Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. loan, luân, loa, lệt bệt, la cà, lờ đờ, lò dò, lạnh lùng, no nê, nợ nần, nao núng, lo lắng, lưu luyến, nô nức, não nùng
B. trắng trẻo, chông chênh, chơi vơi, trẹt lét, trọc lóc, trụi lũi, cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt, chạn
C. xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng, soát, soạt, soạn, soạng, suất, sạch sẽ, sụt sịt, sửng sốt, sù sì, sì sụp, sù sụ
D. lim dim, lò dò, lai dai, líu díu, róc rách, rì rào, réo rắt, duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh nghiệp, bứt rứt, cập rập, dã man, dạ hội
a) văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh
b)PTBĐ: tự sư, ngôi kể thứ ba
d) Kể về cuộc giao chiến giữa 2 vị thần
e) nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa
1.cái này mình học lâu lắm rồi nên k nhớ hoàn cảnh sáng tác
2 nhà thơ đã gọi lượm chú bé,cháu, Lượm,chú đồng chí nhỏ,cháu.
3 so sánh:như con chim chích
b)
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Mặt trời luôn luôn tỏa sáng rực tỡ để chiếu sáng cho vạn vật sinh sôi nảy nở và Bác Hồ cũng thế, Bác cũng tỏa sáng nhưng còn tỏa sáng hơn cả mặt trời vì Bác luôn chiếu rọi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.Màu đỏ tượng trưng cho sự lí tưởng cộng sản sắc đỏ tương lai cho dân tộc, cho quê hương đất nước. Điệp từ "ngày ngày" thể hiện thời gian trôi qua đi nhưng những sự việc trong đời sống thì vẫn cứ diễn ra và đã trở thành một quy luật.Bảy mươi chín là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, luôn hi sinh cống hiến cuộc đời mình cho dân tộc, quê hương Việt Nam. Luôn luôn yêu thương, nhớ về Bác nên có rất nhiều thế hệ đến lăng Bác để viếng thăm. Đây là một khổ thơ hay và giàu ý nghĩa.
a/ Trong câu thơ này tác giả muốn ví Bác Hồ như là mặt trời.Mặt trời ban phát ánh sáng cho muôn nơi đem lại sự sống cho chúng ta nếu thiếu mặt trời mọi vật đều sẽ chết.Cũng như vậy Bác Hồ là người giải phóng cho toàn dân ta là người giải phóng ta khỏi kìm ách nô lệ nếu không có Bác chúng ta sẽ ko còn đường sống và sẽ mất nước.Vì vậy Bác đã được tác giả ví như mặt trời
b/
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
Bài thơ Lượm được tác giả Tố Hữu sáng tác năm 1949, đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc diễn ra vô cùng cam go, khốc liệt.Mở đầu bài thơ, tác giả Tố Hữu đã mở ra một khung cảnh đầy khốc liệt,cam go của chiến tranh. Đó chính là cuộc tấn công khủng bố cách mạng của thực dân Pháp vào Huế- một trong ba trung tâm cách mạng lớn của nước ta lúc bấy giờ:"Ngày Huế đôe máu/Chú Hà Nội về/Tình cờ chú cháu/Gặp nhau hàng bè".Cuộc gặp gỡ với Lượm là cuộc gặp hoàn toàn bất ngờ, tác giả cũng chỉ rõ địa điểm mà mình gặp Lượm, đó chính là Hàng Bè, tại đây hai chú cháu, hai người đồng chí đã có cuộc gặp mặt đầu tiên. Ở những khổ thơ tiếp theo, tác giả Tố Hữu đã phác họa lại hình ảnh của chú bé Lượm trong cảm nhận của mình. Đó là một cậu bé hồn nhiên, độ tuổi còn rất nhỏ chỉ khoảng mười bốn mười lăm tuổi. Ở cậu bé ấy lúc nào cũng toát lên vẻ hồn nhiên, nhí nhảnh cùng đôi chân thoăn thoắt đầy nhanh nhẹn:"Chú bé loắt choắt/cái xắc xinh xinh..."Ở Lượm còn sáng lên sự hồn nhiên, nghịch ngợm với chiếc ca lô đội lệch, khuôn miệng nhỏ huýt sáo, và trong cảm nhận của Tố Hữu thì Lượm như con chim chích tự do bay nhảy trên những cánh đồng vàng:"Ca lô đội lệch/Mồm huýt..". Làm nhiệm vụ ở Đồn Mang Cá luôn ẩn hiện sự hiểm nguy nhưng cậu bé lại cảm thấy vui hơn ở nhà:"Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à..".Vui vẻ, hồn nhiên, ham chơi như bao cậu bé cùng tuổi khác nhưng Lượm chưa bao giờ quên nhiệm vụ của mình được giao:"Cháu cười híp mí/ Má đỏ bồ quân..". 5 khổ thơ đuầ miêu tả hình ảnh của chú bé Lượm hoạt bát, vui tươi.
Bài làm
Những ngày hè, trời nắng gắt, oi bức không thể tưởng được. Ngay cả cây cối cũng ngã rạp, cầu xin ông trời cho mưa xuống. Những bà bán bún bò tay đón khách, tay cầm chiếc nón lá quạt cho đỡ nóng. Cái nắng mùa hè làm cho ai cũng bực tức, cáu gắt.
Quá trưa nay, mây đen từ đâu đùn đẩy nhau, rồi từ từ phủ kín cả bầu trời. Bầu trời tối sầm lại. Gió càng rung mạnh, nổi lên dữ dội, mặc sức điên đảo trên cành cây.
Lách tách, lách tách, mưa rồi, không ngờ mưa lại kéo đến chóng thế. Mưa rơi xuống mái hiên nghe lộp độp mưa ào ào đổ xuống, mưa xối xả, xối xuống mặt đường trơn láng tạo nên vô số bong bóng tí hon. Đất trời mù mịt, trắng xoá trong màn mưa. Chú chó đốm lỡ bộ, thân hình ướt sũng đi tìm một chỗ trú an toàn cho mình. Cây cối hả hê uống nước. Riêng những cây non thu mình lại vì lạnh. Gió thổi càng thêm mạnh làm lá cây rơi lả tả. Chẳng mấy chốc, con đường đông vui, tấp nập ngày nào, giờ đây đã trở nên thưa thớt hẳn. Người đi đường tấp vào những mái hiên để trú mưa. Dường như, mọi hoạt động hằng ngày của mọi người đều dừng lại một cách dở dang. Còn riêng bọn trẻ trong xóm lại khác. Không biết chúng chuẩn bị từ lúc nào mà bây giờ đã có mặt đông đủ. Chúng hoà mình vào dòng nước, đùa giỡn trước những ánh mắt nôn nóng của người đi đường. Mây đen kéo đến nhiều hơn trước. Nước chảy cuồn cuộn trôi về phía các rãnh cống. Đôi lúc, một vệt sáng ngoằn ngoèo loé lên như muốn xé toạc cả bầu trời. cây cối ngả nghiêng theo chiều gió. Tôi đưa tay ra hứng mưa. Mát quá! Mưa mát rượi cả lòng bàn tay tôi. Bỗng nhiên, một tiếng sấm nổ vang làm ai cũng phải nảy giật cả mình. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
Mưa đã tạnh. Bầu trời quang đãng hơn. Không khí mùa hè cũng đã dịu đi bớt. Cơn mưa này thật to, thật đã, nó đã làm bớt cái không khí oi nồng trong những ngày qua…