đến nó vì sự đặc sắc của nó chứ không biết nhiều về bản thân loại hình nghệ thuật này. Ngay cái tên của nó là Giặm hay Dặm cũng đang còn được bàn cãi bởi các nhà nghiên cứu nghệ thuật. Nhân dịp Nghệ An, Hà Tĩnh đón nhận quyết định của UNESCO về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Nói đến Dân ca Nghệ Tĩnh phải nói đến ba thể hát đó là: hát Hò, hát Ví và hát Giặm. Đây là ba thể đặc sắc và điển hình nhất của người việt Nghệ Tĩnh. Bởi nó thể hiện được rõ bản sắc của một vùng quê Bắc Trung Bộ. Tính đặc sắc của nó có thể so sánh với một số thể hát Dân ca của các vùng khác như: hát Xoan, hát Ghẹo ở Phú Thọ, dân ca Quan họ ở Bắc Ninh, hát Lý, hát Hò ở Huế, hát Bài chòi ở Bình Định… Tuy nhiên Hò , Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nếu xét về thổ sản của vùng miền thì vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng: thổ sản của Dân ca Nghệ Tĩnh thì chỉ có hát Ví và hát Giặm, còn Hò là thể hát được Nghệ hóa từ đằng trong ra và đằng ngoài vào. Cũng có ý kiến cho rằng Hò , Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã bám sâu gốc rễ của nhân dân xứ Nghệ hàng bao đời nay và cụm từ Hò, Ví, Giặm là không thể tách rời. Nếu chỉ dựa vào tên gọi để xếp nó vào hàng thổ sản thì không thể thuyết phục. Nói về hát Ví: Ngoài hát Ví Nghệ Tĩnh ra còn có hát Ví của Đồng Bằng Bắc Bộ. Hát Giặm thì có hát giặm của Hà Nam Ninh. Hò thì có Hò Huế, Hò Quảng Bình, Hò Quảng Nam, Hò Quảng Trị, Hò Nam Bộ…
Dân ca Ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa... Lời ca của dân ca Ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở 259 làng, thôn, xóm, khu dân cư của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân địa phương, làm nên bản sắc riêng của văn hóa xứ Nghệ.
Ví, Giặm
Là hai thể hát dân ca có ca từ bằng thơ dân gian cô đọng, súc tích, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát nên luôn được trao truyền, kế thừa và sáng tạo. Các chuyên gia ước tính có khoảng 15 điệu Ví, 8 điệu Giặm được gọi tên theo bối cảnh cuộc sống, lao động, nghề nghiệp như Ví phường vải, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể…
Theo thống kê năm 2013, tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện vẫn còn 259 làng có thực hành dân ca Ví, giặm, có 75 nhóm dân ca Ví, Giặm đang hoạt động với trên 1.500 thành viên. Qua tìm hiểu và nghiên cứu về tính chất và môi trường không gian diễn xướng dân ca Hò-Ví-Giặm các nhà nghiên cứu tìm thấy các đặc trưng diễn xướng của Ví giặm Nghệ Tĩnh:
- Hát gắn với không gian và môi trường lao động .
- Hát mang tính du hý vào những dịp Hội hè, Tết nhất, Đình đám, thi thố tài năng.
- Tính giao duyên giữa những lứa đôi trai gái.
- Tính tự tình, nghĩa là mượn câu hát để bộc lộ nội tâm.
- Tính tự sự, dùng hình thức kể vè để thuật lại những sự việc xẩy ra.
- Tính chất tâm linh.
- Tính giáo huấn.
- Tính hành nghề (mưu sinh) đối với các phường trò chuyên nghiệp hoá.
- Tính đa dùng. Nghĩa là nó giàu tính biểu cảm.
- Tính phổ cập. Hầu như khắp mọi miền quê, trai gái trẻ già ai ai cũng có thể hát được.
Hát Ví
Hát Ví hát giao duyên nam nữ được phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷ trước dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái. Vào các đêm trăng sáng thường đi ngắm trăng. Hát theo lối tường thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào đó trong quá trình lao động và nông nhàn, trong lối sống thường nhật lâu dần được dân gian hóa.
Hát Ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co dãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)
Tính biểu cảm của hát Ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian thời gian và tâm tính của người hát. Âm vực của Ví thường không quá một quãng 8. Tình điệu Ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết ân tình. Tuy vậy, vẫn có loại Ví ghẹo và Ví mục đồng nghe dí dỏm hài hước, nghịch ngợm hồn nhiên tươi trẻ.
