Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản | Luận đề | Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ | Sống hòa hợp và bảo vệ mảnh đất nơi đây | - Luận điểm 1: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ - Luận điểm 2: Những lo lắng của người da đỏ nếu bán đất cho người da trắng. - Luận điểm 3: Kiến nghị của người da đỏ | Luận điểm 1: + Mảnh đất là người mẹ, bông hoa là người chị, người em. + Dòng nước là máu của tổ tiên. + Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông. Luận điểm 2: + Họ sẽ lấy đi trong lòng đất những gì họ cần. + Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai. + Họ chẳng để ý đến bầu không khí mà họ hít thở. Luận điểm 3: + Phải biết quý trọng đất đai. + Hãy khuyên bảo chúng đất là mẹ. |
Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu | Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu | - Cảm nhận của tác trong khổ thơ thứ nhất và thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác. - Cảm nhận của tác giả về suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ qua khổ thơ thứ 3. | + Không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc mà bắt đầu là hương ổi – một chữ “phả” đủ gợi hương thơm sánh lại. + Cảm nhận được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, mắt lại nhìn thấy sương đang “chùng chình qua ngõ”. + Thiên nhiên được quan sát rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn “sông dềnh dàng” và “chim vội vã”. + Cảm nhận, suy ngẫm về tâm trạng của tác giả khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm. + Cảm nhận và trả lời cho những chiêm nghiệm và sự từng trải của tác giả qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi. |
Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI | Sống đơn giản | - Sống đơn giản là gì? - Lợi ích của việc sống đơn giản | + Sống đơn giản không đồng nghĩa với sống khổ hạnh và nghèo đói, mà là cuộc sống được lựa chọn sau quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng. - Giúp chúng ta kiềm chế lòng tham, cân nhắc kĩ lưỡng các yêu cầu của bản thân. + Một căn nhà rộng rãi sẽ đem lại sự dễ chịu cho người ở…. - Biến mình trở thành một con người nhàn nhã, bình yên và không hao phí thời gian vào những việc vô bổ. + Lối sống này được ông cha ta coi trọng từ thời xa xưa. |
tham khảo
Trong văn bản Học thầy, học bạn, tác giả Nguyễn Thanh Tú đã phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề học thầy và học bạn qua hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. Với luận điểm thứ nhất, học thầy là quan trọng, tác giả đã đưa các hàng loạt các lý lẽ như: mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học. Ở khía cạnh này, tác giả đã đưa ra bằng chứng là Lê-ô-rơ-đô Đa Vinci nếu không có sự dẫn dắt của thầy Verrocchio thì dù có tài năng thiên bẩm cũng khó mà thành công. Với luận điểm thứ hai, học từ bạn cũng rất cần thiết, tác giả đã đưa ra các lí lẽ như: thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. Ở khía cạnh này tác giả đã đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí. Qua những luận điểm trên, tác giả đã đi đến khẳng định rằng việc học từ thầy hay học từ bạn đều quan trọng và hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” là những câu tục ngữ đúng đắn, bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện
Phần (1) | Mẫu: Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp |
Phần (2) | Phân tích hình ảnh ẩn của cô gái trong hai câu đầu |
Phần (3) | Phân tích tác dụng của việc thiếu chủ ngữ của hai câu đầu. |
Phần (4) | Phân tích vẻ đẹp cụ thể của hai câu cuối bài ca dao. |
Thánh Gióng: Truyền thuyết kể về một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã biến thành người lớn và trở thành anh hùng chiến đấu chống lại quân xâm lược, giúp bảo vệ đất nước.
Sự tích Hồ Gươm: Sử ký lại một câu chuyện về việc vua Lê Lợi nhận được thanh kiếm Thuận Thiên của chúa Trần, dùng để đánh đuổi quân Minh, và sau đó trả lại kiếm cho rồng vàng ở Hồ Gươm.
Bánh chưng, bánh tét: Câu chuyện kể về ông Hùng Vương - vị vua đầu tiên của nước Việt Nam - đã lập ra món bánh chưng/bánh tét để giành chiến thắng trong cuộc thi tìm người kế nhiệm vị trí của ông
Vấn đề cần bàn luận: phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc?
- Ý kiến 1: Ngọt ngào là hạnh phúc
+ Lí lẽ 1.1: Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên đó là hạnh phúc.
+ Bằng chứng 1.1: Một cử chỉ quan tâm, yêu thương, một lời hỏi han ngọt ngào của cha mẹ dành cho con, của bạn bè dành cho nhau cũng đủ khiến người ta cảm thấy vui vẻ và ấm lòng.
+ Lí lẽ 1.2: Một cuộc sống giàu có, sung túc, đủ đầy giúp cho con người có thể làm điều mình thích mà không bị giới hạn bởi bất kì điều gì, điều ấy cũng làm cho cuộc sống thêm phần hạnh phúc, tươi đẹp.
+ Bằng chứng 1.2: Tỉ phủ Bill Gates đã dành 45,68% tài sản của mình để thành lập quỹ từ thiện để giải quyết các vẫn đề về sức khoẻ và nghèo đói toàn câu. Sự ngọt ngào ấy đã mang đến hạnh phúc cho những mảnh đời đang gặp khó khăn, khốn khó ở khắp nơi trên thế giới.
- Ý kiến 2: Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chí là nỗi đau.
+ Lí lẽ 2.1: Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc.
+ Bằng chứng 2.1: Lần mẹ đau đớn nhất, khi sinh con. Lúc ấy mẹ mới cảm nhận được nỗi đau vượt cạn, đau đến tột cùng, chỉ muốn ngất đi. Nhưng rồi, trong nỗi đau ấy, khi tiếng khóc của con cất lên, mẹ lại hạnh phúc vô cùng. Nhìn thấy con lúc ấy, mẹ mới hiểu được giá trị thực sự của hạnh phúc.
+ Lí lẽ 2.2: Một người không may mắc những bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc, vì họ vẫn còn thời gian để sống, để cống hiến, làm những điều mình muốn.
+ Bằng chứng 2.2: Võ Thị Ngọc Nữ, dù đang ở trong độ tuổi của những ước mơ, của những hoài bão, một tuổi trẻ nhiệt huyệt, đầy đam mê, nhưng Ngọc Nữ lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Dẫu vậy, cô vẫn luôn tươi cười hạnh phúc, nhất là khi cô có thế được múa, được thực hiện điều mình mong muốn. Nhẹ nhàng, uyển chuyên, từng bước chân, từng ánh mắt của Nữ trong những điệu múa lay động trái tìm người xem, gieo vào trái tim họ hạt mầm của khát vọng sống.
- Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng
+ Lí lẽ: mõi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học.
+ Bằng chứng: danh họa Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiêm bẩm cũng khó mà thành công.
- Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết.
+ Lí lẽ: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình.
+ Bằng chứng: đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa: cùng hứng thú, cùng tâm lí.