K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2021

Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, (hiện nay khoảng trên chín mươi triệu người). Sự gia tăng dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh, hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra vào nửa cuối của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước là 1,43%, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.

13 tháng 9 2016

- Từ cuối nhưng năm 50 của thế kỷ XX dân số nước ta tăng nhanh, dẫn đến tình trạng “bùng nổ dân số”

- Vì cơ cấu dân số nước ta trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao(khoảng45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm

13 tháng 9 2016

jup tui voi

 

28 tháng 10 2023

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

28 tháng 10 2023

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

14 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

Tác động tích cực:
Việt Nam là một nước có qui mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào, là động lực tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế, điều này có lợi cho việc chuyển dịch lao động và tạo ra sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế, qui mô dân số lớn còn là thế mạnh, là tiềm năng vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị quốc gia.
Tác động tiêu cực:
Sức ép đối với việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng): Thông thường, lực lượng lao động xã hội chiếm khoảng 45-46% trong tổng số dân; tuy nhiên, do qui mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân số cao dẫn đến lực lượng lao động lớn và tăng nhanh. Mặt khác, lao động nước ta lại tập trung chủ yếu về nông nghiệp. Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động gia tăng.
Sức ép đối với tài nguyên, môi trường: Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động thiếu việc làm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả nặng nề về tài nguyên môi trường: diện tích rừng bị thu hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng, săn bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, thay vào đó là các vùng diện tích đất trống đồi trọc đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng khai thác biển cũng xảy ra tương tự, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do việc khai thác, vứt rác, chất thải bừa bãi do ý thức hạn chế của người dân…
Sức ép đối với y tế, giáo dục: Dân số tăng nhanh, trẻ em chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong khi đất nước còn nghèo đã tạo nên sức ép nặng nề đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao (9,8%). Một số vùng nông thôn chưa phổ cập xong chương trình tiểu học. Số trẻ em bỏ học hoặc không được đến trường còn nhiều.
Sức ép đối với an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: Dân số gia tăng cùng với việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các trào lưu văn hóa ngoại do quá trình hội nhập đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và lực lượng lao động trẻ thiếu việc làm sa ngã. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là mối lo ngại lớn đối với mỗi gia đình và toàn xã hội.

2 tháng 3 2016

Tình hình gia tăng dân số của tỉnh Tây Ninh:

-Gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa các địa phương trong tỉnh.

-Các huyện vùng sâu, biên giới tỉ lệ tăng cao hơn vùng thị xã, thị trấn.

+ Các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu mức tăng dân số cao hơn 1,71%.

+ Thị xã Tây Ninh, huyện Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng mức tăng thấp hơn 1,71%.

7 tháng 11 2016

Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta - Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục. - Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: + Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm. + Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.

 

20 tháng 12 2016

* Dân số:

+ Nước ta là một nước đông dân

+ Vào năm 2007, dân số của nước ta là 85,17 triệu người

* Tình hình gia tăng dân số:

+ Trong nhiều thời kì của thế kỉ XX, đặc biệt là cuối những năm 50 thì dân số nước ta tăng mạnh và rơi vào tình trạng bùng nổ dân số. Bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt vào cuối thế kỉ XX.

+ Từ năm 1954 -> 2003 dân số nước ta tăng 57,1 triệu người

+ Thời gian dân số tăng gấp đôi liên tục bị rút ngắn:

● Từ năm 1921 -> 1960 dân số tăng gấp đôi trong vòng 39 năm

● Từ năm 1960 -> 1989 dân số tăng gấp đôi trong vòng 29 năm

=> Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao (Năm 1960: 3,9%; Năm 1989: 2,1%; Năm 1999: 1,4%)

+Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta đã giảm, nhưng mỗi năm dân số vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người

* Đặc điểm của cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:

Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 0-14 tuổi giảm

Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 15-59 tuổi tăng

TỈ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng.

-> Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng chuyển hóa từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già. Mặc dù vậy, hiện nay nước ta vẫn đang là nước có cơ cấu dân số trẻ

20 tháng 12 2016

- Nguyên nhân:

+ Dân số nước ta đông

+ Tỉ lệ dân ở độ tuổi sinh đẻ cao

+ Quan niệm lạc hậu: Trọng nam khinh nữ, Trời sinh voi sinh cỏ

+ Kế hoạch hóa gia đình còn chưa phát huy hết khả năng, nhất là ở các vùng miền núi

+ Nguyên nhân của từng cá thể: Tập tính thích đông con,...

- Hậu quả:

+ Kinh tế:

● Làm cho kinh tế chậm phát triển

● Khó khăn trong giải quyết việc làm

● Ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa cung (cung cấp) và cầu (nhu cầu)

● Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ bị hạn chế

+ Tài nguyên và môi trường

● Tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng hơn

● Môi trường ngày càng bị ô nhiễm

● Thu hẹp môi trường sống của các loài động vật

+ Xã hội

● Chất lượng cuộc sống của người dân châm được nâng cao

● Thu nhập bình quân đầu người thấp

● Gây sức ép lớn cho văn hóa, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng

● Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn => Gây ra nhiều tệ nạn xã hội

2 tháng 1 2017

trả lời đúng rồi

9 tháng 9 2021

a) Cho biết số dân và sự gia tăng dân số ở nước ta 

- Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, (hiện nay khoảng trên chín mươi triệu người). Sự gia tăng dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh, hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra vào nửa cuối của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước là 1,43%, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.

Nguyên nhân dấn số tăng nhanh là vì:

+ Nhu cầu đòi hỏi cần có nhiều lao động

+ Do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao

+ Do ý thức về kế hoạch hóa gia đình chưa tốt, nhất là các đồng bào dân tộc ít người

+ Do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ muốn coscon trai để nối dõi tông đường

Hậu quả: Dân số tăng nhanh dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm, đất chật người đông, môi trường ô nhiễm và kinh tế chậm phát triển, an ninh trật tự không đảm bảo

- Vì vậy, việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ làm cô kinh tế phát triển ổn định tạo ra được nhiều cơ hội việc làm.

b). Giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số

* Sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta:

- Nhóm tuổi 0 -14: có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 39% (1989) xuống còn 33,5% (1999).

- Nhóm tuổi 14 – 59:  có xu hướng tăng lên, từ 53,8% (1989) lên 58,4% (1999).

- Nhóm trên 59 tuổi cũng tăng dần tỉ trọng từ 7,2% (1989) lên 8,1% (1999).

- Tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm từ 46,2% (1989) xuống 41,6% (1999).

⟹ Cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.

* Nguyên nhân:

- Nhóm tuổi từ 0 - 14 giảm do đây là kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong giai đoạn này (tuyên truyền giáo dục, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con…).

- Nhóm tuổi 14 - 59 tuổi tăng do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Nhóm tuổi trên 59 tuổi tăng do y tế phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.

9 tháng 9 2021

a) Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta

– Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục.

– Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn:

+ Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 – 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.

+ Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.

b) Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng hằng năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người, do:

– Quy mô dân số nước ta lớn.

– Cơ cấu dân số nước ta trẻ, các nhóm tuổi trẻ có tỉ trọng cao, do đó lứa tuổi sinh đẻ và “tiềm năng sinh đẻ” còn cao.

5 tháng 8 2021

Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm

Tỉ lệ sinh ở mức ổn định và đang giảm chậm.

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.

Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn.

5 tháng 8 2021

Tỉ lệ sinh ở mức ổn định và đang giảm chậm.

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.

Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn.