Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 , quân dân ta đã phá tan pháo đài không lồ của Pháp buộc Pháp kí hiệp định Gio ne vơ và chiến thắng ĐBP trên không đã làm thất bại chiến lược'Việt nam hóa chiến tranh và đông dương hóa chiến tranh' buộc Mĩ phải kí hiệp định Paris
Tham khảo
Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường. Quân đội Pháp muốn quyết chiến trận cuối cùng để đè bẹp quân chủ lực của ta.
Được sự "đầu tư", chi viện , giúp sức tối đa của Mỹ, thực dân Pháp đã nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm rất mạnh. Phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm là hình thức phòng ngự mới nhất và hiện đại nhất của quân đội Pháp trong những năm cuối của cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Có hệ thống phòng ngự kiên cố và đã nhiều lần diễn tập phương án phòng ngự và phản công, với sự "phối hợp tuyệt đẹp" của bộ binh, pháo binh, xe tăng và máy bay. Đến khi ta nổ súng tiến công (ngày 13-3-1954), lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã lên đến gần 12.000 tên, gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105mm (20 khẩu), 1 đại đội trọng pháo 155mm (4 khẩu), 12 khẩu cối 102mm, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng (10 chiếc), 1 đại đội xe vận tải (200 chiếc) và một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Với lực lượng trên, Pháp bố trí thành 49 cứ điểm, những cứ điểm gần nhau lại được tổ chức thành cụm cứ điểm (trung tâm đề kháng). Tập đoàn cứ điểm có 8 trung tâm đề kháng và được chia thành 3 phân khu. Phân khu trung tâm là phân khu quan trọng nhất, nằm giữa Mường Thanh, chiếm gần 2/3 lực lượng với 5 trung tâm đề kháng, bao bọc lấy cơ quan chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng, phòng ngự ở hướng Bắc. Phân khu Nam có một trung tâm đề kháng, phòng ngự từ phía Nam.
Pháo binh địch được bố trí thành 2 căn cứ: một căn cứ ở Mường Thanh và một căn cứ ở Hồng Cúm. Đại đội xe tăng được bố trí ở phân khu trung tâm (7 chiếc) và phân khu Nam (3 chiếc). Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ còn được trang bị nhiều vũ khí, phương tiện hiện đại khác (súng phun lửa, mìn napan, mìn điện, kính hồng ngoại ngắm bắn ban đêm…) và đã sử dụng hơn 3.000 tấn dây thép gai để tạo thành những "rừng rào cản" nhiều kiểu, chằng chịt, thay cho những rừng cây xanh đã bị địch phá trụi.
Với lực lượng đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự, vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh và tận dụng được lợi thế của địa hình, bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương coi Điện Biên Phủ là một "pháo đài không thể công phá" và tin chắc "sẽ gây cho Việt Minh một thất bại nghiêm trọng" ở đây. Nhiều quan, tướng Pháp, Mỹ đến thăm quân đội đồn trú ở Điện Biên Phủ đã nói: "Đây là một Véc-đoong ở châu Á", "Đây là một hình thức phòng ngự rất mạnh, ngay trong đại chiến thứ hai cũng không sánh kịp", "Đây sẽ là tử địa nếu cộng sản dám đụng đến"… Đờ Cát-xtơ-ri nhiều lần huênh hoang tuyên bố: "Mục đích của Điện Biên Phủ là để nghiền nát ý muốn điên rồ của Việt Minh".
Bằng sự chủ quan, kiêu ngạo ấy, ngày 3-2-1954, giặc Pháp đã rải truyền đơn, thách ta đánh Điện Biên Phủ và đã phải chuốc lấy thất bại lịch sử.
Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương, các khu vực thuộc địa ở Châu Phi của Pháp và buộc nước này rút ra khỏi Đông Dương. Đến năm 1967, Pháp đã phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.
Tham khảo câu 1
Diễn biến:
- Tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
- Tháng 3/1954, quân ta đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc Tổng tiến công tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1 (từ ngày 13 đến 17/3/1954): tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Việt Bắc.
+ Đợt 2 (từ ngày 30/3 đến 26/4/1954): đồng loạt tiến công các phân khu Trung tâm, chiếm hầu hết các cứ điểm của Pháp, tạo điều kiện không chế, chia cắt lực lượng của Pháp.
