Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Kinh tế: Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong sinh hoạt kinh tế. Phần lớn ruộng đất công của làng xã. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà vua. Khi có những công trình xây dựng lớn như xây cung điện, xây thành, làm đường thì họ phải tham gia. Các vua rất chú ý khuyến khích nông nghiệp. Lê Hoàn là vua Việt Nam đầu tiên cử hành lễ cày tịch điền vào mùa xuân hàng năm. Từ đó, các vua thời sau đều giữ lệ ấy.
Song song với nông nghiệp, vấn đề thủy lợi cũng được các vua chú ý kênh ngòi được đào vét nhiều nơi vừa để tưới ruộng vừa để tiện lợi giao thông bằng thuyền bè. Trên những bến đò quan trọng, nhà nước cho thuyền chở người qua lại. Hệ thống giao thông đường bộ được mở mang. Những đường giao thông chính đều có đặt các trạm xá.
Các nghề thủ công như nghề gốm, nghề dệt, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng... đều được phát triển. Nhờ ngành thủ công nghệ phát triển cao nên Lê Đại Hành xây được một cung điện làm nơi coi chầu, cột nhà được thếp vàng, ngói bằng bạc.
Phật giáo: Một điểm đặc biệt của thời Ngô - Đinh - Lê là sự hưng thịnh của phật giáo. Các nhà vua đã lấy lý thuyết Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo cho việc trị dân và việc giải hóa ảnh hưởng của nhà Hán sau ngàn năm Bắc thuộc. Vào thời Ngô - Đinh - Lê, sau khi đất nước giành lại được độc lập, những nhà nho được đào tạo theo kiểu Trung Hoa bị gạt ra ngoài cuộc sống chính trị, nhà nước trọng dụng các nhà sư và chính họ đã có một vai trò quan trọng trong việc cai trị đất nước
tình hình xã hội :
chia thành 2 bộ phận là thống trị và bị trị
đời sống văn hóa
- giáo dục chưa phát triển
- đạo phật được truyền bá rộng rãi , nhà Sư được coi trọng , chùa xây dựng nhiều nơi
- các loại hình văn hóa dân gian khá phát triển ( ca hát , đua thuyền , đấu vật , .. )
Xã hội phân chia thành 2 bộ phận là: thống trị và bị thống trị.
+ Bộ phận thống trị gồm: vua, quan.
+ Bộ phận bị thống trị, gồm: người dân lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân) và nô tì. Trong đó: nông dân là lực lượng xã hội đông đảo nhất; nô tì có địa vị thấp kém nhất nhưng số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ trong các gia đình quan lại, quý tộc, cung đình…
Chỉ bik lm mỗi câu 3 thôi, chưa hok nên thông cảm.
Các nhà sư thời Đinh - Tiền Lê lại đc trọng dụng bởi vì vua muốn ở các nhà sư điều này :
+ Hiểu bik về sự tín ngưỡng, thế giới tâm linh.
+ Sư là những người có học thức, hiểu biết sâu, rộng.
+ Sư ko tham chức vụ, danh dự và quyền lợi.
Các điều trên là nhà vua mong muốn ở các Thái sư và Đại sư.
2. *giống: đều do người nước ngoài đến cai trị ấn độ
*khác:
_vương triều hồi giáo Đê-li áp đặt tôn giáo,phân biệt đối xử...nên thời gian tồn tại ngắn
_vương triều Mô-gôn thi hành nhiều chính sách tiến bộ ,đặc biệt là dưới thời hoàng đế A-cơ-ba nên kinh tế ấn độ phát triển mạnh mẽ.tuy nhiên, đến thời con cháu của A-cơ-ba là Sa-gia-han và....(mình quên tên rồi) thì không còn được lòng dân như trước.kết quả là đến thời của Ao-reng-dép,vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn độ,thực dân Anh đã xâm chiếm toàn bộ nước ấn
3, Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
Chúc bạn học tốt
Kinh tế: Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong sinh hoạt kinh tế. Phần lớn ruộng đất công của làng xã. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà vua. Khi có những công trình xây dựng lớn như xây cung điện, xây thành, làm đường thì họ phải tham gia. Các vua rất chú ý khuyến khích nông nghiệp. Lê Hoàn là vua Việt Nam đầu tiên cử hành lễ cày tịch điền vào mùa xuân hàng năm. Từ đó, các vua thời sau đều giữ lệ ấy.
Song song với nông nghiệp, vấn đề thủy lợi cũng được các vua chú ý kênh ngòi được đào vét nhiều nơi vừa để tưới ruộng vừa để tiện lợi giao thông bằng thuyền bè. Trên những bến đò quan trọng, nhà nước cho thuyền chở người qua lại. Hệ thống giao thông đường bộ được mở mang. Những đường giao thông chính đều có đặt các trạm xá.
Các nghề thủ công như nghề gốm, nghề dệt, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng... đều được phát triển. Nhờ ngành thủ công nghệ phát triển cao nên Lê Đại Hành xây được một cung điện làm nơi coi chầu, cột nhà được thếp vàng, ngói bằng bạc.
1. Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.
