K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong các đoạn văn sau, cho biết đặc điểm của các bộ phận trạng ngữ ấy?a-Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả b-Con chó nhà tôi chết, bởi ngộ độc thức ăn . c- Nhờ sự giúp đỡ của anh, tôi tiến bộ . d-Một cây súng Mát với ba viên đạn, Kơ Long bám gót giặc từ sớm đến trưa. e-Rít lên một tiếng ghê gớm, chiếc “Mích” vòng lại...
Đọc tiếp

Bài 1: Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong các đoạn văn sau, cho biết đặc điểm của các bộ phận trạng ngữ ấy?

a-Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả

 

b-Con chó nhà tôi chết, bởi ngộ độc thức ăn .

 

c- Nhờ sự giúp đỡ của anh, tôi tiến bộ .

 

d-Một cây súng Mát với ba viên đạn, Kơ Long bám gót giặc từ sớm đến trưa.

 

e-Rít lên một tiếng ghê gớm, chiếc “Mích” vòng lại .

 

g-Mọi ngày, khi con đã ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa .

 

h-Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện thức dậy cho kịp giờ

 

i-Qua màng nước mắt , tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe .

 

k-Vào đêm trước ngày khai trường của con ,mẹ không ngủ được .Một ngày kia ,còn xa lắm ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được .Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ,ăn một cái kẹo ...

                                                                        (Khánh Hoài )

 

1
5 tháng 4 2020

 mình có kết quả đấy

* Bài tập 2:Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.* Bài tập 3:a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết...
Đọc tiếp

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

1
23 tháng 4 2020

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

=> TD:   Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng
b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

=>TD:  Gọi đáp

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.

Ý nghĩa : chỉ thời gian ; nơi chốn

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.Từ xưa, ca dao đã có câu:Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất...
Đọc tiếp

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

3
20 tháng 11 2016

humrút cuộc hỏi gì thế

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế! Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng Ríp-pe, sau xưởng...
Đọc tiếp

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.

Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế!

Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng Ríp-pe, sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

Khi qua trước trụ sở xã, tôi thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che. Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”.

Bác phó rèn Oát-stơ đang đọc cáo thị cùng cậu học việc thấy tôi chạy qua liền lớn tiếng bảo:

- Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!

Tôi tưởng bác chế nhạo tôi và tôi hổn hển thở dốc, bước vào khoảng sân nhỏ nhà thầy Ha-men.

Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố, nào tiếng ngăn bàn đóng mở, tiếng mọi người vừa đồng thanh nhắc lại rất to các bài học, vừa bịt tai lại cho dễ thuộc và tiếng chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn:

- Yên một chút nào!

Tôi định nhân lúc ồn ào, hỗn độn ấy lẻn vào chỗ ngồi để không ai trông thấy; nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ, và thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắt đó, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chừng nào!

Thế mà không. Thầy Ha-men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng:

- Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.

Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.

Ai nấy đều có vẻ buồn rầu; và cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách.

Tôi còn đang ngạc nhiên về tất cả những điều đó thì thầy Ha-men đã bước lên bục, rồi vẫn với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào, thầy nói với chúng tôi:

- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

Mấy lời đó làm tôi choáng váng. A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã.

Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!...

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!... Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

Tội nghiệp thầy!

Chính để tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thầy đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật và bây giờ tôi hiểu vì sao các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học. Điều đó như nói rằng các cụ tiếc đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng, và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi…

Tôi đang suy nghĩ mung lung thì bỗng nghe gọi tên mình. Đến lượt tôi đọc bài. Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam; nhưng tôi lúng túng ngay từ đầu và tôi cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi:

- Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi… con thấy đó. Ngày nào người ta cũng tự nhủ: “Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học”. Và rồi con thấy điều gì xảy đến… Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!...” Dù thế nào, thì Phrăng tội nghiệp của thầy ạ, con vẫn chưa phải là người đáng tội nhất! Mà tất cả chúng ta ai cũng có phần đáng tự chê trách.

