Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
1. Ngành động vật Nguyên Sinh: trùng roi, trùng lỗ, trùng sốt rét,...
2. Ngành Ruột khoang: sứa,san hô,thủy tức,..
3. Ngành Giun dẹp: sán lông, sán lá gan, sán lá máu,..
4. Ngành Giun tròn: giun kim, giun chỉ, giun đũa,...
5. Ngành Giun đốt: rươi, giun đất,đỉa,..
6. Ngành Thân mềm: mực, ốc sên, trai sông,..
7. Ngành Chân khớp: tôm, cua, châu chấu,..
8. Ngành động vật có xương sống: cá, ếch,gấu,...
2. cấu tạo ngoài:
– Cơ thể gồm 3 phần :
+ Đầu : 1 đôi râu , mắt kép , cái miệng
+ Ngực : 3 đôi chân , 2 đôi cánh
+ Bụng : phân đốt , mỗi đốt có một đôi lỗ thở
Dinh dưỡng:
-Nhờ cơ quan miệng khoẻ, sắc châu chấu gặm chồi và ăn lá cây.
-Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
Sinh sản:
Sau khi hóa trưởng thành được 5-40 ngày thì bắt đầu giao phối, sau 10-41 ngày (trung bình trên dưới 20 ngày) bắt đầu đẻ trứng.
Phát triển:
Chấu chấu non nở ra giống châu chấu trưởng thành nhưng nó chưa đủ cánh, sau lột xác nhiều lần trở thành châu chấu trưởng thành.
=> Châu chấu phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
3.
Vì lớn vỏ kitin cứng cản trở sự phát triển của chúng.
4.
Cấu tạo ngoài : có 2 phần
+ Phần đầu -ngực : 2 mắt kép, 2 đôi râu, chân hàm và chân bò
+Phân bụng: phân đốt, có chân bơi, tấm
Dinh dưỡng:
Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật (kể cả mồi sống lẫn mồi chết).
Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hoá ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột, ôxi được tiếp nhận qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2.
Sinh sản:
-Tôm cái sinh sản mỗi lần 1.600 - 2.000 trứng, khoảng cách giữa 2 lần đẻ 15 - 20 ngày.
-Khi tôm đẻ xong, trứng được giữ ở chân bơi dưới bụng, nở thành ấu trùng sau 10 - 15 ngày, sau đó ấu trùng rời mẹ, sống độc lập và phát triển qua các lần lột xác nhiều lần để phát triển thành con trưởng thành.
Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh:
+ Có kích thước hiển vi
+ Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận chức năng sống
+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
+ Sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh(phân đôi hoặc phân nhiều)
Tại sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi:
Vì ở miền núi nhiều cây rừng, miền núi cũng là nơi muỗi anophen - một loại muỗi có trùng sốt rét gây bệnh sinh sống nhiều nên ở miền núi bệnh sốt rét hay xảy ra.
Vai trò:
+Làm thức ăn cho người và động vậtầng
+Làm đồ trang trí,trang sức
+Làm sạch môi trường nước
+Có giá trị xuất khẩu
Vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá.Vào ao cá,ấu trùng trai lớn lên và phát
triển bình thường
Quá trình tiến hóa cơ quan di chuyển thể hiện từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao là:
- San hô, hải quỳ: Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định.
- Thủy tức: Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo.
- Giun: Cơ quan di chuyển đơn giản (mấu lồi cơ thể và tơ bơi).
- Rết: Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt.
- Tôm: Cơ quan phân hóa thành 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi.
- Châu chấu: Cơ quan di chuyển phân hóa thành 2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy.
- Cá trích: Cơ quan di chuyển là vây bơi với các tia vây.
- Ếch: Chi 5 phần có ngón, chia đốt, linh hoạt. Chi sau còn màng bơi.
- Hải âu: Chi trước là cánh, tạo bởi lông vũ.
- Dơi: Cánh là màng da.
- Vượn: Bàn tay, bàn chân cầm nắm.
=> Trong sự phát triển của giới Động vật, sự tiến hóa của cơ quan di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.
Câu 1 :
* Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống;
- Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi hơi hoặc tiêu giảm.
- Sinh sản vô tính theo kiêu phân đôi.
* Cơ thể động vật nguyên sinh đơn giản nhưng có thể tồn tại đến ngày nay vì :
- Do chúng có những biến đổi, đặc điểm cấu tạo thích nghi với môi trường sống
- Do được các nhà khoa học nghiên cứu, bảo vệ, kích thích nòi giống sinh trưởng
Câu 2
* Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang:
- Cơ thể có đối xứng toả tròn.
- Ruột dạng túi. Sống dị dưỡng
- Thành cơ thể có hai lớp tế bào.
- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
* Phân biệt
Nhóm ruột khoang thích nghi với đời sống cố định Nhóm ruột khoang thích nghi với đời sống di chuyển - Cơ thể hình trụ, có bộ xương đá vôi - Miệng ở phía trên, có tua miệng - Thích nghi với lối sống ăn bám, ăn động vật nhỏ - Sinh sản vô tính và hữu tính - Cơ thể hình dù, đối xứng toả tròn - Miệng ở phía dưới, có tế bào tự vệ - Di chuyển bằng các tua miệng
P/s : Do time ko có nên mik tạm làm đến đây, chiều về mik làm tiếp nhé
Câu 3 :
* Đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
- Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
* Ưu thế của hoạt động bay : Thích nghi với đời sống trên không, kiếm ăn được nhìn từ trên xuống nên kiếm ăn rất dễ dàng ( VD : châu chấu ... )
Câu 4 :
* Đặc điểm chung của ngành Chân khớp :
- Phần phụ chân khớp phân đốt. Các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể
- Vỏ kitin vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ thể. Do đó có chức năng như xương, nên được gọi là bộ xương ngoài
* Động vật lớp Sâu bọ đa dạng nhờ : môi trường sống, số lượng loài, tập tính, cấu tạo
Câu 5 : Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường
Câu 6 :
* Cơ thể nhện chia làm 2 phần : Đầu - ngực, bụng
* Các phần phụ và chức năng của nó :
- Phần đầu - ngực :
+ Đôi kìm : bắt mồi và tự vệ
+ Đôi chân xúc giác : cảm giác khứu giác và xúc giác
+ 4 đôi chân bò : di chuyển và chăng lưới
- Phần bụng :
+ Đôi khe thở : hô hấp
+ Lỗ sinh dục : sinh sản
+ Các núm tuyến tơ : sinh ra tơ nhện
- Cá: Thụ tinh ngoài, đẻ trứng, phát triển trực tiếp không nhau thai, con non tự đi kiếm mồi
- Thằn lằn: thụ tinh trong, đẻ trứng, phát triển trực tiếp không có nhau thai con non tự đi kiếm mồi
- Chim bồ câu: thụ tinh trong, đẻ trứng, phát triển trực tiếp không có nhau thai, làm tổ, ấp trứng, nuôi con bằng sữa mẹ, mớm mồi
- Thỏ: Thụ tinh trong, đẻ con, phát triển trực tiếp có nhau thai, đào hang, lót ổ, nuôi con bằng sữa mẹ
Các đơn vị phân loại sinh vật theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài
Chúc ngyen thi ha linh học tốt^^
Cảm ơn Phạm Thị Trâm Anh nhé