Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BN THAM KHẢO:
Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc. Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.
Em tham khảo:
Một trong những đối tượng yếu thế và dành được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp trong xã hội đó là trẻ em. Nhằm bảo đảm trẻ em được học tập và phát triển tốt nhất ngoài việc pháp luật quy định những trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân ra, pháp luật cũng quy định rõ về bổn phận của trẻ em. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.Độ tuổi càng nhỏ thì việc giáo dục càng quan trọng,các em cần phải rèn luyện để có thể thành con người có ích.Ngoài rèn luyện về mặt đạo đức, trẻ em cũng cần phải coi trọng đến việc học tập, rèn luyện về thể chất để nâng cao ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu, giúp các thành viên khác trong gia đình nững công việc phù hợp như lời Bác Hồ dạy “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” và đó cũng là một cách để các thành viên gắn bó với nhau. Vì vậy, trẻ em cần làm bổn phận đầu tiên cơ bản nhất là đối với gia đình phải kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ và Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em là hoàn toàn phù hợp.
Đã là học sinh thì học luôn được đặt lên hàng đầu.Học ở đây không chỉ là học văn hóa mà còn học lễ nghĩa,học cách sống,cách đối nhân xử thế,…Khi ta nắm vững hết những điều cơ bản đó,nó sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của ta sau này.Nhưng nếu ta xem thường việc học,coi nó chỉ là một thứ nhàm chán,chỉ đi học cho có thì hậu quả cho suy nghĩ đó sẽ là một tương lai u tối,không giúp ích gì cho bản thân,gia đình.Họ có thể vướng vào các tệ nạn xã hội và trở thành một phần tử xấu,một hiểm họa cho đất nước.Thay vì là hiểm họa thì ta nên góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh sẽ có ý nghĩa hơn.
Ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trường,ta có thể học được rất nhiều điều hay từ mọi người xung quanh,những điều tốt đẹp trong cuộc sống.Ta cũng có thể tạo ra những điều tốt đẹp đó.Bắt đầu từ việc đơn giản nhất,tham gia các hoạt động của trường một cách tích cực.Như các phong trào thi đua: “Hoa điểm mười;Kế hoạch nhỏ;Ủng hộ sách vở,quần áo cho học sinh vùng sâu vùng xa;Nuôi heo đất;Quyên góp giúp bạn vượt khó học giỏi”. Đóng góp và kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay giúp đỡ cho người nghèo khổ,những người chẳng may gặp bất hạnh trong cuộc sống.Và còn rất nhiều những hoạt động khác nữa.Dù khác nhau tên gọi nhưng tất cả những hoạt động,việc làm đó đề có chung mục đích là giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn,giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống,giúp cho con cái họ được cắp sách đến trường như chúng ta.
Muốn làm được thì không còn cách nào khác ngoài việc chúng ta phải học thật tốt,có trách nhiệm với việc học của mình,phải có ý thức sáng suốt để biết rằng việc nào đúng,sai.Phải xác định rõ ràng mục đích của việc học là để đem lại một tương lai tươi sáng cho chúng ta.Gia đình và xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc trưởng thành của ta.Gia đình là chỗ dựa tinh thần,là nguồn động viên khi ta cảm thấy mệt mỏi.Xã hội giúp ta về vật chất,luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng ta học tập và cống hiến.
Vậy học là nghĩa vụ của mỗi học sinh chúng ta.Ta luôn nhớ rằng phải mang ơn tất cả ,những người đã cho ta một môi trường, điều kiện sống tốt,cho ta có tri thức,hiểu biết hơn qua việc học tập, rèn luyện.Vậy để trả ơn họ chúng ta cần có trách nhiệm trong việc học tập, việc mà họ đã tin tưởng đặt lên vai chúng ta, những mầm non tương lai sẽ làm rạng ngời đất nước . Và hãy nhớ khi nỗ lực để thực hiện từng ngày từng việc nhỏ trong vô số những việc ta muốn làm và ước mơ, nỗ lực với trách nhiệm của một người học sinh,một người chủ tương lai của đất nước thì chắc chắn rằng ta sẽ thành công.
