Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc, phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa và truyền thống của mỗi quốc gia. Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc không chỉ là bảo vệ sự phong phú, đa dạng của từ vựng mà còn là một cách duy trì bản sắc và truyền thống dân tộc. Khi xã hội phát triển, ngôn ngữ không thể tránh khỏi những ảnh hưởng từ ngoại lai, đặc biệt là tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều từ ngữ nước ngoài, chúng ta dễ dàng làm suy yếu ngôn ngữ mẹ đẻ, khiến cho thế hệ trẻ không hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa của từ ngữ trong tiếng Việt. Vì vậy, mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng Việt trong sáng, đúng đắn trong giao tiếp hằng ngày. Các cơ quan, trường học cũng cần có những hoạt động khuyến khích học và sử dụng tiếng Việt, đồng thời bảo vệ những giá trị tinh hoa của ngôn ngữ, tránh tình trạng lai tạp, làm nghèo ngôn ngữ. Khi chúng ta giữ gìn tiếng Việt, chính là bảo vệ một phần không thể thiếu của di sản văn hóa dân tộc.
Câu 2: Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân"
Bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của Phạm Văn Tình là một tác phẩm thể hiện tình yêu sâu sắc đối với tiếng Việt, đồng thời cũng là lời nhắc nhở về việc bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Nội dung bài thơ được thể hiện qua hình ảnh tiếng Việt từ quá khứ đến hiện tại, luôn gắn liền với những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.
Bài thơ mở đầu bằng cách khắc họa sự trường tồn của tiếng Việt từ những ngày đầu dựng nước, qua những hình ảnh mang đậm dấu ấn lịch sử như "mang gươm mở cõi dựng kinh thành", "vó ngựa hãm Cổ Loa". Tiếng Việt đã đồng hành cùng dân tộc qua bao thế hệ, từ những trận chiến oai hùng đến những giai thoại văn học như bài Hịch, hay những tác phẩm bất hủ như "Truyện Kiều". Tác giả không chỉ nhắc lại những hình ảnh của quá khứ mà còn gợi nhớ về những giá trị văn hóa lâu dài, xuyên suốt của tiếng Việt trong việc truyền bá những lời dạy của Bác Hồ.
Đến phần giữa bài, tiếng Việt được miêu tả như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân, là "tiếng mẹ", "tiếng em thơ", là âm thanh của những lời ru, câu hát dân ca thân thuộc. Tiếng Việt trở thành biểu tượng của sự gắn bó, tình yêu thương giữa các thế hệ. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng tiếng Việt không chỉ mang trong mình một quá khứ vĩ đại mà còn có thể “trẻ lại” trong những dịp Tết, qua lời chúc mừng, thiệp thăm thầy mẹ, như một sự tái sinh, tiếp nối qua thời gian.
Phần cuối bài thơ, Phạm Văn Tình sử dụng hình ảnh thiên nhiên rất sinh động: "Bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ", "Bóng chim Lạc bay ngang trời". Đây là những biểu tượng mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho sự sống mãnh liệt của tiếng Việt qua từng giai đoạn lịch sử, dù có biến đổi nhưng vẫn giữ nguyên được những giá trị cốt lõi, đậm đà bản sắc.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ, đặc biệt là phép nhân hóa và ẩn dụ. Tiếng Việt được tác giả ví như một sinh thể sống, luôn thay đổi và phát triển nhưng không bao giờ mất đi bản chất. Các hình ảnh thơ phong phú, từ những chi tiết lịch sử đến những hình ảnh thiên nhiên, đều góp phần làm nổi bật chủ đề bài thơ, làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc tình yêu và niềm tự hào đối với tiếng Việt.
Tóm lại, bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" không chỉ là một lời ca ngợi vẻ đẹp của ngôn ngữ mà còn là lời kêu gọi mọi người gìn giữ và phát huy tiếng Việt trong cuộc sống hiện đại, để tiếng Việt mãi vững vàng và trẻ trung trước mọi thử thách thời gian.

Cái này cj cx ko chắc lắm, thấy nó hơi lạ
a, Phong cách ngôn ngữ rất hợp với giới trẻ(ko biết nói sao cho hợp-.-), mang tính giáo huấn các thanh niên ăn chơi hiện nay
b, BPTT: Ẩn dụ(thánh đường: chỉ sự lương thiện, sở thú: chỉ những cái xấu)

Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:
- Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…
- Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…
- Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…
1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)
1 số phương ngữ Trung (miền Trung)
1 số phương ngữ Nam (miền Nam)

