">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2018

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.

Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Versailles (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, bước từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" (Le Parie) ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.

Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người về nước triệu tâp hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ta vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.

Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

Tháng 7/1954, Hiệp định Genève được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn"

6 tháng 1 2018

– Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và mất ngày 2 tháng 9 năm 1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Thưở sinh thời , Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).

– Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.

– Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.

– Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.

– Từ năm 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.

– Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau CMT8 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.

=> Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế cộng sản nói chung. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

– Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù…

Tiểu thuyết chương hồi: những tiểu thuyết trường thiên bao gồm nhiều hồi, đầu mỗi hồi có "hồi mục", là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi, mỗi hồi viết về một sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi có lời dẫn dắt đến hồi tiếp. Căn cứ theo dung lượng có thể chia tiểu thuyết chương hồi thành loại lớn (trên 100 hồi) và loại nhỏ (khoảng 2-3 chục chương hồi trở lại). Loại lớn thường bao gồm tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử như Tam quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc; tiểu thuyết truyền kỳ anh hùng như Thủy hử; tiểu thuyết thần ma như Tây du ký; tiểu thuyết tình đời như Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng; tiểu thuyết châm biếm như Chuyện làng Nho; tiểu thuyết công án như Long đồ công án; tiểu thuyết võ hiệp như truyện kiếm hiệp, tiền thân của những tác phẩm tiểu thuyết Kim Dung sau này. Tiểu thuyết chương hồi loại nhỏ có thể bao gồm tiểu thuyết tài tử giai nhân kể những mối tình của trai gái, thể hiện ước mơ hạnh phúc lứa đôi; tiểu thuyết khiển trách vạch trần những ung nhọt xã hội như tác phẩm Quan trường hiện hình ký

Chắc vậy :v

25 tháng 9 2018

Qua hình tượng đàn cá mập, tác giả muốn ám chỉ đến giới tư bản (mại bản) "cá mập" (như trong các giải nghĩa của từ điển) luôn cướp không thành quả lao động của người lao động chân chính. Đó là hiện thực của xã hội Mỹ lúc bấy giờ và cả ngày nay. 

16 tháng 12 2016

đã là thơ thì phải học y như thế chứ ko tóm tắt đc đâu

18 tháng 12 2016

thơ sao mà tóm tắt được

15 tháng 11 2017

    Đọc Tiếng gọi nơi hoang dã của Lân-đơn, ta như được đi theo đoàn người đi đào vàng lên vùng A-la-xca, bắc cực mênh mông tuyết trắng, với những cảnh, những con người với bao ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội khôn cùng. Đặc biệt những trang viết về con chó Bấc, viết về mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc là hay nhất, cảm động nhất. Nhà văn không miêu tả ngoại hình, sinh hoạt bản năng của con chó Bấc mà đi sâu vào thế giới bên trong - thế giới tâm hồn - của con vật, hình như mang nặng tình người hiếm có, cảm động. Đoạn văn Con chó Bấc là một đoạn văn ngọt ngào chất thơ khi nói về một tình thương giao cảm thắm thiết giữa người với vật nuôi.

Có lẽ vì đã trải qua những tháng ngày kéo xe trượt tuyết nặng nhọc, gặp phải những ông chủ độc ác, con chó Bấc mới hiểu sâu sắc thế nào là tình người. Miếng ăn của nó kiếm được là roi vọt, là sự bố thí của những con người tàn nhẫn và đang khát vàng. Cho nên từ ngày con chó Bấc được Giôn Thoóc-tơn cứu sống, nó mới được sống trong “một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Nó cũng đã một lần ít ỏi được hưởng hương vị của tình thương khi chưa bị bắt cóc lên bắc cực, đó là những ngày sống trong nhà ông Thẩm phán Mi-lơ giữa thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Con Bấc chẳng bao giờ quên những ngày tháng êm đẹp và ngắn ngủi ấy. Những lần đi săn, đi lang thang với mấy cậu con trai ông Thẩm phán “ tình cảm của Bấc cũng chỉ là thứ tình cảm làm ăn cùng hội cùng phường”. Với các cháu nhỏ ông Thẩm "đó là một thứ trách nhiệm hộ vệ trong niềm kiêu hãnh tự cao tự đại”. Còn với ông Thẩm phán “là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng".

Lân-đơn đã có một cách nói rất đặc sắc về mối quan hệ của Bấc với những thành viên trong gia đình Thẩm phán Mi-lơ. Bấc chỉ là một con chó săn, một con chó giữ nhà, và là một con chó cảnh. Thế thôi!

Còn từ ngày nó được sống với Giôn Thoóc-tơn, nó được ông chủ, ông bạn mới "khơi dậy" lên trong lòng Bấc những tình thương yêu, những tình cảm chưa hề được hưởng, chưa hề có: “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt...".

Tình cảm vui, buồn, thương yêu, giận dữ cũng tựa như dòng nước có độ tràn, có hẹp và mênh mông, có sức chảy nhanh, chậm. Mọi dòng nước đều có nguồn cũng như mọi tình cảm đều có nguồn. Cái nguồn tình cảm sâu xa mà Bấc tìm thấy ở Giôn Thoóc-tơn là anh đã “cứu sống nó”, anh là "ông chủ lý tưởng”. Những người khác nuôi Bấc là xuất phát từ nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh để Bấc đi săn, giữ nhà, là vật nuôi làm cảnh... và để kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng. Còn Giôn Thoóc-tơn đã coi Bấc là “con cái của anh” vậy. Cái nguồn gốc ấy mới sâu sắc và cao quý, vì nó đã vượt hẳn mối quan hệ con vật với con người, đi tới mối quan hệ của tình thương, tình người. Mối quan hệ tình cảm ấy, con Bấc đã cảm nhận được bằng trực giác, bằng cảm xúc, bằng sự tinh nhạy, khôn ngoan mà chỉ có những con chó như con Bấc mới có.

Giôn Thoóc-tơn “đã chăm sóc”, lúc là một lời chào "hớn hở”, lúc là một cử chỉ "thăn ái”, lúc là anh ngồi xuống rất lâu “nói chuyện” với Bấc mà cả hai đều tương thân, đều đồng cảm, đều “thích thú”. Giôn Thoóc-tơn "có thói quen túm chặt lấy dầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm”. Với con Bấc, đó là những giây phút thần tiên mà chỉ có Giôn Thoóc-tơn mới trao cho nó trong sự vuốt ve, yêu thương. Lúc đó, con Bấc cảm thấy "không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ”, “tiếng rủa rủ rỉ bên tai”. Sự vui sướng của Bấc đến cực độ, có lúc nó cảm thấy “quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực".

Tình yêu thương giữa người và vật nuôi cũng có “cho” có “nhận" trong mối giao cảm, giao hòa, tương tác. Đây là một đoạn văn tuyệt bút nói về mối quan hệ sâu sắc, đẹp đẽ và hiếm có ấy:

“Khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động; những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “ Tròi đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!".

Bấc như một “đứa trẻ” giàu tình cảm, nó có một kiểu biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó hay cắn vào tay Giôn Thoóc-tơn “ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu’’. Và chỉ có anh mới cảm nhận một cách hạnh phúc rằng “cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”. Lân-đơn với tình yêu thương loài vật, với cái tài quan sát và diễn tả đặc biệt ông đã phát hiện ra, đã “sống" với những rung động, với những biến thái tâm tình, ông đã “hiểu được” ngôn ngữ riêng của một vật nuôi đã được thuần dưỡng và gắn bó lâu đời với con người, một vật nuôi khôn nhất, trung thành nhất và giàu tình cảm nhất, để nói lên một cách xúc động về mối quan hệ “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến mức cuồng nhiệt” giữa Giôn Thoóc-tơn và con Bấc.

Nếu như phần đầu, nhà văn đã lấy mối quan hệ giữa con Bấc với gia đình Thẩm phán Mi-lơ để làm nổi bật mối tình yêu thương đặc biệt giữa con Bấc với Giôn Thoóc-tơn, thì ở phần giữa ông lại so sánh cách biểu hiện tình cảm của con Bấc và những con chó khác đối với chủ, mỗi con một vẻ. “Xơ-kit có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích hích mãi cho đến khi được vỗ véề.. Ních thì... tựa cái đầu to lớn của nó lên đầu gối của Thoóc-tơn". Còn Bấc thì diễn đạt tình thương yêu bằng "sự tôn thờ”, sung sướng đến “cuồng lên” khi dược Thoóc-tơn “vuốt ve" hoặc “nói chuyện" với nó... Thế giới loài vật được Lân-đơn nhìn nhận và miêu tả như thế giới con người tràn ngập tình yêu thương và biết sống trong sự giao cảm đầy hạnh phúc! Con Bấc “thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú, xem xét, hết sức quan tâm, theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Có lúc con Bấc ngắm nhìn chủ từ phía sau, và bằng linh cảm, giao cảm giữa người và chó, anh quay đầu nhìn lại, đôi mắt Thoóc-tơn "tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng ”, còn “tình cảm của Bấc cũng ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.

Cách ngồi, cái ngước nhìn, cái lắng nghe và theo dõi cặp mắt và ánh mắt... của con chó Bấc hiện lên trên trang văn như một linh hồn người, trong biểu cảm có chiều sâu lí trí, trong tâm hồn có cả chiều cao của tư duy. Con chó Bấc không chỉ có tình yêu thương mà còn có cả những suy nghĩ sống bên “ông chủ lí tưởmg”.

Con chó Bấc cũng có nỗi lo. Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã qua, luôn luôn ám ảnh nó, “nó không muốn rời Thoóc-tơn một bước”. Nó luôn luôn sợ, Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời của nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây. Cả trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Đêm nào nó cũng tỉnh giấc giữa chừng, rồi trườn qua giá lạnh đến đứng ờ mép lều "lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chi tiết ấy là một nét vẽ cảm động gợi lên trong lòng ta nhiều cảm thương xót xa. À ra thế đó, không chỉ riêng ở con người, mà cả những vật nuôi như con chó Bấc tinh khôn, tình cảm này cũng sợ ly biệt! Nhà văn Lân-đơn đã nói được điều đó và diễn đạt bằng những hình ảnh giàu giá trị nhân bản.

  Tóm lại, Lân-đơn đã lấy tình thương để tả loài vật. Ông đã miêu tả sống động, hấp dẫn hình ảnh con chó mang tình người, sống tình nghĩa thủy chung như con người. Bằng nghệ thuật tinh tế, biểu cảm trong miêu tả loài vật, Giắc Lân-đơn đã cho chúng ta thấy tình cảm yêu thương sâu sắc của ông đối với loài vật.

Nguồn: Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn.

15 tháng 11 2017

Đọc Tiếng gọi nơi hoang dã của Lân-đơn, ta như được đi theo đoàn người đi đào vàng lên vùng A-la-xca, bắc cực mênh mông tuyết trắng, với những cảnh, những con người với bao ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội khôn cùng. Đặc biệt những trang viết về con chó Bấc, viết về mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc là hay nhất, cảm động nhất. Nhà văn không miêu tả ngoại hình, sinh hoạt bản năng của con chó Bấc mà đi sâu vào thế giới bên trong - thế giới tâm hồn - của con vật, hình như mang nặng tình người hiếm có, cảm động. Đoạn văn Con chó Bấc là một đoạn văn ngọt ngào chất thơ khi nói về một tình thương giao cảm thắm thiết giữa người với vật nuôi.

Có lẽ vì đã trải qua những tháng ngày kéo xe trượt tuyết nặng nhọc, gặp phải những ông chủ độc ác, con chó Bấc mới hiểu sâu sắc thế nào là tình người. Miếng ăn của nó kiếm được là roi vọt, là sự bố thí của những con người tàn nhẫn và đang khát vàng. Cho nên từ ngày con chó Bấc được Giôn Thoóc-tơn cứu sống, nó mới được sống trong “một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Nó cũng đã một lần ít ỏi được hưởng hương vị của tình thương khi chưa bị bắt cóc lên bắc cực, đó là những ngày sống trong nhà ông Thẩm phán Mi-lơ giữa thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Con Bấc chẳng bao giờ quên những ngày tháng êm đẹp và ngắn ngủi ấy. Những lần đi săn, đi lang thang với mấy cậu con trai ông Thẩm phán “ tình cảm của Bấc cũng chỉ là thứ tình cảm làm ăn cùng hội cùng phường”. Với các cháu nhỏ ông Thẩm "đó là một thứ trách nhiệm hộ vệ trong niềm kiêu hãnh tự cao tự đại”. Còn với ông Thẩm phán “là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng".

Lân-đơn đã có một cách nói rất đặc sắc về mối quan hệ của Bấc với những thành viên trong gia đình Thẩm phán Mi-lơ. Bấc chỉ là một con chó săn, một con chó giữ nhà, và là một con chó cảnh. Thế thôi!

Còn từ ngày nó được sống với Giôn Thoóc-tơn, nó được ông chủ, ông bạn mới "khơi dậy" lên trong lòng Bấc những tình thương yêu, những tình cảm chưa hề được hưởng, chưa hề có: “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt...".

Tình cảm vui, buồn, thương yêu, giận dữ cũng tựa như dòng nước có độ tràn, có hẹp và mênh mông, có sức chảy nhanh, chậm. Mọi dòng nước đều có nguồn cũng như mọi tình cảm đều có nguồn. Cái nguồn tình cảm sâu xa mà Bấc tìm thấy ở Giôn Thoóc-tơn là anh đã “cứu sống nó”, anh là "ông chủ lý tưởng”. Những người khác nuôi Bấc là xuất phát từ nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh để Bấc đi săn, giữ nhà, là vật nuôi làm cảnh... và để kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng. Còn Giôn Thoóc-tơn đã coi Bấc là “con cái của anh” vậy. Cái nguồn gốc ấy mới sâu sắc và cao quý, vì nó đã vượt hẳn mối quan hệ con vật với con người, đi tới mối quan hệ của tình thương, tình người. Mối quan hệ tình cảm ấy, con Bấc đã cảm nhận được bằng trực giác, bằng cảm xúc, bằng sự tinh nhạy, khôn ngoan mà chỉ có những con chó như con Bấc mới có.

Giôn Thoóc-tơn “đã chăm sóc”, lúc là một lời chào "hớn hở”, lúc là một cử chỉ "thăn ái”, lúc là anh ngồi xuống rất lâu “nói chuyện” với Bấc mà cả hai đều tương thân, đều đồng cảm, đều “thích thú”. Giôn Thoóc-tơn "có thói quen túm chặt lấy dầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm”. Với con Bấc, đó là những giây phút thần tiên mà chỉ có Giôn Thoóc-tơn mới trao cho nó trong sự vuốt ve, yêu thương. Lúc đó, con Bấc cảm thấy "không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ”, “tiếng rủa rủ rỉ bên tai”. Sự vui sướng của Bấc đến cực độ, có lúc nó cảm thấy “quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực".

Tình yêu thương giữa người và vật nuôi cũng có “cho” có “nhận" trong mối giao cảm, giao hòa, tương tác. Đây là một đoạn văn tuyệt bút nói về mối quan hệ sâu sắc, đẹp đẽ và hiếm có ấy:

“Khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động; những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “ Tròi đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!".

Bấc như một “đứa trẻ” giàu tình cảm, nó có một kiểu biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó hay cắn vào tay Giôn Thoóc-tơn “ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu’’. Và chỉ có anh mới cảm nhận một cách hạnh phúc rằng “cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”. Lân-đơn với tình yêu thương loài vật, với cái tài quan sát và diễn tả đặc biệt ông đã phát hiện ra, đã “sống" với những rung động, với những biến thái tâm tình, ông đã “hiểu được” ngôn ngữ riêng của một vật nuôi đã được thuần dưỡng và gắn bó lâu đời với con người, một vật nuôi khôn nhất, trung thành nhất và giàu tình cảm nhất, để nói lên một cách xúc động về mối quan hệ “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến mức cuồng nhiệt” giữa Giôn Thoóc-tơn và con Bấc.

Nếu như phần đầu, nhà văn đã lấy mối quan hệ giữa con Bấc với gia đình Thẩm phán Mi-lơ để làm nổi bật mối tình yêu thương đặc biệt giữa con Bấc với Giôn Thoóc-tơn, thì ở phần giữa ông lại so sánh cách biểu hiện tình cảm của con Bấc và những con chó khác đối với chủ, mỗi con một vẻ. “Xơ-kit có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích hích mãi cho đến khi được vỗ véề.. Ních thì... tựa cái đầu to lớn của nó lên đầu gối của Thoóc-tơn". Còn Bấc thì diễn đạt tình thương yêu bằng "sự tôn thờ”, sung sướng đến “cuồng lên” khi dược Thoóc-tơn “vuốt ve" hoặc “nói chuyện" với nó... Thế giới loài vật được Lân-đơn nhìn nhận và miêu tả như thế giới con người tràn ngập tình yêu thương và biết sống trong sự giao cảm đầy hạnh phúc! Con Bấc “thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú, xem xét, hết sức quan tâm, theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Có lúc con Bấc ngắm nhìn chủ từ phía sau, và bằng linh cảm, giao cảm giữa người và chó, anh quay đầu nhìn lại, đôi mắt Thoóc-tơn "tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng ”, còn “tình cảm của Bấc cũng ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.

Cách ngồi, cái ngước nhìn, cái lắng nghe và theo dõi cặp mắt và ánh mắt... của con chó Bấc hiện lên trên trang văn như một linh hồn người, trong biểu cảm có chiều sâu lí trí, trong tâm hồn có cả chiều cao của tư duy. Con chó Bấc không chỉ có tình yêu thương mà còn có cả những suy nghĩ sống bên “ông chủ lí tưởmg”.

Con chó Bấc cũng có nỗi lo. Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã qua, luôn luôn ám ảnh nó, “nó không muốn rời Thoóc-tơn một bước”. Nó luôn luôn sợ, Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời của nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây. Cả trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Đêm nào nó cũng tỉnh giấc giữa chừng, rồi trườn qua giá lạnh đến đứng ờ mép lều "lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chi tiết ấy là một nét vẽ cảm động gợi lên trong lòng ta nhiều cảm thương xót xa. À ra thế đó, không chỉ riêng ở con người, mà cả những vật nuôi như con chó Bấc tinh khôn, tình cảm này cũng sợ ly biệt! Nhà văn Lân-đơn đã nói được điều đó và diễn đạt bằng những hình ảnh giàu giá trị nhân bản.


k cho mình nha 

8 tháng 3 2018

Hoàng Lê nhất thống chí được coi là cuốn tiểu thuyết lịch sử vì:

- Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô lớn của bộ sử thi. Tác phẩm mang giá trị về văn học và sử học.

- Tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến đầy biến động cuối thể kỉ XVIII, những nhân vật ở tầng lớp trên của xã hội phong kiến không còn giữ đúng vai trò, trách nhiệm với dân. Trong triều đình, vua chúa tham quan sống sa đọa. Vua Cảnh Hưng cam chịu sống bạc nhược, Trịnh Tông trở thành con rối của đám kiêu binh. Vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước, luồn cúi.

- Cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi này phản ánh rõ nét đời sống cơ cực của người dân dưới thời Lê mạt: bất ổn, đói khổ.

- Bên cạnh đó là hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn mà nổi bật là hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trí tuệ sáng suốt, có tài cầm quân, có công đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.

 

23 tháng 9 2017

Hoàng Lê nhất thống chí được coi là cuốn tiểu thuyết lịch sử vì:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô lớn của bộ sử thi. Tác phẩm mang giá trị về văn học và sử học.

Tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến đầy biến động cuối thể kỉ XVIII, những nhân vật ở tầng lớp trên của xã hội phong kiến không còn giữ đúng vai trò, trách nhiệm với dân. Trong triều đình, vua chúa tham quan sống sa đọa. Vua Cảnh Hưng cam chịu sống bạc nhược, Trịnh Tông trở thành con rối của đám kiêu binh. Vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước, luồn cúi. Cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi này phản ánh rõ nét đời sống cơ cực của người dân dưới thời Lê mạt: bất ổn, đói khổ. Bên cạnh đó là hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn mà nổi bật là hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trí tuệ sáng suốt, có tài cầm quân, có công đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.

30 tháng 1 2016

Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 – 1731) là nhà văn Anh, sinh ra và lớn lên ở Luân Đôn, trong một gia đình buôn bán nhỏ. Ông từng làm nhiều nghề, họat động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và đi nhiều nơi trên thế giới. Hoàn cảnh sống ấy đã ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác của ông và để lại dấu ấn khá rõ trong tác phẩm văn học. Tuy mãi đến năm sáu mươi tuổi, Đi- phô mới đến với văn chương nhưng ông đã để lại cho đời một số tiểu thuyết có giá trị, trong đó cuốn Rô-bin-xơn Cru-xô là nổi tiếng hơn cả.

Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô nhan đề đầy đủ là Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô. Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện mà nhân vật chính là Rô-bin-xơn. Tóm tắt nội dung như sau:

Rô-bin-xơn sinh năm 1632 ở Yoóc-sai. Là người ham thích phiêu lưu, mạo hiểm, chàng say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp gian nan, nguy hiểm. Rô-bin-xơn xuống tàu ở cảng Hơn, theo bạn đi Luân Đôn bằng đường biển. Cuộc hành trình không thành vì tàu bị đắm ở Y-a-mớt. Tai họa ấy chẳng làm chàng trai nhụt chí. Cha mẹ khóc lóc, bạn bè can ngăn cũng không lay chuyển được ý chí và quyết tâm của chàng. Lần này, chàng làm quen với một viên thuyền trưởng tàu buôn, rời bến đi Ghi-nê. Chuyến đầu tiên thuận buồm xuôi gió. Chuyên thứ hai gặp cướp biển, Rô-bin-xơn bị bắt làm nô lệ ở Xa-lê, một hải cảng của Ma-rốc. Hai năm sau, chàng trốn thoát sang Bra-xin lập trang trại trồng trọt. Ít năm sau, nghe mấy người bạn rủ rê, chàng lại xuống tàu đi Ghi-nê, định thực hiện một chuyến buôn bán đổi chác lớn. Tàu gặp bão, mất phương hướng rồi bị đắm. Các thủy thủ trên tàu chết hết, chỉ còn một mình Rô-bin-xơn sống sót dạt vào đảo hoang. Hôm ấy là ngày 30 tháng Chín 1659, Rô-bin-xơn hai mươi bảy tuổi. Trơ trọi một mình giữa chốn hoang vu chẳng có dấu chân người nhưng chàng không tuyệt vọng. Sau khi vớt vát từ chiếc tàu đắm những thứ gì còn có thể dùng được như: bao lúa mì, chút thực phẩm, mấy khẩu súng, bao đạn ghém, hòm đồ nghề thợ mộc… chàng lên hoang đảo dựng túp lều dưới chân núi để che nắng, che mưa và rào giậu kín xung quanh đề phòng thú dữ. Ngày ngày, chàng săn bắn và kiếm cây rừng, quả dại để ăn. Sau đó, chàng tự tay trồng trọt, chăn nuôi nên cuộc sống dần dần ổn định và ngày càng đầy đủ hơn. Tuy quanh quẩn chỉ có con chó và con vẹt làm bạn, nhưng Rô-bin-xơn cũng cảm thấy sung sướng mỗi khi ngắm nhìn cơ ngơi do mồ hôi, công sức của mình gây dựng nên.

Một hôm, tình cờ Rô-bin-xơn phát hiện những thổ dân ở vùng biển ghé thuyền lên đảo để hành hình tù binh. Chàng chiến dấu rất dũng cảm, cứu được một nạn nhân thoát khỏi bọn ăn thịt người. Rô-bin-xơn đặt tên cho người da màu vừa thoát nạn là Thứ Sáu để ghi nhớ ngày hôm ấy. Từ đó, hai người chung sống với nhau và Rô-bin-xơn cảm thấy đỡ cô đơn. Ít lâu sau lại xuất hiện đám thổ dân khác cùng với hai tù binh, một người Tây Ban Nha, còn người kia chính là cha của anh chàng Thứ Sáu. Cả hai đều được Rô-bin-xơn cứu thoát. Cuộc sống trên đảo càng thêm đông vui. Cuối cùng, một chiếc tàu buôn ghé đậu ở cái vịnh nhỏ gần nơi Rô-bin-xơn ở. Bọn thủy thủ nổi loạn chiếm tàu, trói thuyền trưởng, thuyền phó giải lên bờ, định bỏ cho chết dần trên đảo. Rô-bin-xơn giúp viên thuyền trưởng thu hồi được tàu. Chàng trở về quê hương, mang cả Thứ Sáu cùng đi. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày sống trên đảo hoang, Rô-bin-xơn đành chia tay với nơi chàng đã có bao kỉ niệm vui, buồn không thể nào quên.

Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích, chúng ta hình dung được cuộc đời vô cùng gian khổ và tinh thần lạc quan hiếm có của nhân vật khi phải sống một mình nơi đảo hoang suốt mấy chục năm trời.

Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang chỉ là một đoạn ngắn trong cả một cuốn tiểu thuyết dài. Đoạn trích là bức chân dung tự họa khá cụ thể và đầy đủ của nhân vật Rô-bin-xơn.

Bức chân dung tự họa được tác giả miêu tả bằng bốn đoạn văn. Đoạn thứ nhất: Nhân vật tự giới thiệu. Đoạn thứ hai và thứ ba: Trang phục của Rô- bin-xơn. Đoạn thứ tư: Diện mạo của Rô-bin-xơn.

 Thông thường, trong một bức chân dung thì gương mặt nhân vật chiếm vị trí quan trọng nhất, sau đó mới đến trang phục và các thứ khác. Thế nhưng ở đây, gương mặt lại được miêu tả sau cùng chỉ bằng một vài dòng và chi tiết được đặc tả lại là bộ ria mép.

Chủ ý của Rô-bin-xơn là muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì quặc và những đồ lề lỉnh kỉnh mà chàng mang theo người. Do đứng ở ngôi thứ nhất để kể chuyện nên Rô-bin-xơn chỉ có thể kể về những gì chàng nhìn thấy được.

Rô-bin-xơn là người Anh, một đất nước nằm ở miền ôn đới phía bắc bán cầu. Trong một chuyến đi biển xuất phát từ Bra-xin, chàng bị đắm tàu và dạt vào một đảo hoang thuộc vùng xích đạo. Qua bộ trang phục kì dị của chàng, chúng ta có thể hình dung phần nào thời tiết khắc nghiệt và sức chịu đựng phi thường của Rô-bin-xơn.

Trang phục tự tạo của Rô-bin-xơn tất cả đều làm bằng da dê. Mũ bằng tấm da dê; bộ quần áo là những tấm da dê buộc túm lại và đôi ủng cũng bằng da dê nốt.

Rô-bin-xơn dội cái mũ không giống bất cứ một kiểu mũ nào. Đó là một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê, với mảnh da rủ xuống phía sau gáy. Tuy xấu xí như vậy nhưng nó hết sức tiện lợi, vừa để che nắng, vừa để chắn không cho mưa hắt vào cổ; ở miền khí hậu này, chẳng gì tai hại bằng nước mưa luồn trong áo thấm vào da thịt.

Rô-bin-xơn vừa kể, vừa tả mình với giọng điệu khôi hài, hóm hỉnh:

Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, và mỗi cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê; quần may bằng tấm da một con dế đực già, lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân, chằng khác nào quần dài; tôi không có bít tất mà cũng chẳng có giày, nhưng đã làm cho mình được một đôi chẳng biết gọi là gì, giống như đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên…, nhưng hình dáng hết sức kì cục chẳng khác gì áo quần của tôi.

Còn trang bị trên người ra sao? Rô-bin-xơn kể tiếp:

Quanh người tôi là một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô thắt lại bằng hai sợi dây cũng bằng da dê để thay cho khóa hai bên cổ hai quai đeo, nhưng không đeo kiếm và dao găm mà lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con. Quàng qua vai tôi là một đai da khác hẹp bản hơn, hai đầu cũng buộc lại bằng dây như thế; và ở cuối đai, phía dưới cánh tay trái của tôi, đeo lủng lẳng hai cái túi, cả hai cũng đều làm bàng da dê, một túi đựng thuốc súng và túi kia đựng đạn ghém. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi, bên khẩu súng của tôi.

Rô-bin-xơn không đeo kiếm và dao găm mà lại đeo một cái cưa nhỏ và một cái rìu nhỏ, chứng tỏ trên đảo hoang chàng không có kẻ thù. Cái cưa, cái rìu rất cần thiết để cho chàng dùng vào việc chặt cây, cưa gỗ đựng lều, lấy chỗ che nắng che mưa, rào giậu xung quanh chỗ ở đề phòng thú dữ và sau này còn rào một khoảnh đất rộng để nuôi dê…

Trên hòn đảo hoang này có rất nhiều dê rừng. May ma Rô-bin-xơn còn giữ được cây súng, thuốc súng và đạn ghém. Nhờ có những thứ đó mà chàng duy trì được cuộc sống qua bao nhiêu năm. Về sau, chàng còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm và chàng còn bẫy được cả dê về nuôi cho chúng sinh sản thành bầy.

Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang hiện lên thấp thoáng qua những chí tiết của bức chân dung tự họa. Đồng thời, bức chân dung kì dị ấy cũng thể hiện bản lĩnh, ý chí và nghị lực tuyệt vời của Rô-bin-xơn khi đối mặt với nỗi cô đơn và cái chết.

Tự họa chân dung của mình, Rô-bin-xơn không hề thốt ra lời than phiền đau khổ nào. Trọng bộ trang phục kì dị ấy, trông Rô-bin-xơn chẳng khác gì người nguyên thủy. Đã vậy, các đồ lề lỉnh kỉnh đeo quanh lưng càng khiến chàng chẳng giống ai. Rô-bin-xơn hiện lên trước mắt chúng ta như một vị chúa đảo thời tiền sử trị vì trên đảo quốc của mình.

Tuy diện mạo của Rô-bin-xơn chỉ được tả bằng một đoạn văn ngắn nhưng cũng toát lên tính cách của chàng:

Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo. Râu ria của tôi đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay. Nhưng vì tôi có cả kéo và dao cạo đủ dùng nên tôi cắt đi khá ngắn gọn, trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê, vì người Ma-rốc không để ria theo kiểu như người Thổ; tôi chẳng dám nối cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mủ của tôi; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng củng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh.

Giọng kể hóm hỉnh của Rô-bin-xơn thể hiện rõ khiếu hài hước và tinh thần lạc quan của chàng.

Đoạn trích trên đây tuy ngắn nhưng lại là một bài học lớn cho mỗi chúng ta. Một người khác ở vào hoàn cảnh của Rô-bin-xơn có lẽ đã chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi đợi chết. Rô-bin-xơn không như vậy. Chàng bám chắc lấy cuộc sống, không chấp nhận sống lay lắt, mòn mỏi mà luôn luôn phấn đấu để làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn. Chàng không khuất phục trước hoàn cảnh nghiệt ngã mà đã chinh phục được thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho mình. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là ví dụ tiêu biểu nhất, chứng minh cho chân lí Chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất và vinh quang nhất!

25 tháng 4 2018

Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 – 1731) là nhà văn Anh, sinh ra và lớn lên ở Luân Đôn, trong một gia đình buôn bán nhỏ. Ông từng làm nhiều nghề, họat động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và đi nhiều nơi trên thế giới. Hoàn cảnh sống ấy đã ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác của ông và để lại dấu ấn khá rõ trong tác phẩm văn học. Tuy mãi đến năm sáu mươi tuổi, Đi- phô mới đến với văn chương nhưng ông đã để lại cho đời một số tiểu thuyết có giá trị, trong đó cuốn Rô-bin-xơn Cru-xô là nổi tiếng hơn cả.

Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô nhan đề đầy đủ là Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô. Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện mà nhân vật chính là Rô-bin-xơn. Tóm tắt nội dung như sau:

Rô-bin-xơn sinh năm 1632 ở Yoóc-sai. Là người ham thích phiêu lưu, mạo hiểm, chàng say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp gian nan, nguy hiểm. Rô-bin-xơn xuống tàu ở cảng Hơn, theo bạn đi Luân Đôn bằng đường biển. Cuộc hành trình không thành vì tàu bị đắm ở Y-a-mớt. Tai họa ấy chẳng làm chàng trai nhụt chí. Cha mẹ khóc lóc, bạn bè can ngăn cũng không lay chuyển được ý chí và quyết tâm của chàng. Lần này, chàng làm quen với một viên thuyền trưởng tàu buôn, rời bến đi Ghi-nê. Chuyến đầu tiên thuận buồm xuôi gió. Chuyên thứ hai gặp cướp biển, Rô-bin-xơn bị bắt làm nô lệ ở Xa-lê, một hải cảng của Ma-rốc. Hai năm sau, chàng trốn thoát sang Bra-xin lập trang trại trồng trọt. Ít năm sau, nghe mấy người bạn rủ rê, chàng lại xuống tàu đi Ghi-nê, định thực hiện một chuyến buôn bán đổi chác lớn. Tàu gặp bão, mất phương hướng rồi bị đắm. Các thủy thủ trên tàu chết hết, chỉ còn một mình Rô-bin-xơn sống sót dạt vào đảo hoang. Hôm ấy là ngày 30 tháng Chín 1659, Rô-bin-xơn hai mươi bảy tuổi. Trơ trọi một mình giữa chốn hoang vu chẳng có dấu chân người nhưng chàng không tuyệt vọng. Sau khi vớt vát từ chiếc tàu đắm những thứ gì còn có thể dùng được như: bao lúa mì, chút thực phẩm, mấy khẩu súng, bao đạn ghém, hòm đồ nghề thợ mộc… chàng lên hoang đảo dựng túp lều dưới chân núi để che nắng, che mưa và rào giậu kín xung quanh đề phòng thú dữ. Ngày ngày, chàng săn bắn và kiếm cây rừng, quả dại để ăn. Sau đó, chàng tự tay trồng trọt, chăn nuôi nên cuộc sống dần dần ổn định và ngày càng đầy đủ hơn. Tuy quanh quẩn chỉ có con chó và con vẹt làm bạn, nhưng Rô-bin-xơn cũng cảm thấy sung sướng mỗi khi ngắm nhìn cơ ngơi do mồ hôi, công sức của mình gây dựng nên.

Một hôm, tình cờ Rô-bin-xơn phát hiện những thổ dân ở vùng biển ghé thuyền lên đảo để hành hình tù binh. Chàng chiến dấu rất dũng cảm, cứu được một nạn nhân thoát khỏi bọn ăn thịt người. Rô-bin-xơn đặt tên cho người da màu vừa thoát nạn là Thứ Sáu để ghi nhớ ngày hôm ấy. Từ đó, hai người chung sống với nhau và Rô-bin-xơn cảm thấy đỡ cô đơn. Ít lâu sau lại xuất hiện đám thổ dân khác cùng với hai tù binh, một người Tây Ban Nha, còn người kia chính là cha của anh chàng Thứ Sáu. Cả hai đều được Rô-bin-xơn cứu thoát. Cuộc sống trên đảo càng thêm đông vui. Cuối cùng, một chiếc tàu buôn ghé đậu ở cái vịnh nhỏ gần nơi Rô-bin-xơn ở. Bọn thủy thủ nổi loạn chiếm tàu, trói thuyền trưởng, thuyền phó giải lên bờ, định bỏ cho chết dần trên đảo. Rô-bin-xơn giúp viên thuyền trưởng thu hồi được tàu. Chàng trở về quê hương, mang cả Thứ Sáu cùng đi. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày sống trên đảo hoang, Rô-bin-xơn đành chia tay với nơi chàng đã có bao kỉ niệm vui, buồn không thể nào quên.

Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích, chúng ta hình dung được cuộc đời vô cùng gian khổ và tinh thần lạc quan hiếm có của nhân vật khi phải sống một mình nơi đảo hoang suốt mấy chục năm trời.

Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang chỉ là một đoạn ngắn trong cả một cuốn tiểu thuyết dài. Đoạn trích là bức chân dung tự họa khá cụ thể và đầy đủ của nhân vật Rô-bin-xơn.

Bức chân dung tự họa được tác giả miêu tả bằng bốn đoạn văn. Đoạn thứ nhất: Nhân vật tự giới thiệu. Đoạn thứ hai và thứ ba: Trang phục của Rô- bin-xơn. Đoạn thứ tư: Diện mạo của Rô-bin-xơn.

Thông thường, trong một bức chân dung thì gương mặt nhân vật chiếm vị trí quan trọng nhất, sau đó mới đến trang phục và các thứ khác. Thế nhưng ở đây, gương mặt lại được miêu tả sau cùng chỉ bằng một vài dòng và chi tiết được đặc tả lại là bộ ria mép.