2.- Thủ công nghiệp :
+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước : chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan : đúc tiền, chế vũ khí, may mũ áo.ắ. xây cung điện, chùa chiền.
+ Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển hơn trước như dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy...
- Thương nghiệp:
+ Nội thương : việc trao đổi buôn bán trong nước phát triển. Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.
+ Ngoại thương : nhân dán hai nước Việt - Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới
3.Giáo dục chưa phát triển. Nho học đã xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.
Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hanh được trọng dụng như những cố vấn cung đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp đón tiếp các sứ thần nhà Tống.
- Ruộng đất trong nước nói chung thuộc quyền sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng chia đều ruộng đất cho nhau để cày cấy.
- Tổ chức lễ cày Tịch điền hàng năm để khuyến khích nhân dân sản xuất.
- Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng.
- Nhà nước chú ý vấn đề trị thủy, đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng.
- Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích.
=> Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.
Thời Đinh – Tiền Lê là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, kéo dài từ cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XI. Dưới thời Đinh, Tiền Lê, xã hội Việt Nam đã có những sự thay đổi lớn về chính trị và xã hội, đặc biệt là khi các triều đại này xây dựng nền tảng cho nhà nước phong kiến đầu tiên.
1. Xã hội thời Đinh (968–980)
Dưới triều đại Đinh Tiên Hoàng (968-979), xã hội Việt Nam có những đặc điểm đáng chú ý:
Chế độ quân chủ tập quyền: Đinh Tiên Hoàng thiết lập chế độ quân chủ tập quyền với bản thân là hoàng đế duy nhất, đứng đầu tất cả các tầng lớp xã hội. Ông thống nhất đất nước sau nhiều thế kỷ chiến tranh giữa các tiểu quốc và tộc người, từ đó xây dựng nền tảng cho nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.
Cấu trúc xã hội:
Vua và quý tộc: Vị trí cao nhất trong xã hội là vua và gia đình hoàng tộc. Đinh Tiên Hoàng có vai trò lớn trong việc củng cố quyền lực cho triều đại của mình.
Quan lại và tầng lớp quý tộc: Dưới vua, có các quan lại nắm quyền cai trị các vùng đất. Quan lại có thể là những người có dòng dõi quý tộc hoặc các công thần có công với nhà vua.
Nông dân: Là tầng lớp chủ yếu trong xã hội, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, phải nộp thuế cho triều đình và làm dịch vụ cho nhà vua. Nông dân chủ yếu sống dựa vào lúa nước.
Lính và quân đội: Với mục tiêu củng cố quyền lực, Đinh Tiên Hoàng còn xây dựng một lực lượng quân đội mạnh mẽ, chủ yếu sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ đất nước và chống lại các thế lực bên ngoài.
2. Xã hội thời Tiền Lê (980–1009)
Dưới triều đại Lê Đại Hành (980-1005), xã hội Việt Nam tiếp tục có sự thay đổi và phát triển:
Tiếp tục xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến: Lê Đại Hành là người tiếp nối và phát triển mạnh mẽ các chính sách của Đinh Tiên Hoàng, đồng thời thúc đẩy việc củng cố nền tảng của nhà nước phong kiến. Lê Đại Hành củng cố quyền lực trung ương và duy trì quyền lực quân sự mạnh mẽ.
Cấu trúc xã hội:
Vua và hoàng gia: Như thời Đinh, vua vẫn là người đứng đầu tối cao trong xã hội. Hoàng tộc và quý tộc có vai trò quan trọng trong việc quản lý đất nước.
Quan lại và sĩ phu: Trong triều đình Tiền Lê, các quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ những người có năng lực và tư cách. Sự xuất hiện của tầng lớp sĩ phu đã bắt đầu có ảnh hưởng lớn trong quản lý và chính trị.
Nông dân và tầng lớp lao động: Nông dân vẫn chiếm số đông trong xã hội và tiếp tục chịu áp lực từ thuế khóa và nghĩa vụ lao động. Tầng lớp này vẫn phải đóng thuế nông sản và lao động cưỡng bức cho nhà vua.
Chế độ nô lệ: Nô lệ trong xã hội phong kiến thời Đinh – Tiền Lê chủ yếu là những người bị bắt trong chiến tranh hoặc những người mắc nợ. Họ thường phải phục vụ trong gia đình quý tộc hoặc cung đình.
3. Các yếu tố xã hội khác
Tôn giáo và tín ngưỡng:
Tôn giáo thời Đinh – Tiền Lê chủ yếu là Phật giáo và Nho giáo. Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ, nhưng Nho giáo bắt đầu có sự xâm nhập vào các tầng lớp trí thức và quan lại. Đồng thời, tín ngưỡng dân gian và các nghi lễ thờ cúng tổ tiên cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân.
Văn hóa và nghệ thuật:
Trong thời kỳ này, mặc dù nền văn hóa còn non trẻ, nhưng xã hội đã bắt đầu có sự chú trọng đến kiến trúc và văn học. Một số công trình kiến trúc như chùa chiền và lăng tẩm bắt đầu được xây dựng, thể hiện sự phát triển của văn hóa vật chất. Văn học thời kỳ này chủ yếu là những tác phẩm hịch và văn bản hành chính mang tính chính trị.