Câu 1. Đoạn trích chia thành bốn phần.
- Các tiêu đề có thể là: “Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông”, “Xi-mông gặp bác Phi-líp”, “Bác Phi-lip đưa Xi-mông về nhà”, “Ngày hôm sau ở trường”.
- Trong bài văn này có ba nhân vật có tên, đó là em bé Xi-mông, mẹ em là Blăng-sốt, và bác Phi-líp. Ngoài ra còn có những nhân vật nhà văn không đặt tên là các bạn của Xi-mông và thầy giáo. Thầy cá trò sẽ theo dõi các nhân vật chính, có thể lần lượt từ Xi-mông, rồi đến Blăng-sốt và cuối cùng là Phi-líp.
Câu 2.
+ Nhân vật Xi-mông.
- Trong bài này không có chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Dáng dấp ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh đau đớn của em. Em ang tiếng là đứa trẻ không có bố và thường bị các bạn bè trêu chọc.
- Nỗi đau đớn bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em. Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. May mà cảnh vật thiên nhiên (trời ấm dễ chịu, ánh nắng êm đềm, trên mặt cỏ, chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi…) khiến em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.
- Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc. Nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc: “cảm giác uể oải thường theo sau khi khóc lóc…”, “… và thấy buồn bã vô cùng, em lại khóc, người em rung lên”, “những cơn nức nở lại kéo đến”, “em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”, “em trả lời, mắt đậm lệ, giọng đầy nước mắt”, “ôm lấy cổ mẹ và em lại khóc”.
- Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Nhà văn diễn tả em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, thể hiện trong bài bằng những dấu chấm lửng “…” hoặc lặp đi lặp lại. Ví dụ: “Chúng nó đánh cháu … vì … cháu … cháu … không có bố … không có bố”.
+ Nhân vật Blăng-sốt.
- Nhân vật Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chỉ là người phụ nữ đức hạnh, chẳng qua bị lừa dối, chị từng là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng”.
- Bản chất của chị được nhà văn chú ý thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà chị: “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Điều đó nói lên rằng tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.
Bản chất của chị bộc lộ qua thái độ của chị đối khách. Phi-líp là một người lạ, chị chưa gặp bao giờ. Phi-líp thấy chị, “Bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không còn bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa…”.
Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi con nói bị bạn đánh vì không có bố: “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng, và tê tái đến tận xương tủy… nước mắt lã chã tuôn rơi”. Khi nghe con hỏi Phi-líp: “Bác có muốn làm bố cháu không” thì chị “lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực”.
Câu 4. Nhân vật Phi-líp.
- Phi-líp là một người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn vẻ mặt nhân hậu. Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em.
Đến khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt, “nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” và “ tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lỡ lầm lần nữa”.
Khi gặp chị Blăng-sốt, ý nghĩ kia không còn nữa. Bác hiểu ra chị là người tốt, nên không thể đùa giỡn với chiij được nữa.
Cuối cùng, khi đối đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật, nửa như đùa là bác vui lòng làm bố của Xi-mông.
- Tâm trạng của Xi-mông diễn biến từ buồn đến vui, tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Trong bài này, nhà văn chú ý nhiều hơn đến diễn biến tâm trạng của bác thợ rèn Phi-líp.
Bác thợ Phi-líp là người có lòng nhân hậu. Bác thương Xi-mông, bác cứu Xi-mông khỏi cái chết. Bác vui lòng nhận làm bố của Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, song cũng vì muốn đem lại niềm vui cho Xi-mông. Các bạn bè của Xi-mông thật đáng trách khi trêu chọc em.
1)+Phần 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
+Phần 2 (tiếp ... một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
+Phần 3 (tiếp ... bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.
+Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nới với các bạn rằng em có bố Phi-líp.
2)
Xi-mông đau đớn vì bạn bè trêu chọc và đánh em vì em không có bố.
Nỗi đau đớn đó được bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em:
+Ý nghĩ bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.
+Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,...
+Nỗi đau đớn tủi hơn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, các tiếng cứ lặp đi lặp lại.
3)
Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt:
+Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lờ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, chẳng qua bị lừa dối.
+Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.
+Bản chất của chị còn được bộc lộ qua thái độ của chị đối với khách. Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.
+Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, thương con chị “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.
4)
Diễn biến tâm trạng của Phi-lip:
+Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em, lựa lời an ủi em và có những suy nghĩ khá thú vị.
+Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng- sốt nhưng đó là một suy nghĩ mang ẩn ý không được trong sáng lắm nhưng lại làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
+Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.
+Cuối cùng, khi đôi đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật là bác vui lòng làm bố của Xi-mông. Phi-líp quyết định mở lòng mình đón nhận chú bé, bác đã mang lại cho Xi-mông niềm vui, niềm tin, niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều
2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
. - Nội dung của tám câu thơ: Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.
b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
Chọn đáp án: C