K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

1

Bước 1: Đặt giun đất nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng đinh ghim.

Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.

Bước 3: Dùng kẹp phanh cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi cơ thể.

Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim đến đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể về phía đầu.

- Khi mổ động vật ko xương sống ta mổ phần lưng vì tránh làm tổn thương chuỗi hạch thần kinh ở mặt bụng

22 tháng 10 2017

Câu 2:

- Sự sinh sản vô tính và mọc chồi ở san hô và thủy tức là cơ bản giống nhau, chỉ khác :

+ Ở thủy tức : khi trưởng thành, chồi con sẽ tách ra sống độc lập.

+ Ở san hô: khi trưởng thành, chồi con vẫn dính vào cơ thể mẹ để sống thành tập đoàn.

24 tháng 10 2017

1.

-giun đũa đẻ trứng,trứng theo phân ra ngoài,phát triển thành ấu trùng trong trứng

-ấu trùng theo thức ăn đến ruột non và chui ra, vào máun đến tim,gan,phổi rồi lại về ruột non,chính thức kí sinh ở đây

22 tháng 10 2017

cơ thể của trúng roi xanh chứa chất diệp lục, đồng thời chúng cũng chế tạo được chất hưu cơ từ ánh sáng mặt trời như thực vật nên khi nắng ấm là thời điểm thích hợp để trùng roi nổi lên và sử dụng ánh sáng mặt trời làm thức ăn

22 tháng 10 2017

Hiện tượng nổi váng xanh, váng đỏ nâu... trên mặt ao, hồ, ruộng là hiện tượng độc đáo trong đời sống của một vực nước. Trong nghề nuôi cá hiện tượng nổi váng trên, được gọi là: hiện tượng nở hoa của nước, gọi tắt là: "Hoa nước". Hoa nước được tạo ra bởi những loài tảo hiển vi có trong nước, nhờ gặp những điều kiện môi trường thích hợp, chúng sinh sản nhanh và số lượng tăng lên vượt bậc. Lúc đó, những tảo này hoàn toàn chiếm ưu thế trong thành phần thuỷ sinh vật của vực nước. Tuỳ theo loại tảo nở hoa mà nước sẽ có màu sắc khác nhau: Tảo lục nhuộm nước có màu xanh nõn chuối, tảo lam màu xanh lục pha lam, tảo mắt màu nâu đỏ hoặc lục sẫm, tảo giáp màu đen... Thường thường màu sắc đậm, nhạt và diện tích che phủ của váng tảo thay đổi theo cường độ ánh sáng mặt trời. Nắng càng to, màu càng thẫm, váng càng dày, diện che phủ mặt nước càng rộng. Tảo là thức ăn trực tiếp của một sô cá và là một mắt xích thức ăn gián tiếp của nhiều loài cá khác. Kinh nghiệm cho thấy để cá Mè phát triển bình thường, cần phải nuôi chúng trong những ao có "Hoa nước" vừa phải. Các loài tảo này khi nở hoa thường quang hợp mạnh vào ban ngày (tăng oxy), nhưng lại hô hấp mạnh vào ban đêm, gây thiếu hụt oxy và quá thừa CO2 trong nước, ảnh hưởng xấu tới đời sống bình thường của cá, có khi còn gây nguy hại hoặc làm chết cá, nhất là cá hương, cá giống và cá bố mẹ sắp đẻ

1 tháng 11 2016

1giun đũa,giun kim,giun móc câu,giun rễ lúa

6.vì trong cơ thể nó chứa chất dịch xoang màu đỏ,cuốc vào thân làm cho thân giun đất bị sứt chất dịch phun ra có màu đỏ

1 tháng 11 2016

1. - Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa...

2. - Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi. Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau, ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).

3. - Giun dẹp thường kí sinh ở ruột non, gan,... Bởi vì các bộ phận này thường có nhiều chất dinh dưỡng.

4. - Nếu thiếu lớp vỏ cuticun thì chúng sẽ bị dịch tiêu hoá trong ruột tiêu diệt.

5. - Cơ thể phân đốt giúp cơ thể vận động linh hoạt.

- Cơ thể có thể xoang chính thức, trong xoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí cơ thể.
 
- Xuất hiện chân bên: cơ quan di chuyển chuyên hóa chính thức.
 
- Xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đầu tiên.
 
6. - Vì ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.
16 tháng 12 2017

1.Cơ thể chỉ có 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống phần lớn là dị dưỡng sinh sản vô tính và hữu tính.

2.Dinh dưỡng:Lấy thức ăn bằng tua miệng

+Tiêu hóa thức ăn bằng tế bào mô cơ tiêu hóa

+Thải bã bằng lỗ miệng

+Hô hấp bằng thành cơ thể

Sinh Sản:Có ba cách sinh sản:+Vô tính mọc chồi

+Sinh sản hữu tính

+Tái sinh

3.Giống nhau:Sự mọc chồi

Khác nhau:+Thủy tức:Khi trưởng thành,chồi tách ra sống độc lập

+San hô:Chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn.

4.Nơi vệ sinh không hợp vệ sinh,tạo điều kiện trứng giun phát tán,

Trình độ vệ sinh sạch sẽ còn thấp

+Tưới rau bằng phân tươi

+Ăn rau sống

+Ăn quà bánh ven đường,bụi bặm

5.Lấy tranh thức ăn

Gây tắc ruột ống mật

Tiết độc tố gây hại cơ thể người

Tick nha!

29 tháng 12 2017

1 .

  • Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng
  • Dinh dưỡng: phần lớn dị dưỡng
  • Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hay tiêu giảm.
  • Sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
24 tháng 10 2017

tránh làm tổn thương chuỗi hạch thần kinh ở mặt bụng.

24 tháng 10 2017

Khi mổ giun đất ta phải mổ phần lưng không đư​​​​​​ợc mổ phần bụng vì ở phần bụng có hệ thần kinh của giun, nếu mổ trứng vào sẽ làm tổn thương chuỗi hạch thần kinh ở mặt bụng.

27 tháng 11 2016

1.Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.
Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:
- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế' lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.

 

27 tháng 11 2016

4.Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chi khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn.

 

Câu 1: Nêu VD chứng minh động vật phân bố ở khắp mọi nơi?Câu 2:Vì sao Amip còn đc gọi là trùng biến hình ? Khi gặp điều kiện không thuận lợi Amip có hiện tượng gì ? Vì sao?Câu 3:Nêu đặc điểm chung ngành động vật nguyên sinh ? Đặc điểm chung nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do vừa đúng cho loài sống kí sinh ?Câu 4:Sán lá gan,sán...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu VD chứng minh động vật phân bố ở khắp mọi nơi?

Câu 2:Vì sao Amip còn đc gọi là trùng biến hình ? Khi gặp điều kiện không thuận lợi Amip có hiện tượng gì ? Vì sao?

Câu 3:Nêu đặc điểm chung ngành động vật nguyên sinh ? Đặc điểm chung nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do vừa đúng cho loài sống kí sinh ?

Câu 4:Sán lá gan,sán lá máu,sán dây xâm nhập cơ thể qua đường nào ?

Câu 5:Câu tạo của ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội có đặc điểm chung gì ?

Câu 6:Kể tên 1 số giun đốt mà em biết ? Nêu vai trò thực tiễn giun đốt ?

Câu 7:Trai sông tự vệ bằng cách nào ? Cấu tạo nào của trai sông đảm bảo cách tự vệ của trai có hiệu quả ?

Câu 8:Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước ? Nhiều ao đào thả cá,trai không thả mà tự nhiên có ? Vì sao ?

Câu 9: Cơ thể châu chấu khác trai sông thế nào ?

Câu 10:Hô hấp ở châu chấu khác trai sông thế nào ?

Câu 11:Đặc điểm nào khiến chân khơi đa dạng về tập tính và môi trường sống ?

AI BIẾT CÂU NÀO THÌ GIÚP EM NHOA

11
28 tháng 11 2016

Câu 6 : Trả lời:

- Một số loại giun đốt:Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...

Vai trò thực tiễn của ngành giun đốt:

- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.

 

28 tháng 11 2016

Câu 10: Trả lời:

Hô hấp ở châu chấuHố hấp ở trai sông
- Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần thành các nhánh nhỏ và các đầu nhánh nhỏ kết thúc đến các tế bào,Hô hấp bằng cách đóng mở nắp trai

 

17 tháng 11 2016

- Chạm tay vào lá cây trinh nữ, những cánh lá sẽ bị cụp lại.

- Sau năm phút, dùng thước kẻ chạm vào lá cây trinh nữ, những cánh lá cũng sẽ bị cụp lại.

- Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ. Khi bị đụng nhẹ, nó lập tức thể hiện ngay sự "e lệ" của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Nếu bạn nặng tay, nó sẽ phản ứng cực kỳ mau lẹ. Chừng 10 giây, tất cả các lá đều cụp xuống.Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ.

- Con người đổ mồ hôi để hạ nhiệt cơ thể hay nói cách khác, con người đổ mồ hôi để duy trì thân nhiệt (Chúng ta đều biết rằng, con người là động vật hằng nhiệt, chúng ta luôn cần duy trì thân nhiệt ở một nhiệt độ nhất định, khoảng 37oC. Mỗi khi nhiệt độ cơ thể có dấu hiệu tăng lên, não phát tín hiệu cho các tuyến mồ hôi hoạt động, tiết ra mồ hôi, là hỗn hợp của nước và muối. Đồng thời các mạch máu dưới da giãn ra. Chính sự bốc hơi của mồ hôi sẽ mang đi nhiệt lượng và làm mát các mạch máu dưới da. Sau đó, hệ tuần hoàn sẽ mang dòng máu mát đi khắp cơ thể. Thân nhiệt sẽ dần dần giảm xuống).

- Thí nghiệm với giun:

+ Khi dùng kim nhọn châm nhẹ vào đầu giun: Giun co lại rất nhanh

+ Khi dùng kim nhọn châm nhẹ vào giữa trên cơ thể giun đất: Giun co lại chậm hơn

+ Khi dùng kim nhọn châm nhẹ vào đuôi giun: giun co lại chậm hơn nữa

=> Giun đất có thể cảm nhận và phản ứng lại khi bị kim châm là do có sự điều khiển của hệ thần kinh (dạng chuỗi hạch).

 

12 tháng 12 2018

Phương Tử Yêu:

Sinh học 7

❤ Chúc bạn học tốt!❤

3 tháng 8 2016

 Đề bài : Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?

Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định ,nên sử dụng được nguồn oxi với hiệu suốt cao,nhất là trong khí bay.

CHúc bạn học tốt! hihi

3 tháng 8 2016

- Thân: hình thoi                                               

- Chi trước biến thành cánh

- Chi sau: gồm 3 ngón trước và 1 ngón sau, có vuốt

- Lông ống: có các sợi lông tạo thành phiến mỏng

- Lông tơ: có các sợi lông mọc thành chùm lông xốp

-  Mỏ sừng, bao lấy hàm không có răng

-  Cổ dài, khớp đầu với thân