K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 2: Xác định câu rút gọn và khôi phục thành phần được rút gọn trongnhững câu văn sau:a. Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có một ý nghĩ rõ rệt. (Tô Hoài)b. Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của Nhà hát lớn, sân khấu, người xem.Tôi, đến vợ con.(Nam Cao)c. Trèo lên cây bưởi hái hoaBước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuânNụ tầm xuân nở ra xanh biếcEm đã có chồng, anh tiếc lắm thay.(Ca...
Đọc tiếp

Bài 2: Xác định câu rút gọn và khôi phục thành phần được rút gọn trong
những câu văn sau:

a. Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có một ý nghĩ rõ rệt. (Tô Hoài)

b. Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của Nhà hát lớn, sân khấu, người xem.
Tôi, đến vợ con.

(Nam Cao)

c. Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay.

(Ca dao)

d. Ăn lúc đói, nói lúc say.

(Tục ngữ)
e. Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu
Thấy con vịt lội giữa dòng sâu
Sao Hôm như mắt em ngày ấy
Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu.
(Nguyễn Bính)
Bài 3: Tìm 05 câu tục ngữ là câu rút gọn và cho biết các câu tục ngữ rút gọn
thành phần gì? Vì sao tục ngữ thường rút gọn thành phần ấy?

0
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

0
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

0
Câu 1: MẸ VÀ QUẢNguyễn Khoa ĐiềmNhững mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả mọc rồi lại lặnNhư mặt trời khi như mặt trăng.Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.Và chúng tôi, một thứ quả trên đờiBảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được háiTôi hoảng sợ ngày...
Đọc tiếp

Câu 1: 
MẸ VÀ QUẢ
Nguyễn Khoa Điềm

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả mọc rồi lại lặn
Như mặt trời khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?

b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

Câu 2. 

Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh (Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016) đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

 

0
Trong đoạn trích của bài " Dế Mèn phiêu lưu kí " sau, và trả lời câu hỏi" Chương 7    Tâm sự bác Xiến Tóc chán đời    - cái cớ khiến cho Mèn lại lên đường.    Ròng rã mấy mùa rồi, không nhớ mà cũng không nghe được một tin tức gì về Trũi. Càng đi càng thăm thẳm, càng sốt ruột. Ðã qua nhiều miền khác nhau, đã hỏi thăm nhiều dân cư dọc đường. Chẳng ai biết tông tích đoàn...
Đọc tiếp

Trong đoạn trích của bài " Dế Mèn phiêu lưu kí " sau, và trả lời câu hỏi

Chương 7


    Tâm sự bác Xiến Tóc chán đời
    - cái cớ khiến cho Mèn lại lên đường.



    Ròng rã mấy mùa rồi, không nhớ mà cũng không nghe được một tin tức gì về Trũi. Càng đi càng thăm thẳm, càng sốt ruột. Ðã qua nhiều miền khác nhau, đã hỏi thăm nhiều dân cư dọc đường. Chẳng ai biết tông tích đoàn Châu Chấu Voi bí mật kia.

    Lủi thủ một mình, chán không ! Nghĩ lại xưa kia, điếm cỏ cầu sương, vui buồn anh em có nhau, gian nan biết mấy cũng vẫn vững lòng tin, mà lúc cùng nhau sung sướng thì càng hể hả, nức lòng. Than ôi ! Giờ một mình tôi lẽo đẽo đường dài, đơn thân độc bóng. Có lúc nhớ lại cái lần cùng nhau trên chiếc bè sen nhật lênh đênh lạc ra nước lớn, Trũi khẩn khoản đưa càng của mình cho tôi ăn; nước mắt tôi muốn ứa ra. Thấm thoắt, lại đã hết một mùa đông. Những ngày xuân mới bắt đầu. Chim hót ơi ới đầu cành. Ánh nắng lụa nõn nà phủ trên cây. Những vạt cỏ trở lại non tươi, xanh mơn mởn khắp mặt đất, cỏ xuân nhấm ngọt như đường phèn.

    Một hôm tôi dừng chân bên dòng nước nhỏ. Bỗng nghe trên những cây dó đã nở hoa như treo đèn thơm khắp cánh rừng trước mặt, có tiến ồn ào. Không phảit tiếng ong rạo rực tìm hoa làm mật mà những tiếng nhịp nhàng khi xa khi gần, khi réo rắt như ai đàn hát. Trèo lên tảng đá, nhìn sang bờ bên kia thì thấy trên một đám cỏ non, có đàn các cô Bướm Vàng, Bướm Trắng, Bướm Hồng, Bướm Nhung đang nối cánh nhau, nhảy thành vòng. Vừa nhảy vừa hát. Thì ra đấy là tiếng hát ca ngợi mùa xuân.
    Cảnh hay như vẽ
    Gió hây hây
    Ðào mỉm miệng
    Liễu giương mày
    Bướm nhặng bay
    Trong bụi
    Oanh vàng ríu rít
    Ðầu nhà
    Én đỏ hót hay Dế mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài [Hoàn]

    Có mấy anh chàng Ve Sầu, mặt mũi vằn vèo và sần sùi mà lại ăn mặc chải chuốt, đứng nghẹo đầu cạnh các ả Bướm, đương giơ cái mõ dưới cánh lên kéo bài o o i i dài dằng dặc, hoà nhịp với lời ca trong trẻo của các cô Bướm.

