Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in trong tập Gào Thét xuất bản 1923 .
Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao(căn bệnh nan y thời bấy giờ) . Nhờ người giúp , lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn , vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh . Lão Thuyên dành dụm tiền mua bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn
Sáng hôm sau ,trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa bị chém sáng nay . Đó là Hạ Du , một nhà cách mạng kiên cường , nhưng chẳng ai hiểu gì về anh , nhiều người cho anh điên. Thế rồi , thằng Thuyên cũng chết vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao.
Năm sau vào tiết Thanh minh , mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con . Gặp nhau , hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn nhau . Đây điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm , bày tỏ quyết tâm tiếp bước người đã khuất .
- Thuốc: dùng để chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu người cách mạng, thể hiện sự mê muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Tìm Thuốc để chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời những người làm cách mạng.
- Nhan đề thể hiện nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật nội tâm: Bình dị, hàm súc, trầm lắng mang tính triết luận sâu sắc.
-“Thuốc”: Là một dấu hỏi, đặt ra hai phương án: Thuốc chữa bệnh cho con người hay là thuốc độc giết người? Trước hết đó là câu chuyện kể về một phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân lạc hậu, tăm tối ở Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Nhưng tác phẩm còn đề cập đến một vấn đề sâu xa hơn: Xã hội Trung Hoa thời kỳ này là một xã hội cổ hủ, lạc hậu. Con người không chỉ u mê trong nhận thức khoa học( về chữa bệnh) mà còn u mê trong cả việc nhận thức chính trị, xã hội( về những người cách mạng). Thật là một căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chữa chạy, nếu dân tộc Trung Hoa muốn tự giải phóng khỏi hàng nghìn năm phong kiến tối tăm, lạc hậu.
- Thuốc: Chính là phương thuốc chữa bệnh u mê, căn bệnh tinh thần cho người dân, căn bệnh đó đòi hỏi phải có một phương thuốc đặc biệc
- Nhan đề tác phẩm không đơn thuần là chuyện chống mê tín dị đoan mà cao hơn là sự giác ngộ, một sự nhận thức đúng đắn, một cuộc cách mạng thực sự. Xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn tìm đường và Lỗ Tấn cũng đang tìm đường.
-Vạch trần sự u mê, lạc hậu,mê tín của người dân Trung Quốc tin rằng chiếc bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc chữa được bệnh lao .
-Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân TQ .
-Người kể chuyện ( tác giả ) tình cờ gặp anh lái xe An-đrây và cậu bé Va- ni- a trên vùng sông Đông. An-đrây đã kể lại cho tác giả nghe về cuộc đời của mình.
- Năm 1922, cả nhà chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê nên sống sót, sau đó anh đã có được một tổ ấm gia đình. Khi chiến tranh bùng nổ, anh lên đường ra mặt trận chiến đấu được một năm thì bị giặc bắt làm tù binh.
- Sau hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh của phát xít Đức, anh vượt trại tù trở với Hồng quân và tiếp tục chiến đấu. Thời gian sau anh nhận được tin vợ và hai con gái của mình bị quân Đức giết hại. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, bất hạnh lại ập đến với Xô-cô-lốp khi anh nhận được tin con trai mình đã hy sinh.
- Chiến tranh kết thúc, vượt lên trên nỗi bất hạnh, Xô-cô-lốp đã nhận nuôi cậu bé mồ côi Va-nia với hy vọng hai tâm hồn cô đơn sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho nhau để chiến thắng số phận.
Truyện Số phận con người ra đời năm 1956 là một trong những sáng tác xuất sắc của M. Sôlôkhốp những năm sau chiến tranh. Truyện khai thác đề tài số phận con người sau chiến tranh qua cuộc đời nhân vật Xôcôlôp. Truyện gồm hai phần : mở đầu, kết thúc và ba chương. Xôcôlôp là một cậu bé mồ côi, chăm chỉ. Lớn lên lấy vợ và có một gia đình hạnh phúc với hai con gái và một cậu con trai – một học sinh giỏi toán.
Chiến tranh bùng nổ anh tham gia Hồng quân rồi bị phát xít bắt giam. Vợ và hai con gái đã bị bom phát xít chôn vùi cùng với ngôi nhà. Thoát khỏi nhà tù phát xít, anh đã vô cùng hạnh phúc khi nhận được tin cậu con trai đang là đại uý pháo binh, một sĩ quan dũng cảm. Sắp tới ngày chiến thắng hai cha con hẹn gặp nhau. Anh hồi hộp và chờ đợi giờ phút ấy. Và anh đã được gọi đến để nhìn mặt con lần cuối. Con trai anh đã hy sinh vào đúng ngày chiến thắng. Anh vô cùng đau đớn khi phải "chôn trên đất người niềm vui sướng, niềm hy vọng cuối cùng" của mình.
