Đèo cao nắng ánh dao cài thắt...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2018

Hai câu đầu của đoạn thơ là lời hỏi và kể của người ra đi, muốn biết lòng người ở lại như thế nào và tự bộc lộ tấm lòng mình. Tám câu tiếp theo vẽ nên thiên nhiên Việt Bắc đầy thơ mộng và con người Việt Bắc đầy thân thương qua lời của người đi. Đầu tiên mùa đông xuất hiện với những bông chuối đỏ rực trên nền rừng xanh thẫm của những buổi hoàng hôn và hình ảnh con người lao động vui tươi. Tiếp đến là mùa xuân rực rỡ màu trắng của mơ và hình ảnh người đan nón. Rồi mùa hạ đến đầy màu vàng của rừng phách và đầy âm thanh của tiếng ve. Con người lại xuất hiện dưới hình ảnh cô gái một mình đang hái măng. Kết thúc là rừng thu ngập ánh trăng và không gian ngập tiếng hát. Cứ mỗi câu thơ tả thiên nhiên lại có một câu thơ tả con người, con người hoà quyện trong thiên nhiên nhưng không chìm trong thiên nhiên và luôn ở tư thế lao động, chủ động, thiên nhiên là nền nâng con người, tô điểm cho con người.

27 tháng 11 2018

Tham Khảo

Nỗi nhớ Việc Bắc được so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện rằng nỗi nhớ thật da diết, mãnh liệt, cháy bỏng. Điệp từ “nhớ” được đặt ở đầu câu như liệt kê ra từng nỗi nhớ cụ thể: nhớ ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng, sông suối mang những cái tên thân thuộc. Nỗi nhớ bao trùm khắp cả không gian và thời gian. Nỗi cháy bỏng, khát khao gắn với kỉ niệm thơ mộng của núi rừng, thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết. Đẹp nhất trong nỗi nhớ là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người

25 tháng 7 2023

tiếng ngày xuân mơ nở trắng rừng nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang vần âm đệm âm chính âm cuối ơ ơ ă ng ư ng ơ ơ ư i a n o n u ô t ư ng ơ i a i ng a y u â n #ntt

15 tháng 2 2019

Đoạn thơ miêu tả được vẻ đẹp huyền bí của rừng mơ Hương Sơn. Rừng mơ ôm núi, rừng mơ được nhân hoá “ôm lấy núi” càng cho ta thấy sự gắn bó một cách gần gũi, thân thiết của rừng mơ và núi. Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng thành hoa. Gió chiều đông nhẹ nhàng gờn gợn đưa hương hoa mơ lan toả khắp nơi.Dưới ngòi bút của tác giả Trần Lê Văn,đoạn thơ như bức tranh mang vẻ đẹp của đất trời thiên nhiên hoà quyện trong rừng mơ Hương Sơn. Những hình ảnh đó ,làm cho em yêu đát nước Việt Nam hơn !

giúp vs cần gấp

Bài 2 :Phân tích giá trị nghệ thuật của phéo điệp ngữ trong câu thơ :                         a)  Ta về, mình có nhớ ta                       Ta về ta nhớ những hoa cùng người                            Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi                       Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.                            Ngày xuân mơ nở trắng rừng                ...
Đọc tiếp

Bài 2 :Phân tích giá trị nghệ thuật của phéo điệp ngữ trong câu thơ :

                        a)  Ta về, mình có nhớ ta

                      Ta về ta nhớ những hoa cùng người

                           Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

                      Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

                           Ngày xuân mơ nở trắng rừng

                      Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

                          Ve kêu rừng phách đổ vàng

                      Nhớ cô em gái hái măng một mình

                           Rừng thu trăng rọi hòa bình

                       Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.  

                                                            ( Trích Việt Bắc, Tố Hữu )

1

Phép điệp ngữ "Ta về..", "nhớ" 

Tác dụng: 

- Tạo nhịp điệu da diết cho đoạn thơ, khiến hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, gợi cảm gây ấn tượng với người đọc

- Cho thấy nỗi nhớ cũng sự lưu luyến của người đi đối với mảnh đất Việt Bắc Dường như đất và con người nơi đây đã trở thành máu thịt của người đi trở thành nỗi nhớ khôn nguôi luôn thường trực. 

- Cho thấy sự gắn bó của con người với thiên nhiên. 