    Chắc bọn này đương tiệc múa hát mừng xuân mới. Ðầu mùa xuân, đâu đâu cũng tưng bừng tết nhất. Lòng tôi bỗng vui lây. Tôi bèn leo lên cao để nghe tiếng hát cho được thú vị hơn. Tôi trông thấy bên cạnh các ả Bướm và chàng Ve Sầu còn có những đàn Bướm khác ở các Bãi cỏ phía xa cũng đương múa hát. Tiếng hát mùa xuân trong như nước chảy, ngân vào mãi rừng xanh.

    Tôi trông kỹ lại thấy ra đàn Bướm nhảy múa xung quanh một bác Xiến Tóc to gồ, cao lêu đêu. Mỗi chân bác Xiến Tóc nắm một Bướm Trắng, sáu chân bác Xiến tóc nắm sắu chị Bướm Trắng, tất cả Bướm Trắng cùng múa cánh lên như tung hoa. Lúc cái đầu kềnh càng của bác Xiến Tóc ngả xuống, khiến cho chiếc đàn tự nhiên xưa nay bác vẫn đeo trong cổ bỗng kêu lên kin kít, thì hai ả Bướm Trắng khác lại đến nghịch ngợm leo lên vít khấc râu cứng quếu của bác. Họ nhảy và hát linh tinh vui nhộn như trẻ nhỏ chơi.

    Tôi nghển xem bác Xiến Tóc ấy thế nào, già trẻ ra sao mà nghịch lối con nít thế. Xưa nay, các tay Xiến Tóc vẫn được tiếng đạo mạo cơ mà. Nhìn kỹ... Tưởng ai ! Hoá ra cái bác Xiến Tóc năm xưa. Vẫn nét mặt nghiêm nghiêm và trầm tĩnh, vẫn hai tảng răng đen sắc ghê gớm, xiến đứt cả tóc - vì thế mà bác được tên là Xiến Tóc, và bác đã chỉ xiến một cách nhẹ nhàng mà hai sợi râu tốt đẹp trên đầu tôi đã đứt béng từ ngày ấy.

    Tôi xin thưa cùng bạn đọc yêu quý của tôi rằng, từ ngày bị bác Xiến Tóc cắt mất râu, tuy vì thế mà vẻ mặt tôi có già đi một tẹo, nhưng không, tôi chẳng mảy may thù oán bác Xiến Tóc, mà tôi còn phục bác là người giỏi, bụng dạ rộng rãi, đường đường một đấng anh hào côn quyền đủ sức, lược thao gồm tài, tôi đã học được ở bác ấy nhiều điều lắm. Thế mà thật lạ lùng chẳng ngờ cái bác Xiến Tóc gai ngạnh, khắc khổ, tư lự, mấy năm chả gặp, bây giờ hoá ra ngây ngô, nhí nhảnh nỡm đời, đi rong chơi dông dài với lũ Ve Sầu và Bướm. Mà điệu bộ này thì họ tiệc tùng thâu đêm suốt sáng đây. Tôi đã từng chơi những trò phí thì giờ này, tôi chẳng lạ !

    Còn đương phân vân, biết có nên sang ra mắt bác Xiến Tóc hay là lủi đi, thì bỗng cả mấy ả Bướm cùng im bặt tiếng. Rồi các ả hốt hoảng chạy trốn hết vào nép im trong bụi. Xiến Tóc lừ đừ ngẩng đầu lên, ề à hỏi :
    - Ai đâu mà các em sợ thế ?

    Xiến Tóc cũng đảo đầu tìm kiếm, ngơ ngác. Chợt trông thấy tôi, bác ta định thần nhìn kỹ rồi reo lên :

    - A Dế Mèn ! Ði đâu thế ? Xuống đây đã nào ! Có phải Dế Mèn đấy không ?
    Dáng chơi bời, thức đêm nhiều, mắt Xiến Tóc có phần toét nhoèn, nhìn mãi vẫn chưa nhận rõ hẳn ra tôi. Tôi liền bay sang. Bấy giờ bọn Bướm núp trong bờ cỏ mới ngấp nghé mon men ra gần. Lúc nãy, đương hát, thoáng thấy tôi lạ, họ sợ xấu hổ, bỏ chạy. Bây giờ biết quen, lại sấn đến và quá bạo, cứ khoác vai tôi ra nhảy múa. Nhưng tôi từ chối khéo. Cả bọn họ lại chạy ra bãi nô giỡn, những chàng Ve Sầu lại lên tiếng nhạc mõ o o i i rầu rĩ nhức tai.