Thể hát Ví: Ví có nhiều điệu như: Ví đò đưa, Ví phường vải, Ví phường cấy, Ví phường võng, Ví phường chè, Ví đồng ruộng, Ví trèo non, Ví mục đồng, Ví chuỗi, Ví ghẹo...
Hát Giặm
Đã có nhiều ý kiến giải thích về tên gọi của hát Giặm. Người thì cho rằng giặm là quãng (quãng đường), người thì nói giặm là giẵm (giẫm chân theo nhịp hát); Theo ngôn ngữ bản địa, giặm là động từ là chen vào hay chêm vào (Giặm mạ, giặm lúa…) như vậy có thể tạm thống nhất là Giặm chứ không phải là Dặm vì hát "Giặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau.
Giặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ), nói cách khác thì Giặm là thơ ngụ ngôn / vè nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với Ví, Giặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài Giặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài Giặm/ vè không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6,7 chữ (do lời thơ biến thể).
Giặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại Giặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả Giặm trữ tình giao duyên. Âm nhạc đi theo thường là phách. Các làn điệu của hát Giặm như: Giặm xẩm, Giặm nối, Giặm vè, Giặm điên, Giặm của quyền, Giặm kể.
Hát Giặm có thể xếp vào thể loại hát Giao duyên. Bởi đây là thể hát có lề lối, tuy không được quy củ cho lắm nhưng hình thức ca hát cũng là đối đáp nam nữ, bên này đối với bên kia. Qua quá trình hát cũng đã có chuyện trao tình trao ngãi và cũng có chuyện nên duyên, nên nghĩa vợ chồng:
Nghe đồn chợ Cầu hơn đỗ
Đồn chợ Trỗ hơn Vưng
Gạo chợ Chế cầm thưng
Bạc chợ Vịnh cầm chừng
Tui với mự ta chung lưng
Tui năm quan tiền kẽm
Mự chục quan tiền Đồng
Bỏ vô gánh vô gồng
Ai chung nữa cũng không
Vô đàng trong ta chạm Gạo
Ra đàng ngoài ta chạm Gạo.
Và khi đã thương nhau thì cũng hẹn hò xe kết:
Khi mô lươn lên rừng mần tổ
Vượn chống Nôốc đi buôn
Ruồi độ gãy cành cơn
Nước đỗ thấm lá Môn
Chuột khoét thủng Hoành Sơn
Anh với em xa ngái
Bạn với mình xa ngái.
Song cũng có khi mối tình lỡ dở, những lời lẽ oán trách cũng tràn ngập trong những câu hát Giặm:
Trước thì mự nói mự thương
Cau tui dành để trên buồng
Trầu tui dành để ngoài nương
Tiền thì buộc chạc trong rương
Lợn thì ục ịch trong chuồng
Giừ thì mự nói mự nỏ thương
Trầu thì rụng cuống ngoài nương
Lợn thì bỏ cám trong truồng
Chọng thì để môốc trong buồng
Bạc tình chi rứa mự
Chi mà bạc tình rứa mự.
Trong lề lối hát Giặm cũng có lệ xưng danh, xưng quê quán:
Em vốn tuổi con rồng
Họ với đức Gia Long
Tên cùng với Chu Công
Làng em ở bên sông
Nhà em ở giữa đồng
Trong vườn có cơn Hồng
Có bể cạn nước trong
Có thiên đài thổ công
Mời anh sang ta nhởi
Xin mời chàng sang nhởi.