20 tháng 4 2018

Tham khảo nè :

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! 
Rừng cọ, đồi chè. đồng xanh ngào ngạt. 
Nắng chói sông Lô, hò ô! tiếng hát 
Chuyến phà rào rạt, Bến nước Bình ca 
Quả thật vậy, thiên nhiên sông núi, con người VN rất đẹp! Thiên nhiên đẹp với những "rừng cọ", những "đồi chè", với những cánh "đồng xanh" bát ngát...Với thể thơ tự do đầy ngẫu hứng và điêu luyện, tác giả cho người đọc chiêm ngưỡng cả một bức tranh quê hương Việt Nam xinh đẹp, sống động! Và đó cũng là niềm kiêu hãnh của tác giả với sự tự hào, yêu mến tổ quôc khi đặt dấu chấm cảm cuối câu thứ nhất: " đẹp vô cùng tổ quôc ta ơi!", từ "ơi" cho thấy sự thân thương, thân thiết; coi đó như một phần máu thịt của ta....nghệ thuật dùng câu cảm thán đã bộc lộ tài năng thực sự của tác giả. 
cái hay nữa là tác giả biết lựa chọn những hình ảnh rất...Việt nam, đó là những cảnh rất bình dị, gần gũi với mỗi người dân ta, từ nông thôn tới thị thành, từ anh kỷ sư tới bác nông dân...có lẻ ai cũng biết: rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt, 
với tài dùng từ láy "ngào ngạt" nhà thơ như thổi hồn vào bức tranh thơ mọng ấy, bức tranh là một khung cảnh động với những hình ảnh và gam màu xanh của sự sống xen lẫn hương vị lan toả như đang vẫy chào chúng ta! 
bức tranh đã đẹp, lại càng như đẹp hơn với nghệ thuật dùng động từ "chói" của tác giả khi đưa hình ảnh nắng vào đoạn thơ, thắp thêm ánh sáng cho bức tranh thêm hoàn hảo: 
"nắng chói sông Lô...."... 
cuối cùng cái vế thứ hai của non nước Việt Nam đẹp cũng xuất hiện trong bức tranh, đó là hình ảnh con người! 
con người dù quanh năm vất quả lao động, song họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn mãi vang vọng lời ca dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào: trong lao động,cũng như trong chiến đấu...."hò ô tiếng hát". 
câu kết đó là hình ảnh một chuyến phà băng băng rẽ sóng nơi bến nước BÌnh Ca cho thấy nghị lực vượt qua mọi thử thách, gian khổ của con người. dù hoàn cảnh nào cũng "ta đi tới". nghệ thuật dùng từ láy "rào rạt", một lần nữa cho thấy bức tranh đầy sống động,mềm mại, hài hoà, uyển chuyển...như một dãi lụa đào! 
Đây là một bức hoạ đồng quê tuyệt vời, ở đó không chỉ có thiên nhiên đẹp mà con người cũng đẹp, quả thật là: 
"có nơi đâu đẹp tuyệt vời, 
như sông như núi như người Việt nam"!

11 tháng 5 2016

c1: về biện pháp tu từ giúp cho câu thơ có nhịp điệu.

c2: biện pháp tu từ  là so sánh

10 tháng 5 2016

mk ko cảm nhận đc

18 tháng 3 2022

refer

Rừng hoa mơ ở trên những dãy núi, vào mùa hoa , những bông hoa trắng như tuyết nở rộ làm cả dãy núi ươm một màu trắng xóa, tác giả tưởng tượng những bông hoa đó như đang ôm ấp lấy núi.Trên đỉnh,gió chiều khẽ gợn, những đám mây trắng nhẹ nhàng bay qua, khiến tác giả tưởng tượng rằng những đám mây đó như đang đọng lại thành những bông hoa mơ xinh xắn.Hương mơ thoang thoảng, theo gió chiều nhẹ nhàng lan tỏa cả xa lẫn gần.

18 tháng 3 2022

Rừng hoa mơ ở trên những dãy núi, vào mùa hoa , những bông hoa trắng như tuyết nở rộ làm cả dãy núi ươm một màu trắng xóa, tác giả tưởng tượng những bông hoa đó như đang ôm ấp lấy núi.Trên đỉnh,gió chiều khẽ gợn, những đám mây trắng nhẹ nhàng bay qua, khiến tác giả tưởng tượng rằng những đám mây đó như đang đọng lại thành những bông hoa mơ xinh xắn.Hương mơ thoang thoảng, theo gió chiều nhẹ nhàng lan tỏa cả xa lẫn gần.

nha 

27 tháng 11 2016

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(1). “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác(2). Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài(3). Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ(4). Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu)(5). Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương(6).Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên(7).Cùng với hình ảnh “mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng” là hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(8). “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh rất thực, còn câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác(9).Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người (10).

27 tháng 11 2016

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ‐ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ ‐ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”﴾1﴿. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác﴾2﴿. Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài﴾3﴿. Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ﴾4﴿. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ﴾ Lưu Hữu Phước﴿ hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”﴾Tố Hữu﴿﴾5﴿. Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên﴾ biện pháp nhân hóa “thấy”﴿ là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương﴾6﴿.Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt