Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài nói tham khảo
Xin chào cả lớp, hôm nay tôi đại diện cho nhóm 1 trình bày ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” vào năm 1972.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng ôn lại diễn biến của cuộc chiến đấu đó nhé. Khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972, Mĩ huy động hàng chục tốp máy bay B52 và các loại máy bay khác ồ ạt ném bom Hà Nội, mở đầu 12 ngày đêm ném bom hủy diệt. Trong những ngày đó Mĩ đã ném bom Hà Nội và các tỉnh phụ cận, chúng ném cả vào trường học, khu phố, bến xe. Làm cho hàng nghìn người dân chết và bị thương. Đêm 20 rạng sáng 21/12 quân dân Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B52, có 5 chiếc rơi tại chỗ và bắt sống 12 phi công Mĩ
Ngày 26/12, địch tập trung số lượng máy bay B52 lớn nhất hơn 100 chiếc hòng hủy diệt Hà Nội. Quân dân ta đã kiên cường đánh trả, bắn rơi 18 máy bay Mĩ, trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ. Những ngày đêm tiếp theo máy bay Mĩ vẫn không thoát khỏi sự trừng trị của quân dân ta. Đêm ngày 29/12, Hà Nội đánh thắng trận cuối cùng. Ngày 30/12/1972, biết không thể khuất phục được nhân dân ta bằng bom đạn Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. Miền Bắc Việt Nam sạch bóng quân thù.
Các bạn biết không Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại rất nhiều ý nghĩa quan trọng với lịch sử dân tộc Việt Nam. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972” đóng vai trò quyết định trực tiếp buộc chính phủ Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút hết quân viễn chinh, quân đồng minh về nước, mở ra bước ngoặt mới cho toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc; đồng thời làm nức lòng bè bạn và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, đẩy lùi “tâm lí sợ hãi” về cái gọi là “sức mạnh khủng khiếp của không quân chiến lược Mỹ”. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam
Trên đây là một vài những ý kiến của nhóm tôi về ý nghĩa của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”. Mong rằng sẽ nhận được những góp ý, nhận xét của cả lớp để bài làm của nhóm hoàn thiện hơn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Tham khảo
– Trong vai trò người nói.
Đề xuất ý tưởng thiết kết làm tập san dưới dạng quyển
Đề xuất ý kiến nội dung nên phong phú như có bài nhạc viết tay chủ điểm thầy cô, ….
Đề xuất ý kiến hình ảnh có thể dùng ảnh chụp của tập thể lớp với thầy cô để tạo cảm giác gần gũi.
Đề xuất lớp có thể chuẩn bị tiết mục văn nghệ để tặng các thầy cô.
– Trong vai trò người nghe.
Thiết kế có thể thiết kế độc đáo hơn thành quyển giống như sách.
Nội dung cần phong phú hơn như thêm các bài nhạc , vè dân gian,…Hình ảnh cần mang tính chân thực, gần gũi với thầy cô.
Tri ân thầy cô bằng một tiết mục văn nghệ lớp tự chuẩn bị.
refer: (òm.........20-11 qua lâu r còn thảo luận j nx dzỵ :)?)
– Trong vai trò người nói.
+Đề xuất ý tưởng thiết kết làm tập san dưới dạng quyển
+Đề xuất ý kiến nội dung nên phong phú như có bài nhạc viết tay chủ điểm thầy cô, ….
+Đề xuất ý kiến hình ảnh có thể dùng ảnh chụp của tập thể lớp với thầy cô để tạo cảm giác gần gũi.
+Đề xuất lớp có thể chuẩn bị tiết mục văn nghệ để tặng các thầy cô.
– Trong vai trò người nghe.
+Thiết kế có thể thiết kế độc đáo hơn thành quyển giống như sách.
+Nội dung cần phong phú hơn như thêm các bài nhạc , vè dân gian,…
+Hình ảnh cần mang tính chân thực, gần gũi với thầy cô.
+Tri ân thầy cô bằng một tiết mục văn nghệ lớp tự chuẩn bị.
Em tham khảo:
1. Mở bài
Giới thiệu sự kiện/lễ hội được thuật lại (sự kiện/lễ hội gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào).
2. Thân bài
Quang cảnh, không khí nơi sự kiện/lễ hội diễn ra.
Sự việc, hoạt động mở đầu.
Các sự việc, hoạt động tiếp theo.
Sự việc, hoạt động cuối cùng.
3. Kết bài
Đưa ra lời nhận xét đánh giá hoặc nêu cảm nhận chung về sự kiện/lễ hội.
refer
Ca dao, tục ngữ Việt Nam đã có những câu nói tôn vinh các thầy cô giáo như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một ngày lễ lớn dành để tri ân các thầy cô giáo - Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.
Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.
Đây là dịp để tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo. Những thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh trên khắp cả nước có thể gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo của mình. Từ đó, các thầy cô sẽ có thêm niềm tin để tiếp tục sự nghiệp trồng người lớn lao của mình.
Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:
- Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân
- Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa
- Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Tham khảo
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Câu ca dao đã có câu
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
chúc bạn học tốt