Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngô Thị Tuyển sinh năm 1946 tại làng Nam Ngạn (nay là phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa). Là nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mang quân hàm Trung tá.
Nữ dân quân Ngô Thị Tuyển năm 1965
Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ thực thi kế hoạch “sấm rền” ném bom ồ ạt xuống miền Bắc, đặc biệt là những tỉnh miền Trung, nhằm phá hoại chúng ta về mọi mặt như: kinh tế, văn hoá, giáo dục và cắt đứt sự chi viện về sức người và sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Thanh Hoá là một trong những tỉnh chịu nhiều bom Mỹ, vì nơi đây là một trong những huyết mạch giao thông quan trọng để vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc men.
Trước tình hình nghiêm trọng đó, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam giao cho Bộ Tư lệnh Quân khu Ba phối hợp với địa phương, chỉ huy và tổ chức chiến đấu tại khu vực Hàm Rồng.
Tình hình ngày một khẩn trương. Quân khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu Ba họp bàn các phương án chuẩn bị đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đảm bảo cho địa phương đánh thắng ngay từ đầu, bảo vệ mục tiêu, bảo vệ được tính mạng và tài sản của nhân dân.
Uỷ ban hành chính tỉnh cùng với các đoàn thể, các ngành hướng về cơ sở, vận động tuyên truyền giáo dục sâu rộng tình hình nhiệm vụ cách mạng, phát động toàn dân tham gia xây dựng địa phương vững mạnh về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá – xã hội… Trên cơ sở đó xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng thế trận toàn dân đánh giặc.
Tại khu vực Hàm Rồng, rất nhiều lực lượng được huy động tham gia chiến đấu bảo vệ cầu cùng với bộ đội chủ lực. Trong đó, góp một phần quan trọng trong cuộc chiến đấu này là các đơn vị dân quân tự vệ, họ có nhiệm vụ giăng lưới lửa bắn máy bay tầm thấp hất chúng lên cao để pháo cao xạ tiêu diệt. Dân quân tự vệ còn có nhiệm vụ bám sát các trận địa của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, làm nhiệm vụ tiếp đạn tải lương, thay thế pháo thủ khi cần thiết.
Cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Trên các trận địa bảo vệ Hàm Rồng, có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; dưới sông, chúng ta có hải quân; trên trời lần đầu không quân ta tham chiến. Sự phối hợp đó chứng tỏ ý nghĩa, tầm quan trọng của trận chiến đấu sắp xảy ra. Nhân dân Thanh Hoá sục sôi ý chí quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ.
Đúng như nhận định của trên, trong hai ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965, đế quốc Mỹ đã cho nhiều tốp máy bay đến bắn phá ác liệt khu vực Nam Ngạn - Hàm Rồng nhằm cắt đứt “đầu mút của khu vực cán xoong” là đầu mối giao thông quan trọng của hai miền Bắc - Nam.
Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng căng thẳng và ác liệt. Các mẹ, các chị trong thôn xóm, các nhân viên mậu dịch quốc doanh tổ chức nấu cơm, đưa nước ra từng trận địa cho bộ đội và dân quân, các em thiếu nhi tiếp lá nguỵ trang, sư bà Đàm Thị Xuân dành nơi trụ trì nhà chùa Nam Ngạn làm nơi cấp cứu điều trị thương binh. Khắp các ngả đường khu vực Hàm Rồng – Nam Ngạn, từng tốp dân quân toả đi tiếp đạn, tải thương, nhiều anh chị em chèo thuyền đưa đạn, chở pháo thủ dự bị đến từng trận địa. Có rất nhiều tấm gương sáng ngời về tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đầu, trong đó có nữ dân quân Ngô Thị Tuyển.