Một đất nước sẽ không được gọi là phát triển nếu ngành giáo dục ở đó không tốt, ngày càng đi xuống. Phát triển làm sao khi các chủ nhân tương lai của đất nước không có được kiến thức vững vàng, 1 hành trang tốt nhất.Vì thế, ở khắp các quốc gia, kể cả Việt Nam, đều cố gắng đưa ra những quyền lợi tốt nhất cho các em học sinh. Thế nhưng đi liền với các quyền lợi luôn là trách nhiệm. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về trách nhiệm của học sinh để thực hiện tốt các bạn nhé.
Theo bạn trách nhiêm là gì? “Trách nhiệm” là bổn phận, là nghĩa vụ mà mỗi người phải thực hiện, là sự phấn đấu nhằm hướng tới 1 mục tiêu. Nó thể hiện tính tự trọng, tôn trọng của chúng ta đối với người khác.Vì thế việc đưa ra trách nhiệm của học sinh là rất đúng đắn. Nó hướng chúng ta vào một mục tiêu nhất định, rèn luyện cho ta nhiều đức tính quan trọng rất cần như tự giác, biết tôn trọng chính mình và người khác...
Các bạn biết không, mái trường- ngôi nhà thứ hai của chúng ta- là nơi luôn đầy ắp những niềm vui, là nơi luôn có sư dìu dắt dịu dàng, ân cần hay kiêm khắc của các thầy giáo, cô giáo. Họ luôn cho ta những lời khuyên, bài học, kinh nghiệm bổ ích cho tương lai của mỗi người. Họ như những người lái đò, đưa chúng ta qua đại dương học vấn. Ôi công ơn của các thầy cô thật to lớn, chúng ta cần phải biết ơn tất cả. Ta cần lễ phép, kính nể, tôn trọng. Chỉ cần một vài hành động nhỏ như chào thầy cô khi gặp mặt, tới ngày lễ tặng một vài bông hoa hay chỉ là nói thích học cô…thì cũng đã làm cho thầy cô vui sướng và tư hào biết bao. Chỉ đơn giản thế thôi, tại sao chúng ta không cùng nhau làm bạn nhỉ?
Nhưng theo mình, trách nhiệm cao hơn cả là cố gắng học, học thật giỏi. Để rồi sau này, bạn- một trong những chủ nhân tương lai của đất nước- sẽ làm rạng danh nước, làm cho đất nước này ngày càng giàu mạnh hơn, thực hiện những kế hoạch mà các bác đi trước chưa thể hay đưa nền công nghiệp của nước ta phát triển bậc nhất. Chắng phải Bác Hồ đã nói : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” sao? Thế nhưng không phải là học thật nhiều quên ăn, quên chơi, lúc nào cũng chỉ biết có học. Mà là cần đề ra cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh, 1 kế hoạch mà bạn tự cho rằng mình cảm thấy thoải mái, không ngột ngạt, 1 phương hướng hoc tập mà bạn thấy tốt nhất, giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh nhất, 1 kế hoạch cân cân bằng giữa học, chơi, và nghỉ ngơi. Con người ta không giống như rô-bốt nên cần phải có thời gian nghỉ và chơi thể dục thể thao để lấy lại sức sau những giờ học mệt mỏi. Và việc cuối cùng là nên 1 thời gian nhất định để hoàn thành chúng.
Thế nhưng lại có những người thiếu trách nhiệm, chỉ biết cho bản thân của mình, không có mục tiêu phấn đấu. Những người đó rồi sau này cũng sẽ vô dụng, là một phần tử xấu trong xã hội. Những người này rồi sẽ bị xã hội xem thường, khinh bỉ.
Đối với các môn học không phải Toán - Văn - Anh bạn có thể vào trang web https://h.vn/ để được giải đáp tốt hơn nhé.