    Còn lại hai chúng tôi, Xiến Tóc nhìn tôi, hỏi đùa :
    - Thế ra bộ râu chú mình không mọc nữa nhỉ ?

    Tôi lắc đầu mỉm cười. Tôi hỏi thăm Xiến Tóc độ rày ra sao mà coi bộ rỗi rãi nhàn hạ thế. Bác Xiến Tóc thở dài, đàn răng đàn cổ lên điệu xiến ken két, rồi im, ra chiều tư lự. Một lát sau bác cất tiếng buồn buồn kể rằng :

    - Có phải anh trông tôi bây giờ khác trước nhiều lắm không. Chính tôi, tôi cũng tự cảm thấy khác lắm. Tôi cũng biết tôi đổ đốn đâm ra chơi bời dông dài, thế mà tôi buồn bã không muốn xoay chuyển nữa. Cuộc đời ** le đã khiến tôi chán lắm, chán quá. Sau ngày gặp anh, tôi đương rất khoái vì ngày ấy tôi đã làm được nhiều việc ngẫm nghĩ thấy có ích. Một lần, tôi đến xóm kia. Không dè ở đấy đương có cuộc săn đuổi do bọn trẻ nghịch ngợm khởi xướng, cũng như cái bọn trẻ đã bắt anh để đem đi đánh chọi và làm giải thưởng bóng đá ấy. Ðó là mấy cậu bé trong thành phố về quê mùa hè, chúng đi rình bắt Xiến Tóc về chơi. Chẳng may, tôi bị bắt một buổi sớm trên một cành dướng.

    Bọn trẻ đem tôi về thành phố. Ðường xa những bao nhiêu ngày, tôi không biết. Vì họ nhốt tôi vào một cái hộp kín bưng cùng với năm bạn xấu số nữa và cứ nhốt mãi như thế. Có bạn tôi chết vì ngạt thở. Vốn quen ăn vỏ cây, giờ bọn trẻ ngớ ngẩn không biết gì về thức ăn Xiến Tóc, cứ nhét đầy cỏ, có khi cả cục cơm, miếng xương, tôi không nuốt được. Tôi nhịn ăn hàng tháng trời mà họ cũng vô tình, không biết nốt.

    Rồi may quá, trốn thoát. Bởi vì, tôi để ý xem xét biết cái giam tôi bằng giấy bìa cứng. Từ hôm ấy tôi cứ nhả nước bọt vào một chỗ rồi lấy chân bới, cái tưởng giấy mủn dần. Một hôm tôi cố lấy tất cả bao nhiêu hơi sức còn lại, húc một cái, thế là cả người tôi bật lọt ra ngoài hộp. Tôi giương cánh, bay thẳng. Phúc đức mà tôi vẫn còn nguyên hai chiếc cánh lót lụa. Các bạn khác đều bị lũ trẻ nghịch ngợm bứt cụt hai cánh lụa mỏng ở trong thành thử, dang hai cánh tàu bay vỏ gỗ ở ngoài ra, không thể cất mình lên được, không bay được. Rồi các bạn ấy bò trốn đi đâu tôi không biết. "

a) Có những nhân vật nào được nói đến trong đoạn trích trên ?

b) Tác giả của đoạn trích trên là ai ?

~ * Chú ý: Đây là bài mình tự nghĩ, nó rất dễ, nên các bạn có thể tự làm được hết. ~

# Nhớ làm hết nhé #

1
13 tháng 12 2018

có gì sai thì bỏ qua

a) Xiến Tóc, Mèn, Trũi, Châu Châu voi, Bướm<vàng, trắng, hồng, nhung>, Ve Sầu

b)Tô Hoài

''Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một...
Đọc tiếp

''Tôi muốn tắt nắng đi 
Cho màu đừng nhạt mất; 
Tôi muốn buộc gió lại 
Cho hương đừng bay đi. 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật; 
Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 
Này đây lá của cành tơ phơ phất; 
Của yến anh này đây khúc tình si; 
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, 
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; 
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; 
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: 
Tôi không chờ nắng hạ mới hoaì xuân. 
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, 
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, 
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. 
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, 
Không cho dài thời trẻ của nhân gian; 
Nói lam` chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, 
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị 
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, 
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; 
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, 
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt.... 
Con gió xinh thì thào trong lá biếc, 
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ? 
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, 
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ? 
Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa... 
Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm,''

a Bài thơ của ai sáng tác 

b Nêu nd và phân tích nội dung  bài thơ

3
14 tháng 11 2018

Bài này do Xuân Diệu sáng tác

14 tháng 11 2018

a) Của Xuân Diệu .