Chủ ý của Rô-bin-xơn là muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì quặc và những đồ lề lỉnh kỉnh mà chàng mang theo người. Do đứng ở ngôi thứ nhất để kể chuyện nên Rô-bin-xơn chỉ có thể kể về những gì chàng nhìn thấy được.

Rô-bin-xơn là người Anh, một đất nước nằm ở miền ôn đới phía bắc bán cầu. Trong một chuyến đi biển xuất phát từ Bra-xin, chàng bị đắm tàu và dạt vào một đảo hoang thuộc vùng xích đạo. Qua bộ trang phục kì dị của chàng, chúng ta có thể hình dung phần nào thời tiết khắc nghiệt và sức chịu đựng phi thường của Rô-bin-xơn.

Trang phục tự tạo của Rô-bin-xơn tất cả đều làm bằng da dê. Mũ bằng tấm da dê; bộ quần áo là những tấm da dê buộc túm lại và đôi ủng cũng bằng da dê nốt.

Rô-bin-xơn dội cái mũ không giống bất cứ một kiểu mũ nào. Đó là một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê, với mảnh da rủ xuống phía sau gáy. Tuy xấu xí như vậy nhưng nó hết sức tiện lợi, vừa để che nắng, vừa để chắn không cho mưa hắt vào cổ; ở miền khí hậu này, chẳng gì tai hại bằng nước mưa luồn trong áo thấm vào da thịt.

Rô-bin-xơn vừa kể, vừa tả mình với giọng điệu khôi hài, hóm hỉnh:

Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, và mỗi cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê; quần may bằng tấm da một con dế đực già, lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân, chằng khác nào quần dài; tôi không có bít tất mà cũng chẳng có giày, nhưng đã làm cho mình được một đôi chẳng biết gọi là gì, giống như đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên…, nhưng hình dáng hết sức kì cục chẳng khác gì áo quần của tôi.

Còn trang bị trên người ra sao? Rô-bin-xơn kể tiếp:

Quanh người tôi là một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô thắt lại bằng hai sợi dây cũng bằng da dê để thay cho khóa hai bên cổ hai quai đeo, nhưng không đeo kiếm và dao găm mà lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con. Quàng qua vai tôi là một đai da khác hẹp bản hơn, hai đầu cũng buộc lại bằng dây như thế; và ở cuối đai, phía dưới cánh tay trái của tôi, đeo lủng lẳng hai cái túi, cả hai cũng đều làm bàng da dê, một túi đựng thuốc súng và túi kia đựng đạn ghém. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi, bên khẩu súng của tôi.

Rô-bin-xơn không đeo kiếm và dao găm mà lại đeo một cái cưa nhỏ và một cái rìu nhỏ, chứng tỏ trên đảo hoang chàng không có kẻ thù. Cái cưa, cái rìu rất cần thiết để cho chàng dùng vào việc chặt cây, cưa gỗ đựng lều, lấy chỗ che nắng che mưa, rào giậu xung quanh chỗ ở đề phòng thú dữ và sau này còn rào một khoảnh đất rộng để nuôi dê…

Trên hòn đảo hoang này có rất nhiều dê rừng. May ma Rô-bin-xơn còn giữ được cây súng, thuốc súng và đạn ghém. Nhờ có những thứ đó mà chàng duy trì được cuộc sống qua bao nhiêu năm. Về sau, chàng còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm và chàng còn bẫy được cả dê về nuôi cho chúng sinh sản thành bầy.

Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang hiện lên thấp thoáng qua những chí tiết của bức chân dung tự họa. Đồng thời, bức chân dung kì dị ấy cũng thể hiện bản lĩnh, ý chí và nghị lực tuyệt vời của Rô-bin-xơn khi đối mặt với nỗi cô đơn và cái chết.

Tự họa chân dung của mình, Rô-bin-xơn không hề thốt ra lời than phiền đau khổ nào. Trọng bộ trang phục kì dị ấy, trông Rô-bin-xơn chẳng khác gì người nguyên thủy. Đã vậy, các đồ lề lỉnh kỉnh đeo quanh lưng càng khiến chàng chẳng giống ai. Rô-bin-xơn hiện lên trước mắt chúng ta như một vị chúa đảo thời tiền sử trị vì trên đảo quốc của mình.

Tuy diện mạo của Rô-bin-xơn chỉ được tả bằng một đoạn văn ngắn nhưng cũng toát lên tính cách của chàng:

Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo. Râu ria của tôi đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay. Nhưng vì tôi có cả kéo và dao cạo đủ dùng nên tôi cắt đi khá ngắn gọn, trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê, vì người Ma-rốc không để ria theo kiểu như người Thổ; tôi chẳng dám nối cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mủ của tôi; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng củng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh.

Giọng kể hóm hỉnh của Rô-bin-xơn thể hiện rõ khiếu hài hước và tinh thần lạc quan của chàng.

Đoạn trích trên đây tuy ngắn nhưng lại là một bài học lớn cho mỗi chúng ta. Một người khác ở vào hoàn cảnh của Rô-bin-xơn có lẽ đã chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi đợi chết. Rô-bin-xơn không như vậy. Chàng bám chắc lấy cuộc sống, không chấp nhận sống lay lắt, mòn mỏi mà luôn luôn phấn đấu để làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn. Chàng không khuất phục trước hoàn cảnh nghiệt ngã mà đã chinh phục được thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho mình. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là ví dụ tiêu biểu nhất, chứng minh cho chân lí Chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất và vinh quang nhất!