+ Đợt 3 (từ ngày 1/5 đến 7/5/1954): đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại của Pháp.
- Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
Kết quả: giành thắng lợi
Ý nghĩa:
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định, đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.
- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
- Trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, tạo điều kiện giải phóng một nửa đất nước.
- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
Bất khả xâm phạm vì:
- Là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
- hệ thống phòng ngự kiên cố, vũ khí hiện đại
REFER
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định, đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.
- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
- Trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, tạo điều kiện giải phóng một nửa đất nước.
Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm vì Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố và Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.
1.Hoàn cảnh
- Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc - Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.
- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công. Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
2.Nội dung:
+ Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế…
+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.
+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.
Vì:
ĐBP là 1 tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
Đây là 1 hệ thống phòng ngự kiên cố
Đây được tập trung lực lượng mạnh và trang bị vũ khí hiện đại
Nội dung ( diễn biến )
Đầu tháng 10/1972, cục diện chiến tranh Việt Nam chuyển biến quan trọng. Ở miền Nam, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược quy mô lớn trên ba hướng chiến trường trọng điểm: Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trị - Thiên giành thắng lợi lớn. Đặc biệt, trên hướng Trị - Thiên, quân và dân ta đã mở chiến dịch tiến công giải phóng cơ bản tỉnh Quảng Trị. Những diễn biến trên chiến trường đã tác động trực tiếp đến bàn đàm phán bốn bên ở Paris. Phái đoàn đàm phán chính quyền Mỹ đã chấp thuận thông qua dự thảo hiệp định "về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" do ta soạn thảo. Tuy nhiên, ngay sau khi trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ 2, bản chất hiếu chiến và ngoan cố của chính quyền Nixon lộ rõ. Tại bàn đàm phán Paris, phái đoàn Mỹ đã lật lọng, đòi phải sửa đổi những điều rất cơ bản trong Hiệp định, nhưng ta không chấp thuận. Hội nghị đi đến bế tắc.
Với mưu đồ tính toán từ trước, Chính quyền Richard Nixon huy động gần 200 máy bay B.52, 30 máy bay F.111 và hơn 1.000 máy bay tiêm kích, 6 liên đội tàu sân bay và 50 máy bay tiếp dầu KC.135... mở cuộc tập kích chiến lược bằng không quân với quy mô lớn vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trên miền Bắc, với mật danh “Linebacker 2”. Riêng Hà Nội, trong 12 ngày đêm, không quân Mỹ đã tập trung trên 1.000 lần chiếc (trong đó có khoảng 500 lần chiếc B.52), trút 40.000 tấn bom xuống nhiều khu dân cư: Khâm Thiên, An Dương, Uy Nỗ, Bệnh viện Bạch Mai, Yên Viên, Gia Lâm, Đông Anh, Văn Điển, Giáp Bát, Đài Phát thanh Mễ Trì... làm cho gần 2.400 người chết và 1.355 người khác bị thương. Với đòn đánh có tính chất hủy diệt đối với Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước ta, đế quốc Mỹ hy vọng sẽ nhanh chóng buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải trở lại bàn đàm phán, chấp nhận các yêu sách của Mỹ.
Nắm bắt chính xác âm mưu, thủ đoạn và thời điểm không kích của địch, quân và dân Thủ đô đã chủ động thiết lập một thế trận phòng không ba thứ quân hoàn chỉnh, vững chắc, nhiều tầng, nhiều lớp, chủ động vào trận với hào khí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Sau 12 ngày đêm anh dũng chiến đấu (18/12 - 29/12/1972), quân và dân Thủ đô cùng các địa phương miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích đường không của Mỹ; bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 B.52. Riêng Hà Nội bắn rơi 25 B.52. Với bước leo thang bằng không quân cao nhất này, đế quốc Mỹ những tưởng rằng chúng sẽ nhanh chóng giành thắng lợi, nhanh chóng làm tan rã ý chí chiến đấu của quân dân ta; rằng “Hà Nội sẽ trở lại thời kỳ đồ đá”. Nhưng chúng đã chịu thất bại thảm hại. Đây thực sự là một chiến công mang tầm vóc thời đại, một trận “Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội” lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, chấp nhận rút quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam. Có nhiều nhân tố làm nên chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ cách đây 40 năm, làm nên “Điện Biên Phủ trên không” vang dội trong đó ý chí Việt Nam, chính trị - tinh thần Việt Nam là nhân tố cơ bản làm nên chiến thắng đó.
Đây là cuộc đụng đầu lịch sử, là đòn quyết chiến chiến lược của quân và dân ta với lực lượng không quân chiến lược Mỹ; là cuộc đọ sức giữa chiến tranh nhân dân Việt Nam với chiến tranh xâm lược, phá hoại bằng không quân hiện đại của đế quốc Mỹ ở trình độ cao; là cuộc đọ sức giữa ý chí và tinh thần của quân dân ta với sức mạnh và sự tàn khốc của vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. Trong lịch sử dân tộc chưa từng có cuộc đọ sức nào như thế. Những máy bay và phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân bậc nhất đương thời lại vấp phải sức mạnh to lớn, vô địch của ý chí Việt Nam, của chiến tranh nhân dân Việt Nam và cuối cùng phải chịu thất bại. Quân và dân ta bước vào cuộc chiến đấu với tư thế chủ động, tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao, vững vàng về chính trị, tư tưởng và tâm lý. Quân và dân miền Bắc, đặc biệt là quân dân Thủ đô Hà Nội, lực lượng Phòng không - Không quân đã anh dũng chiến đấu, vượt lên đau thương, mất mát, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” hào hùng làm rạng danh lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chiến công oanh liệt "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 đã góp phần chứng minh đường lối chính trị, học thuyết quân sự đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa cách mạng và khoa học, giữa dám đánh và biết đánh, giữa ý chí kiên định, bản lĩnh vững vàng với năng lực chỉ huy, lãnh đạo tài giỏi của cán bộ các cấp, giữa khí phách anh hùng và tài trí tuyệt vời của người chiến sĩ trên trận địa. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” nói lên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân, của cách đánh sáng tạo Việt Nam, thể hiện sức sống mãnh liệt của bản sắc văn hóa Việt Nam, của truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta hàng ngàn năm kết lại.
“Điện Biên phủ trên không” là trận quyết chiến có ý nghĩa chiến lược, là trận thử thách chưa từng có trong lịch sử. Chúng ta đã giành thắng lợi to lớn, toàn diện, buộc Mỹ phải chấp nhận mọi điều khoản của Hiệp định Pari về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, phải thực hiện tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phải rút hết quân Mỹ về nước”. Chiến thắng này đã góp phần tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta, để chúng ta thực hiện trọn vẹn lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”. Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” đã thể hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng ta, của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và chế độ XHCN ưu việt của nhân dân ta. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc, là ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược bằng tất cả sự mưu trí, dũng cảm và tinh thần chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn. Đó là chiến thắng của sự kế thừa và phát huy truyền thống quân sự Việt Nam, của đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng trong thế trận Phòng không nhân dân, trong tổ chức hiệp đồng chiến đấu tạo thành sức mạnh tổng hợp cả trên không và mặt đất để chiến thắng kẻ thù.
Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” còn có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH của nhân dân thế giới; là đòn đánh lịch sử, mở đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam; góp phần làm tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của phong trào cách mạng thế giới vào chủ nghĩa đế quốc; đem lại lòng tin cho những người trên trái đất đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” mãi mãi trở thành dấu son chói lọi trong truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng đó đã trở thành truyền thống vẻ vang và mềm tin vững chắc trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của bộ đội Phòng không - Không quân.
Bốn mươi năm nhìn lại, chúng ta càng thấy tự hào về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng “Điện Biên phủ trên không”. Đây là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc ta trong thế kỷ 20, là trang sử vẻ vang của truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước trong thời đại mới- thời đại Hồ chí Minh. Chiến thắng đó đã cho chúng ta một bài học kinh nghiệm về sự tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu; bài học về tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện; bài học về xây dựng và phát huy ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc; bài học về phát huy sức sáng tạo, tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù; đó là bài học của sự quả cảm, khao khát độc lập tự do, xả thân chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tinh thần ấy, ý chí ấy trong những ngày cuối tháng 12 năm 1972 được nuôi dưỡng, phát huy đến độ rực rỡ, mà cho đến bây giờ, 40 năm sau, những con cháu của thế hệ làm nên “Điện Biên Phủ trên không” vẫn được thôi thúc bởi ý chí ấy như một nguồn động lực to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta trong tình hình mới gặp nhiều khó khăn và thách thức mới. Cùng với chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, sự xuất hiện một loại hình chiến tranh mới, chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao do chủ nghĩa đế quốc tiến hành chống các quốc gia độc lập có chủ quyền trên thế giới đã đặt ra những thách thức mới hết sức gay gắt đối với ý chí con người, đối với nhân tố chính trị - tinh thần. Trong điều kiện mới, chiến tranh nhân dân vẫn là lời giải cơ bản cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; sức mạnh cơ bản và vũ khí sắc bén của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vẫn là chính trị - tinh thần, là ý chí quyết chiến, quyết thắng. Vì thế, xây dựng, củng cố và phát huy chính trị - tinh thần của quân đội và nhân dân là nhiệm vụ cơ bản, cấp thiết của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Tháng năm qua đi, những dấu tích chiến tranh có thể bị phai mờ theo quy luật của thời gian, nhưng tầm vóc và ý nghĩa của “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" vẫn mãi âm vang trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam nói riêng và nhân loại tiến bộ nói chung. Đặc biệt, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ đây vẫn nguyên vẹn giá trị để nghiên cứu, vận dụng cho sự nghiệp xây dựng lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Mê-lê-la, nhà thơ Hy Lạp đã ca ngợi Việt Nam bằng những vần thơ chân thực và đầy hình ảnh sau đây: "Ôi! Việt Nam, đất nước của những căn nhà nhỏ/ Của những con người mà tầm vóc không cao/ Nhưng chiến công của họ/ Thật vô cùng hiển hách lớn lao”. Sau "Điện Biên phủ trên không", sau chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, biết bao tấm lòng của bè bạn khắp nơi trên thế giới đã hướng về Việt Nam với con mắt cảm phục, yêu mến và biết ơn. Hàng ngàn vạn lời hay ý đẹp, có thể nói là tận cùng ngôn ngữ thế gian, của cả loài người tiến bộ đã dành cho Việt Nam, qua làn sóng điện và qua những dòng thư. Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô (Phidel Castro) đã phát biểu: "Thắng lợi của nhân dân Việt Nam là một trong những chiến công oanh liệt nhất, vĩ đại nhất của loài người!". Ông Kôn-dơ, cựu Thủ tướng Ô-xtơ-rây-lia khẳng định: "Nhân dân Việt Nam đã đấu tranh không chỉ cho riêng họ, mà còn cho cả thế giới. Thắng lợi của người Việt Nam là thắng lợi của lý tưởng cao đẹp nhất của thời đại ngày nay!".
Lịch sử nhân loại đang bước sang những trang sử mới. Tuy nhiên, có những sự kiện mà với tầm vóc lớn lao của nó, sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức nhân loại. Một trong những sự kiện mang dấu ấn đặc biệt ấy là "Điện Biên Phủ trên không". "Điện Biên Phủ trên không", chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam, sẽ vĩnh viễn tồn tại như một mốc son sáng chói mãi ngàn năm.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Tóm gọn lại :
Năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm sụp đổ chế độ thực dân kiểu cũ, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào đàm phán với Việt Nam, ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7/1954), chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và rút hết quân đội về nước.
Còn chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã khởi nguồn cho sự sụp đổ chế độ thực dân kiểu mới, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi lại đàm phán với ta ở Hội nghị Pa-ri và ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (ngày 27/1/1973).
Hai sự kiện giống nhau về tầm vóc và ý nghĩa, đều giành thắng lợi và buộc kẻ thù phải ngồi đàm phán, ký kết hiệp định công nhận độc lập chủ quyền của dân tộc ta; đều là đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 của quân dân miền Bắc và Thủ đô Hà Nội có giá trị lịch sử, ý nghĩa sâu sắc trên nhiều lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao,… như trận toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” nên gọi đó là chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”.