Ngày 04/4/1965, vừa làm xong nhiệm vụ truy lùng bọn giặc lái Mỹ nhảy dù, Ngô Thị Tuyển gặp 1 chiếc tàu Hải quân yêu cầu dân quân giúp vận chuyển vỏ đạn lên bờ và tiếp tế đạn xuống tàu. Không một chút đắn đo, Ngô Thị Tuyển cùng với các chiến sỹ dân quân tự vệ xuống sông, bơi ra tàu làm nhiệm vụ, mặc cho máy bay địch đang quần lượn trên đầu. Với tinh thần hăng hái, nhiệt tình, không ngại hiểm nguy, Ngô Thị Tuyển xung phong gánh cơm ra trận địa phục vụ các anh pháo thủ. Khi có đoàn xe tiếp đạn vừa tới, chị lại xung phong đi vác đạn. Có lần gặp phải 2 hòm đạn đai sắt móc chặt vào nhau, anh em dùng thuổng bật ra để vác nhưng chưa được. Sợ chậm trễ ảnh hưởng đến chiến đấu, Ngô Thị Tuyển ghé vai vác luôn 2 hòm đạn nặng 98 kg vượt qua đê, chuyển ra bờ sông tiếp viện kịp thời cho anh em bộ đội chiến đấu.
Trong lúc chiến tranh ác liệt nhất, anh hùng Ngô Thị tuyển đã vác cùng một lúc hai hòm đạn nặng gấp đôi so với trọng lượng cơ thể người chị, và chúng ta cũng phải khẳng định rằng sức mạnh của con người quả là phi thường, phải có một động lực, quyết tâm cao, hay yếu tố nào đó chúng ta mới có được một sức mạnh lớn lao như vậy.
Hòm đạn anh hùng Ngô Thị Tuyển đã vác 1 lần 2 hòm đạn nặng 98kg tiếp đạn cho bộ đội cao xạ chiến đấu tại trận địa Hàm Rồng, ngày 3/4/1965
Khi nhắc về bom đạn, bà cười: "Hồi đó tôi vác 98 kg, khi nhà báo về nói họ không tin. Họ bảo tôi biểu diễn cho họ xem, ai ngờ tôi vác nhiều hơn 2 hòm đạn ngày ấy 2kg". Bà cười đôn hậu. Nụ cười ấy chất chứa cả sức mạnh nghị lực phi thường của người phụ nữ Việt Nam.
Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, dũng cảm kiên cường, Bà hai lần được nhận Huân chương Chiến công hạng ba, được Bác hồ tặng huy hiệu của Người và sáu lần được tặng bằng khen, giấy khen. Ngày 01/01/1967, Nhà nước Việt Nam phong tặng bà danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nội dung nào dưới đây thể hiện tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng? *
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Mang tính dân tộc và giai cấp sâu sắc.
Đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp công nhân.
Tạo mối liên hệ gắn bó giữa giai cấp công nhân và nông dân.
B.xây dựng một bước về cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế mới.
Nội dung nào sau đây thể hiện đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng từ năm 1986 đến nay?
A.phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B.xây dựng một bước về cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế mới.
C.phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D.cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh.
(bạn tham khảo thứ bài dưới xem)
Em chỉ là một công dân nhỏ tuổi, nói đúng hơn em chỉ là một học sinh lớp 7 của trường THCS Khương Thượng mà thôi. Có lẽ em chưa thể xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được. Em cũng chưa biết nhiều về LLVT Thủ đô Hà Nội nên em chỉ nghĩ ngày nay, nhân dân ta đang sống trong tự do, độc lập và thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng chính là sự tiếp nối truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của cha ông ta trong thời kì dựng nước và cứu nước. Nên ta hãy chủ động, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi toan tính hòng làm suy yếu, thậm chí gây chiến, xâm lược đất nước ta của các thế lực thù địch. Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội đã rất chú trọng xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho mọi người dân. Các nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh sự kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Công tác giáo dục trong nhà trường được đẩy mạnh, chú trọng bồi dưỡng truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc cho thế hệ trẻ. Công tác giáo dục quốc phòng- an ninh cho các đối tượng được các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và đạt hiệu quả khá tích cực. Báo chí, phát thanh, truyền hình, văn hóa, văn nghệ,... đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục, định hướng nhận thức cho các tầng lớp nhân dân... Những việc làm đó đã góp phần nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức làm chủ, thái độ tự giác của mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Nên em cũng cảm thấy được trách nhiệm phải học tâp thật tốt, đóng góp những gì mình có thể cho Tổ quốc yêu đấu. Em nghĩ đến đây là kết thúc bài làm của em. Xin cảm ơn các thầy cô đã đọc.
mình thấy nhiều người cũng viết như bạn lắm đó
giống hệt