Cha mẹ các con không thiết tha lắm với việc thấy các con có học thức. Cha mẹ thích cho các con làm việc đồng áng hoặc vào làm nhà máy sợi để kiếm thêm dăm xu. Cả thầy cũng không có gì để trách mình ư? Thầy đã chẳng sai các con tưới vườn thay vì học hành đó sao? Và khi thầy muốn đi câu cá hương, thầy có ngại ngùng cho các con nghỉ học đâu?...

Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi.

Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:

- Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?

Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy… Bạn nghĩ mà xem! Từ bốn mươi năm nay, thầy vẫn ngồi ở chỗ ấy, với khoảng sân trước mặt và lớp học y nguyên không thay đổi. Có chăng những chiếc ghế dài, những bàn học dùng nhiều đã nhẵn bóng, những cây hồ đào ngoài sân đã lớn, và cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà. Con người tội nghiệp hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy, khi nghe thấy tiếng người em gái đi đi lại lại, đóng hòm xiểng, ở gian phòng bên trên, vì ngày mai họ phải ra đi, rời khỏi xứ sở này mãi mãi.

Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm dạy chúng tôi cho đến hết buổi. Sau tiết viết tập đến bài Lịch sử, rồi những trò nhỏ cất tiếng đọc đồng thanh như hát Ba Be Bi Bo Bu. Đằng kia, cuối phòng học, cụ Hô-de đã đeo kính lên, và nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ. Cả cụ cũng chăm chú, giọng cụ run run vì xúc động; nghe cụ đọc thật kỳ cục, đến nỗi tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc… Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!

Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.

- Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi… tôi…

Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu.

Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”.

Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi:

“Kết thúc rồi… đi đi thôi!”.

Trả lời câu hỏi:

Trong truyện có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật và nhận xét về nhân vật đó. 

Giúp mình với, tối nay mình nộp rùi :<<

0
Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay...
Đọc tiếp

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ, cuối thế kỷ 20, là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu.Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ.Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi khắp nẻo đường đời. Khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình. 

Nhận xét cách biểu đạt tình cảm của nhà văn.

Nhắc lại các bước làm bài văn nói chung,bài văn biểu cảm nói riêng.

 

1
6 tháng 10 2016

Nhận xét:Biểu đạt trực tiếp về tình yêu quê hươnh

Nhắc lại các bước:

+ B1:Tìm hiểu đề,tìm ý

+ B2: Lập dàn ý

+ B3: Viết bài hoàn chỉnh

+ B4: Sửa bài

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ,  là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu. Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ. Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ An Giang nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về  đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bảo là sáng soi mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương, hơn thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình.

 

 

1
3 tháng 10 2016

Phương thức : biểu cảm = cách gián tiếp.Đặc điểm : tập trung biểu cảm,cảm xúc để bộc lộ tình cảm chứ ko chú ý vào miêu tả và tự sự.

Câu 1. Đánh dấu (X) vào những ô trống trong bảng  để chỉ rõ thành phần nào đã bị lược bỏ trong những câu rút gọn được in đậm dưới đây:TTVí dụLược bỏ CNLược bỏ VNLược bỏ cả CN VNaLan ơi!Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?- Chủ  nhật.   bTôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.   cVệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé!   dNhìn  thấy...
Đọc tiếp

Câu 1. Đánh dấu (X) vào những ô trống trong bảng  để chỉ rõ thành phần nào đã bị lược bỏ trong những câu rút gọn được in đậm dưới đây:

TT

Ví dụ

Lược bỏ CN

Lược bỏ VN

Lược bỏ cả CN VN

a

Lan ơi!Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?

- Chủ  nhật.

 

 

 

b

Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

 

 

 

c

Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé!

 

 

 

d

Nhìn  thấy chị Hồng, nó reo lên: Hôm nay, chị đi chơi cùng ai đấy?

- Chị và bác Tám.

 

 

 

 

Câu 2: Khoanh tròn vào trước những ví dụ có câu đặc biệt 

a. Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh 

b.Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn dụa.

c. Lũ nhỏ khóc mỗi lúc một to hơn.

d. Sài Gòn một thời bão lửa. 1972.

e.Trời mưa rả rích. Nước chảy to.

f. Tuyết rơi.Trời lạnh quá!

g. Những bông hoa trong công viên. Những ánh đèn trên quảng trường.