Trở về cuộc sống thường nhật với một nỗi đau và sự mất mát quá lớn Xôcôlôp lang thang kiếm sống khắp nơi. Anh kiếm được chân lái xe cho đội vận tải lương thực. Và anh đã gặp cậu bé Vania bị lạc mất bố mẹ trong chiến tranh. Thương cậu bé cùng cảnh, anh nhận cậu bé làm con nuôi, còn cậu bé lại tưởng anh là cha đẻ của nó. Hai người đã dựa vào nhau mà sống. Từ đó anh thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn cho dù sự có mặt của Vania chưa đủ để làm vơi nỗi đau trong anh. Rồi một điều không may xảy ra, một con bò đâm vào xe Xôcôlôp làm anh bị tước mất bằng lái. Hai cha con tạm biệt vợ chồng người bạn rồi dắt nhau đi tìm một vùng đất mới. Đoạn trích thuộc phần cuối tác phẩm, bắt đầu từ khi Xôcôlôp trở về từ đám tang con trai với nỗi đau vô tận, rồi anh gặp và nhận Vania làm con cho đến kết thúc tác phẩm.
Tác phẩm là câu chuyện cảm động về số phận con người trong và sau chiến tranh. Nhà văn đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình đối với số phận con người, qua đó ngợi ca tính cách Nga nhân hậu, kiên cường và bất khuất.
- Mị- một cô gái con nhà nghèo xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do hạnh phúc bị A Sử "cướp" về làm vợ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.
- Lúc đầu Mị định tự tử nhưng lòng hiếu thảo với cha không cho phép. Mị sống mà như chết. Lâu dần trở nên tê liệt, chỉ lùi lũi như "con rùa nuôi trong xó cửa" .
- Trong một đêm mùa xuân, nghe thấy tiếng sáo, Mị bồi hồi nhớ laị ngày trước… Mị muốn đi chơi tết, nhưng bị A Sử trói đứng Mị vào cột nhà.
- A Sử đi chơi tết, cậy thế con nhà quan bị A Phủ đánh. A Phủ bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí.
- Vì không may bị hổ vồ mất một con bò, A Phủ bị trói đứng vào cọc phơi sương, nhịn đói suốt mấy ngày đêm
- Mị cắt dây trói cứu A Phủ, hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
- Mị và A Phủ được giác ngộ cách mạng và trở thành du kích.
- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: Dùng ngòi bút phanh phui những căn bệnh tinh thần của nhân dân Trung Quốc, làm cản trở nghiêm trọng con đường đấu tranh cách mạng của họ để từ đó tìm phương chạy chữa.
- Truyện “Thuốc” :
* Thuốc là nhan đề đa nghĩa :Trước hết nó là thứ thuốc chữa bệnh lao của người Trung Quốc u mê, lạc hậu, một cách chữa bệnh đầy mê tín tin rằng chiếc bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc chữa được bệnh lao. Rốt cuộc con bệnh vẫn chết . Chết trong không khí ẩm mốc tanh mùi máu của nước Trung Hoa lạc hậu .
* Qua truyện, Lỗ Tấn đã đề cập tới một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu xa , khái quát hơn đó là sự u mê , đớn hèn, mông muội về chính trị xã hội của quần chúng và bi kịch không hiểu, không ủng hộ người Cách mạng tiên phong .
* Với tư cách là nhà văn cách mạng, Lỗ Tấn muốn khẳng định : Để cứu Trung Quốc , phải có phương thuốc chữa khỏi bệnh mê muội ,đớn hèn của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của người Cách mạng Hạ Du thời đó .Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân Trung Quốc.
+ Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc
+ Hình ảnh, ngôn ngữ giàu tính biểu tượng
+ Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên sâu sắc, lôi cuốn
- Truyện ngắn Thuốc phê phán căn bệnh gia trưởng, lạc hậu của người Trung Quốc bấy giờ, xót xa cho người làm cách mạng xa rời quần chúng
Ý nghĩa truyện ngắn Thuốc:
+ Người Trung Quốc cần có thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần
+ Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”
+ Người làm cách mạng phải gần gũi, giác ngộ quần chúng
Vài nét văn hóa của xã hội Trung Quốc được thể hiện trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn:
- Ốm, bệnh thì vái tứ phương, thử mọi phương thuốc, kể cả là cầu khấn, vái thần phật hay những bài thuốc mẹo (Tin là bánh bao tẩm máu người, đặc biệt là máu người cộng sản, có thể chữa được bách bệnh)
- Người chết cũng chôn và đặt vòng hoa. Có sự phân biệt giữa mộ của người phạm tội và mộ của người dân nghèo. Vòng hoa trên mộ Hạ Du thể hiện một sự thăm viếng, một niềm luyến tiếc, trân trọng,...