Giặm còn để bắt bẻ nhau, bài xích nhau hoặc đấu trí, đấu lời. Đây cũng là hiện tượng đối đáp thường xẩy ra trong hát Giặm. Ngoài loại hát Giặm có đối đáp còn có hát Giặm không có đối đáp như: Giặm ru, Giặm nối, Giặm kể… Giặm ru là Giặm được hát lúc ru con với nhịp điệu chậm rãi và có phần buông lơi, giai điệu buồn buồn, tha thiết; Giặm kể thì thường dùng những lời ca nhằm kể lại những câu chuyện trong làng ngoài xóm; Giặm xẩm là làn điệu Giặm mà những người hát Xẩm thường hay hát. Họ là những người mù, dùng lời ca tiếng hát để kiếm kế sinh nhai. Giặm Xẩm thường kể lể sự tình, than thân trách phận để kêu gọi tình thương đối với đồng loại khi gặp khó khăn trắc trở. Vào thời chiến loạn đất nước bị xâm lược, đô hộ thì Giặm xẩm còn được những người hát Xẩm dùng lời ca tiếng hát của mình kêu gọi nhân dân, kêu gọi đồng bào đứng lên chống giặc, chống ngoại xâm…
Về ca từ
Qua tìm hiểu một số thể hát Dân ca của một số vùng miền cho thấy hầu hết lời văn của nó thường dùng thể thơ Lục bát hoặc Lục bát biến thể chứ ít thấy thể thơ năm từ. Ngược lại ở hát Giặm Nghệ Tĩnh chủ yếu sử dụng thể thơ Ngũ ngôn mỗi câu 5 chữ, mỗi Trổ 5 câu. Câu thứ 5 được láy lại câu thứ 4 và nếu có biến thể thì các khung của trổ hát Giặm cũng được ổn định với quá trình từ câu mở đầu đến câu kết thúc:
Mự nỏ biết tui mô
Tui nỏ biết mự mô
Sóng ngoài Bể dồn vô
Mây rừng xanh kéo lạiMây đại ngàn kéo lại.
Cá biệt trong hát Giặm có dùng thể thơ 7 từ như trong hát Giặm cử a quyền:
Trước lên Đền tui quen cụ Thượ ng
Về chợ Hạ tui quen cụ Đình
Vô Lạc Thiện tui quen cụ Ấm Ninh…
Hay có bài Giặm lại được mở đầu bằng thơ Lục bát: Cực lòng mẹ góa con côi
Đi thì thương tiếc phải ngồi nuôi con
Trăm năm tính chuyện vuông tròn
Đành lòng ở vậy nuôi con thờ chồng.
Song thể thơ chủ đạo của hát Giặm vẫn là thể thơ 5 từ, tuy nhiên số lượng câu thơ trong mỗi khổ hay số từ trong mỗi câu có thể được mở rộng nhưng nguyên tắc vần chân và hiện tượng điệp câu vẫn được bảo lưu:
Têm một quả trầu không
Bỏ vô hộp con Rồng
Đi băng nội băng đồng
Qua năm bảy khúc sông
Nghe tin em đã có chồng
Anh quăng lắc vô bụi
Anh gạt tùa vô bụi
Số lượng câu thơ trong hát Giặm không hạn định, có thể hát hết khổ thơ này đến khổ thơ khác, kết thúc một khổ thơ luôn là câu láy lại. Đó là câu thứ 5 của khổ thơ. Câu thơ này còn có tác dụng là cầu nối sang khổ thơ khác. Bởi vậy một bài Giặm vè hay một bài Giặm nối có thể có độ dài khá lớn. Đây cũng là một trong những yếu tố khác biệt của hát Giặm Nghệ Tĩnh so với một số thể hát của vùng miền khác.
Một số tác phẩm Ví, giặm
Ví giận thương, Hát khuyên, đại thạch, tứ hoa, xẩm thương, xẩm chợ, một nắng hai sương, tình sâu nghĩa nặng, em giữ lời nguyền, khóc cha, cuộc đời nổi trôi, ai cứu chàng, Con cóc, xoay xở, lập lờ, lập loè, đi rao, đèo bòng, khen Thầy tài, to gan, uất ức, bướm say hoa, chồng chềnh, lòng vả lòng sung, Vào hội đông xuân, đứng thẳng người lên, gốc lúa quầng trăng, cha ơi ngồi dậy mà xem, hỡi công nông binh, hò vượt sông...
Hát giặm
Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ), nói cách khác thì dặm là thơ ngụ ngôn / vè nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với ví, giặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài dặm/ vè không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6,7 chữ (do lời thơ biến thể).
Dặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên.
Hát giặm là một thể loại hát nói bằng thơ ngụ ngôn (thơ - vè). Âm nhạc đi theo thường là phách. "Dặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau hát.
Các làn điệu của hát dặm như: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm của quyền, dặm kể. Có các tiết tấu phách mạnh, phách nhẹ, những nhịp trong và ngoài. Các thể loại này rất giàu tính tự sự, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày,...thuộc dạng thể thơ năm chữ,cách gieo vần,ngắt nhịp,...
Tham khảo:
* Số câu, số tiếng:
- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.
- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.
Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.
* Cách gieo vần:
- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.
- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.
* Phối thanh:
- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.
- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).
- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc
* Nhịp trong thơ lục bát:
- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 2
Bạn tham khảo nha(mik lm bừa thôi nhé):