 

Câu 3: Nối cột (A) và (B) cho phù hợp để phân loại trạng ngữ được in đậm trong nhữngcâu sau:

Cột A (trạng ngữ)

Cột B( phân loại)

a.Tại anh, tôi mới bị mẹ mắng.

1.Trạng ngữ chỉ thời gian

b.Với đôi chân nhỏ khéo léo, chú bọ ngựa trở về cành hồng.

2.Trạng ngữ chỉ nơi chốn

c.Trong những bãi cỏ ngoài bờ ao, đom đóm váau đất lập lòe ánh sáng yếu ớt.

3. Trạng ngữ nhuyên nhân

d. Để tôn vinh buổi học cuối cùng, thầy Ha-men đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật.

4. Trạng ngữ phương tiện

e. Mùa thu, hoa cúc vàng nở lưng dậu.

5. Trạng ngữ mục đích

f. Bằng những chiếc xe đạp cũ kĩ, những người lính Điện Biên đã làm nên huyền thoại.

6. Trạng ngữ cách thức

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1: Xác định câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng trong những câu văn dưới đây:

a.Trời ơi! Trời! Mợ chết mất. Dũng ơi! Dũng ơi!

b. Đương ngày mùa. Tiếng giục. Tiếng gọi. Tiếng người. Tiếng trâu. Tiếng máy cày.

c. Buồn ơi! Xa vắng mêng mông là buồn.

d. Bác về ..Im lặng…Con chim hót   

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.

e. Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Tôi trở về cuộc sống hòa bình.

Câu 2: Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:

a. Hôm nay. Văn đã là tiến sĩ.

b. Anh ấy đi khi nào?   

- Hôm nay.

c. Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.

d. Cốm thường có vào mùa nào?   

- Mùa thu.

e. Chao ôi! Ước gì có thể bay lên trời được! Như những ngọn gió!

 f. Bố cậu đi có lẽ đến ba năm rồi đấy…Hơn ba năm…Có ngót đến bốn năm… 

Câu 3: Điền những trạng ngữ thích hợp vào những ỗ trống trong các câu sau:

a. /……/ trời mưa tầm tã,/…/ trời lại nắng chang chang

b./…/cây cối đâm chồi nảy lộc.

c./…./ tôi rón rén bước vào lớp.

d./…/ họ chạy về phía đám cháy. 

e./…/ em làm sai mất bài toán cuối.

Câu 4: Nêu tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong ví dụ sau:  “ Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ .”

Câu 5: Cho đoạn văn:           

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”                                           

( Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

a.Viết lại nội dung chính của đoạn văn trên bằng 1 câu văn có sử dụng một trạng ngữ ( gạch chân rõ trạng ngữ).

b. Tìm và nêu tác dụng của những câu rút gọn trong đoạn văn trên.

c. Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ về lòng yêu nước của người Việt hiện nay, trong đoạn có sử dụng một câu đặc biệt và một trạng ngữ ( gạch chân và chú thích rõ).

Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 6 đến 7 câu giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, trong đoạn có sử dụng một câu rút gọn và một trạng ngữ (gạch chân và chú thích rõ).

***Nhanh nhé mk đag cần gap!!!

3
24 tháng 3 2020

TT

Ví dụ

Lược bỏ CN

Lược bỏ VN

Lược bỏ cả CN VN

a

Lan ơi!Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?

- Chủ  nhật.

x

b

Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

x

c

Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé!

x

d

Nhìn  thấy chị Hồng, nó reo lên: Hôm nay, chị đi chơi cùng ai đấy?

- Chị và bác Tám.

x

học_tốt

24 tháng 3 2020

Câu 1:

a) Lược bỏ CN

b)Lược bỏ CN

c)Lược bỏ CN

d)Lược bỏ CN

Câu 2:b

Câu 3:

a-3           b-6      c-2     d-5       e-1       f-4

II. Tự luận

Câu 1:

Câu đặc biệt: a

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc

Câu 2: câu đặc biệt: e

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…”

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).

1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.

2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên.

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.

4. Viết một đoạn văn khoảng từ 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản có đoạn trích trên.

0