- Thực chất, việc mê tín, làm theo tin đồn và hiệu ứng đám đông không phải là nét văn hóa đẹp mà đây chính là căn bệnh quốc dân tính mà Lỗ Tấn mổ xẻ, bắt mạch, bắt bệnh để người dân Trung Quốc sửa đổi.
a. Cuộc đời:
- Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX, sinh năm 1881, mất 1936, xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang TQ.
- Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, học nhiều nghề: Khai mỏ, hàng hải, nghề thuốc, cuối cùng quyết tâm làm văn nghệ vơí mong muốn cứu nước, cứu dân.
- Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính”, nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa.
b. Sự nghiệp:
- Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm, được in thành 3 tập: Gào thét, Bàng Hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới.
- Ông xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của TQ, năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới.
a/ Cuộc đời :
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX , sinh năm 1881 , mất 1936 , xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang TQ .
Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ , học nhiều nghề : Khai mỏ , hàng hải , nghề thuốc , cuối cùng quyết tâm làm văn nghệ vơí mong muốn cứu nước , cứu dân .
Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính” , nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa .
b/ Sự nghiệp :
Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm , được in thành 3 tập : Gào thét , Bàng Hoàng , Chuyện cũ viết theo lối mới .
Ông xứng đáng lànhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới .
Lỗ tấn viết Thuốc vào tháng Tư năm 1919, thời kỳ Trung Quốc đang ở chế độ phong kiến, nửa thuộc địa, nhân dân Trung Quốc thì vô cùng tăm tối và lạc hậu, "họ ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ" (Lỗ Tấn). Có hai câu chuyện được lồng trong một cốt truyện: Chuyện về việc lấy thuốc của vợ chồng lão Hoa Thuyên và chuyện về người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.
Lão Hoa là chủ một quán trà nhỏ, có đứa con trai bị bệnh lao rất nặng, người ta đã mách lão một thứ thuốc rất kỳ quái là bánh bao tẩm máu người.
Truyện được bắt đầu bằng không khí ảm đạm của buổi sáng lão Hoa đi mua thuốc cho con. Lão đi trong sự hồi hộp, lo âu và hy vọng. Người đi xem rất đông, chen mãi lão mới mua được thuốc dù đã đặt trước, về nhà hai vợ chồng lão cho con ăn thuốc mà lòng tràn đầy hy vọng vào sự hiệu nghiệm của liều thuốc kỳ quái. Đám đông đi xem chém người về, vào quán trà nhà lão Hoa và bàn luận về người vừa bị chém. Tham gia cuộc bàn luận có đầy đủ các thành phần từ "người tóc hoa râm" đến "anh chàng hai mươi tuổi". Qua câu chuyên của họ thì biết người bị chém là Hạ Du, một người dám đi làm cách mạng, bị bắt rồi còn rủ đề lao làm "giặc". Những người bàn luận rất ngạc nhiên về hành động của Hạ Du và cho là anh bị điên.
Vào buổi sáng mùa xuân tại nghĩa địa hai bà mẹ ra thăm mộ con, bà Hoa Thuyên và mẹ Hạ Du. Thuốc bánh bao tẩm máu người không cứu được thằng Thuyên. Mộ nó nằm cách mộ Hạ Du một con đường – ranh giới tự nhiên giữa đám mộ những người chết chém chết tù và những người chết nghèo. Bà Hoa bước qua con đường để an ủi mẹ Hạ Du. Họ ngạc nhiên khi thấy trên nấm mộ Hạ Du có một vòng hoa màu trắng. Câu chuyện kết thúc bằng câu hỏi của người mẹ “Thế này là thế nào?". Qua tác phẩm nhà văn muốn đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa vô cùng lớn đối với dân tộc Trung Hoa lúc đó, đó là vấn đề cách mạng giải phóng cả dân tộc khỏi sự u mê, tám tối.
- Sáng sớm mùa thu lão Hoa Thuyên chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc để chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.
- Bà Hoa cho con ăn bánh bao với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh
- Những người khách trong quán trà bàn về Thuốc, về Hạ Du .
- Bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm con ngoài nghĩa địa trong sự đau khổ tột cùng .