b) 1. Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái Tôi Xuân Diệu rất hiện đại cùng với một quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi tre, hạnh phúc
– Cái Tôi Xuân Diệu trong bài thơ tiêu biểu cho cái Tôi thời đại thơ mới:
+ Một ý thức ráo riết về giá trị đời sống cá thể. Nghĩa là một ý thức nhân bản. nhân văn rất cao
+ Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ vốn cản trở việc giải phóng con người cá thể
+ Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế.
+ Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế cuồng nhiệt, tích cực

2. Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật sáng tạo những câu thơ, những hình ảnh thơ mới lạ độc đáo:
+ Cách liên tưởng so sánh mới lạ; Tháng giêng ngon…; Mùi tháng năm..
+ Thủ pháp chuyển đổi giác quan khi thể hiện cảm giác trong việc diễn tả hình ảnh
+ Lối nhân hóa.

- copy link : http://lamvanmau.com/phan-h-bai-tho-voi-vang/ 
Mình quá nổi tiếng để bạn fake :))

Bài 1: Thành phần nào (của câu in đậm) được rút gọn trong các ví dụ sau?a) Thấy đói bụng, tôi cũng tụt vào quán làm vài nhánh cỏ lót dạ. Đông khách quá . Châu Chấu, Cào Cào,Bọ Muỗm, Bọ Ngựa rậm rịch ra vào, chè chén. (Tô Hoài)b) Rập rình giây lát, chiếc diều bồng bềnh bốc lên thẳng đứng. Bố Lâm thả cuộc dây song. Mồ hôi từnggiọt đọng lại trên tấm lưng trần.Ông thở hồng hộc....
Đọc tiếp

Bài 1: Thành phần nào (của câu in đậm) được rút gọn trong các ví dụ sau?
a) Thấy đói bụng, tôi cũng tụt vào quán làm vài nhánh cỏ lót dạ. Đông khách quá . Châu Chấu, Cào Cào,
Bọ Muỗm, Bọ Ngựa rậm rịch ra vào, chè chén. (Tô Hoài)
b) Rập rình giây lát, chiếc diều bồng bềnh bốc lên thẳng đứng. Bố Lâm thả cuộc dây song. Mồ hôi từng
giọt đọng lại trên tấm lưng trần.Ông thở hồng hộc. Chạy. Ngã. Lại chạy. Lại ngã
c) vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)
d) Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước .Không kêu được một tiếng .Cơ chừng tiếc của .Cơ chừng hết sức .Cơ chừng hết hơi (Nguyễn Công Hoan)
e) Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.Cứ nhắm mắt lại là dường như vang tiếng đọc bài trầm bổng[…]. (Lí Lan)

Bài 2: Tìm và phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt trong các đoạn văn sau:
a/ Ông già không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi hoa ngâu. Hoa ngâu năm ngoái.
Buổi chiều, cô Ngân sang chơi. Cô hàng xóm vừa du học ở Ô – xtrây – li – a về. Cho một đĩa ổi chín.
(Nguyễn Phan Hách)

b/ Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)
c/ Thật là ầm ĩ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ nghe bà
cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ học mới được nghe người ta chửi cả nhà cụ bá. Mà chửi
mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! (Nam Cao)

Bài 3: Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong các đoạn trích sau:
a/ Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về, mang về một con gà, con mái to vàng. Ôi chao, một
con gà! (Nguyễn Quang Sáng)
b/ Buổi hầu sáng hôm ấy.
Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường.
c/ Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.
Trông gớm chết! (Nam Cao)

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa...

Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp "đua nhau" hoạt động. Nên từ "nghe xa", ta đã được "nhìn gần" để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa...

Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.
Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người.
Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh!

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ...

Rất may, có một người chưa ngủ đã "nhìn" thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng "người chưa ngủ" không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà.
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào... Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao.
Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng.
Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

a) Tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. Hãy tìm ra những yếu tố đó trong bài văn trên.

b) Tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào ?

3
15 tháng 11 2016

a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :

+ Có một thứ âm thanh .... tiếng suối !

+ Thứ ánh sáng dát vàng .... hoa .

+ Trăng , cổ thụ , ..... bức tranh !

+ Bức tranh thiên nhiên .... yêu .

_ Những yếu tố suy ngẫm :

+ Non sống ... đồng bào

+ Nếu ko phải là ...... nhường ấy .

_ Triển khai các ý : bộc lộ cảm xúc thông qua nội dung và nghệ thuật .

( mk ngại viết , chắc bn có sách vnen nên .... mk chấm 3 chấm là từ đoạn đó đến đó ha )

 

15 tháng 11 2016

hay chờ cj Mai Phương aNH