Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ. rêu. địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...
Bài làm
* Sự thích nghi của động vật đới lạnh :
- Có lớp mỡ, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước
- Di cư tránh mùa đông lạnh giá
- Sống thành bầy đàn
- Ngủ đông
* Sự thích nghi của thực vật đới lạnh :
- Chỉ phát triển được vào mùa hè ngắn ngủi
- Thân hình còi cọc, thấp lùn
- Sống xen lẫn với rêu, địa y
# Chúc bạn học tốt #
Bệnh dịch, chiến tranh, … đều là những nỗi lo lớn của toàn xã hội. Và biến đổi khí hậu luôn là vấn đề nóng hổi được đưa ra để tranh luận. Nó không là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội.
Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu vô cùng đa dạng. Nó có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao… Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xâ dựng nhiều…
Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng… Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu.
Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần, … lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng “ung thư” xuất hiện,…
Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp để làm thay đổi những biến đổi khí hậu. Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.
Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn
Tác động của biến đổi khí hậu tới vấn đề sức khỏe là rất rõ rệt thông qua các dạng thiên tai như hạn hán, sạt lở, lũ quét… Nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh lây truyền qua các vật trung gian như sốt rét (do muỗi truyền), sốt xuất huyết (muỗi), các bệnh lây truyền qua thực phẩm (ngộ độc thực phẩm), bệnh lây truyền qua môi trường nước (các bệnh đường ruột), bệnh lây truyền từ động vật và các bệnh khác (suy dinh dưỡng, bệnh về phổi…).
Ảnh hưởng của BĐKH đến năng lượng: Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng vào của các hồ thủy điện.BĐKH làm tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện. BĐKH theo hướng gia tăng cường độ và lượng mưa, bão, dông sét cũng ảnh hưởng, trước hết đến hệ thống dàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện,…
Tóm lại, các lĩnh vực chịu tác động của BĐKH bao gồm: (1) hệ sinh thái (đới bờ, rừng và đa dạng sinh học); (2) sức khỏe cộng đồng; (3) tài nguyên nước; (4) nông nghiệp; (5) năng lượng; (6) cơ sở hạ tầng, giao thông, di tích lịch sử và văn hóa; và (7) công nghiệp và xây dựng. Hậu quả của BĐKH rõ rệt nhất là nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng.
Bạn tham khảo nha!
Vị trí của môi trường đới lạnh
Môi trường đới lạnh (hay còn gọi là hàn đới) nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực Bắc Nam. Môi trường đới lạnh ở bán cầu Bắc chủ yếu là đại dương, còn ở bán cầu Nam chủ yếu là lục địa.
Đặc điểm môi trường đới lạnh
Khí hậu của môi trường đới lạnh vô cùng khắc nghiệt. Đặc trưng của môi trường này là một mùa đông rất dài, Mặt Trời hiếm khi xuất hiện, có nhiều bão tuyết quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm của môi trường đới lạnh luôn dưới -10oC, xuống thấp nhất tới -50oC. Lượng mưa thấp, trung bình năm ở mức dưới 500 mm. Mưa rơi chủ yếu ở dạng tuyết, đất đóng băng quanh năm và chỉ tan một lớp rất mỏng trên bề măt khi mùa hạ tới.
Mùa hạ có thời gian ngắn khoảng 2 – 3 tháng. Mặt Trời mọc và chỉ di chuyển suốt ngày đêm ở đường chân trời, lên đến tận 6 tháng liền. Vào mùa hạ, nhiệt độ có cải thiện hơn nhưng cũng không thể vượt quá 10oC.
Đặc biệt, bề dày của mặt băng ở Bắc Cực có thể lên đến 10m. Khi các biển băng bị vỡ ra về mùa hè sẽ hình thành các tảng băng trôi, trôi dạt về phương nam. Còn ở Nam Cực và đảo Gron-len, băng tuyết đóng thành các khiên băng dày lên tới 1500m. Những tảng băng khổng lồ, những núi băng có thể chảy theo các dòng biển về miền xích đạo.
Sự thích ứng của thực vật và động vật đối với môi trường đới lạnh
Động vật và thực vật ở môi trường đới lạnh thường có những cách thích ứng riêng với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy. Đối với các vùng đài nguyên phương Bắc, thực vật chỉ có thể phát triển được trong một thời gian ngắn ngủi khi mùa hè đến và ở trong những thung lũng kín gió. Các loài thực vật chủ yếu là rêu, địa y và những loài cây còi cọc, thấp lùn.
Những loài động vật có lớp mỡ dày, lớp lông dày hoặc những bộ lông thấm nước mới có thể thích ứng được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Đó là các loài hải cẩu, cá voi, gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc, chim cánh cụt… Tập tính sống bầy đàn phổ biến nhằm bảo vệ nhau và cùng sưởi ấm. Chúng cũng có thể có những cuộc di cư đến vùng đất ấm áp hơn nhằm tránh điều kiện lạnh buốt giá. Hình thức ngủ đông phổ biến ở các loài gấu.
Về mùa hè, cây cỏ, rêu, địa y… phát triển trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật ở môi trường đới lạnh.
Hoạt động kinh tế ở môi trường đới lạnh
Đây là môi trường có ít dân cư nhất trên thế giới cũng bởi vì điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt. Chỉ có một số rất ít các dân tộc sống lâu đời ở phương Bắc trong các vùng đài nguyên ven biển khu vực phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Có thể kể đến một số tộc người như La-pông, người Chúc, người I-a-kut, Xa-mô-y-ét. Hoạt động kinh tế chủ yếu là đánh bắt cá và săn tuần lộc, hải cẩu hay gấu trắng. Phương tiện di chuyển gần như duy nhất là xe trượt do chó kéo.
1.nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực
2. cây bộ gai, họ xương rồng
3.Sahara ở phía bắc châu Phi
4.Châu Phi,Lục địa Á-Âu,Châu Mỹ,Châu Đại Dương
5.Nigeria
6.Sông Congo
7.c
8. Chuột nhảy, chuột sa mạc, chuột túi ,Lạc đà,Voi sa mạc ,Cáo Sechura,Chồn đất châu Phi,...
9.còi cọc,thấp lùn
10.kém phát triển
11.a
12.
Khí hậu cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao.
Tính khắc nghiệt của khí hậu còn thể hiện ở nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè.
13.-hững nhà lãnh đạo chưa có một tầm nhìn chính trị trung hạn và dài hạn rõ ràng
-tình trạng mất an ninh, môi trường kinh tế không thuận lợi cho đầu tư trong khià khu vực kinh tế không chính thức thì phát triển.
-phụ thuộc vào cường quốc thế giới, nhất là các cường quốc thuộc địa cũ
14.c
15.trung phi
16.Môi trường đới lạnh
17.nhờ có lớp mỡ dày
18.
— Đường bờ biển ít khúc khuỷu, ít bán đảo, vũng, vịnh. Vì vậy, ảnh hưởng của biển ít vào sâu trong đất liền.
— Nam Phi chịu ảnh hưởng của biển rõ hơn ở Bắc Phi vì khoảng cách từ biển vào trung tâm Nam Phi nhỏ hơn ở Bắc Phi nên khí hậu Nam Phi ẩm hơn so với Bắc Phi.
Tính chất khắc nghiệt của đới lạnh thể hiện - Nhiệt độ trung bình mùa đông luôn dưới -10°c, mùa hạ ngắn và ít khi nóng đến 10°c. Mặt đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt vào mùa hạ. - Lượng mưa trung bình năm dưới 500mm, phần lớn dưới dạng tuyết,...
Giới thực vật và động vật, đặc biệt là động vật đặc biệt hơn ở các đới khác là về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt. - Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh: + Chông lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau. + Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông. - Thực vật: khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.