">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2016

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có cặp vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức nhưng không có con. Một hôm, bà vợ đang làm đồng thấy một vết chân to liền ướm chân vào. về nhà bà mang thai và sau mười hai tháng thì sinh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú. Điều kì lạ là mãi lên ba tuổi, cậu bé vẫn chưa biết đi, chảng biết nói, biết cười.

Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, vua Hùng cho người đi tìm nhân tài cứu nước. Cậu bé cất tiếng đầu tiên và cũng là lời xin được đi đánh giặc. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Từ đó cậu lớn nhanh như thổi. Sau khi ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà do bà con hàng xóm gom góp, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra trận diệt giặc. Trong lúc đánh giặc, roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc.

Dẹp xong giặc Ân, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi rồi bay lên trời. Để' tưởng nhớ công ơn tráng sĩ, nhân dân lập đền thờ, hàng năm tổ chức hội làng để tưởng nhớ. Những dấu tích của trận đánh năm xưa vẫn còn lưu lại trên mặt đất, trên những bụi tre nơi cậu bé diệt giặc.

9 tháng 9 2016

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa

2 tháng 10 2021

Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.

4 tháng 1 2022

 

 

Hồng là một cậu bé có cảnh ngộ đáng thương: bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực, em phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô. Người cô độc ác luôn reo rắc vào đầu em những điều xấu xa về mẹ để em khinh miệt, ruồng rẫy mẹ. Bà cô còn bảo em vào Thanh Hóa tìm mẹ và em bé. Nhưng dù thế nào đi nữa, em vẫn luôn yêu thương và tin tưởng mẹ. Chiều hôm đó, khi tan học, em chợt thấy thoáng một bóng người giống mẹ. Bé Hồng đã không kìm được lòng mà chạy theo gọi mẹ. Khi người mẹ quay đầu lại, em được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve như ngày còn bé làm em thấy hạnh phúc và quên đi những lời độc ác của bà cô.

 

4 tháng 1 2022

Vậy tự viết nhé!
Tham khảo mạng lấy ý cũng đc

24 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Ông lão đánh cá và con cá vàng kể về câu chuyện một ông lão nghèo làm nghề đánh cá ngoài biển. Một hôm, ông đi ra biển, lần thứ nhất ông kéo lưới, vớt lên ông chỉ thấy có bùn. Lần tiếp theo ông kéo lưới cũng chỉ thấy rong rêu. Vào lần thứ ba, ông lão tiếp tục kéo lưới và bắt được một con cá vàng. Lúc đó, cá vàng tha thiết van xin ông lão thả ra và hứa sẽ trả ơn cho ông, thương chú cá, ông lão thả cá trở lại về với biển.
Về đến nhà, ông lão kể lại câu chuyện của mình và chú cá vàng cho mụ vợ nghe, sau một thôi một hồi mắng ông lão vì tội ngu ngốc, mụ bắt ông lão ra gặp cá vàng để bắt cá vàng trả ơn. Nhưng mụ vợ với lòng tham của mình đã bắt ông lão hết lần này đến lần khác đưa ra những yêu cầu quá đáng.
Lần thứ nhất, mụ ta đòi cá vàng cho mình một cái máng lợn mới. Lần thứ hai mụ đòi một ngôi nhà rộng. Lần thứ ba mụ mắng ông lão như tát nước và đòi được trở thành một bà nhất phẩm phu nhân. Nhưng vẫn không vừa lòng, đến lần thứ tư, mụ mắng và chì triết ông lão buộc ông lão phải đòi cá vàng cho mình thành nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ yêu cầu trở thành Long Vương, một yêu cầu không tưởng, mụ muốn cá vàng hậu hạ mụ. Tức giận trước yêu cầu quá đáng đó, cá vàng lấy lại mọi thứ đã ban cho. Khi ông lão từ biển trở về thì thấy trước mắt mình là túp lều tranh rách nát ngày xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trên bậc cửa trước cái máng lợn sứt mẻ.

24 tháng 1 2022

Refer:

Ngày xưa, có một ông lão đánh đượt 1 con cá vàng. Con cá vang cầu xin ông thả mình và hứa sẽ giúp đỡ ông khi ông cần . Ông về kể cho vợ nghe, mụ vợ tham lam mắng ông và bắt ông ra biển kêu cá thực hiện yêu cầu của mụ.Lần thư 4 lần , bà muôn có chiếc máng lợn mới, căn nhà rộng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng và đều được cá chấp thuận. Nhưng đến lần thứ 5, cá ko thể đáp ứng đc vì mụ ta muốn làm Long Vương và cá phải trở thành kẻ hầu hạ cho mụ ta.Cuối cùng, mụ ta phải quay về cuộc sống nghèo khó của mình

15 tháng 1 2018

Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và quang cảnh 2 bên bờ sông theo hành trình vượt thác của con thuyền qua địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thac dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. Qua đó nói lên tình yêu thương thiên nhiên , đất nước, quê hương, dân tộc của nhà văn.

24 tháng 2 2016

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn và hùng vĩ

Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong sáng, đẹp đẽ hơn, cây cối xanh thêm, nước biển đậm đà hơn. Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát từ đảo Cô Tô thật tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Bên giếng nước ngọt, người dân tấp nập múc nước, gánh nước, chuẩn bị cho chuyến ra khơi.