Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. Nếu Mộng đẹp tràn ngập ánh trăng lung linh huyền ảo thì Thực đẹp lại rộn vang tiếng chuông giòn giã báo tin thắng trận. "Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” – tiếng chuông lầu trên núi cổ kính như từ một thời xa xưa vọng về, lại mở ra một hiện thực sống động của cuộc sông đánh giặc ngày hôm nay, làm cho hiện thực ấy càng ngời sáng rực rỡ. Mộng đẹp và Thực đẹp ấy thống nhất với nhau trong cấu tứ thơ Đường: không trực tiếp mô tả sự việc mà chủ yếu là thống nhất hóa sự vật giữa hai mặt đối lập hay hai mặt tương ứng. Thơ trong tù của Bác thường thống nhất giữa hai mặt đối lập, còn thơ kháng chiến của Bác lại thường thống nhất giữa hai mặt tương ứng. Ở bài thơ này là sự thống nhất giữa Mộng đẹp và Thực đẹp, cũng là sự thống nhất giữa Tĩnh và Động, giữa Lãng mạn và Hiện thực. Từ Mộng đẹp mà có Thực đẹp; Thực đẹp là sự phát triển tự nhiên, lôgic, tất yếu của Mộng đẹp, là kết quả của Mộng đẹp đồng thời là sự minh chứng hùng hồn cho Mộng đẹp. Có Mộng đẹp thì mới có Thực đẹp, có "việc quân đang bận" trong giấc mơ trăng thì mới có ”tin thắng trận liên khu báo về" trong cảnh thực. Mộng và Thực hô ứng, xoắn xuýt, cộng hưởng với nhau hoàn chỉnh tứ thơ toàn bài. Và ta hiểu cái "tin thắng trận" này có nguồn gốc sâu xa từ con người mà trong giấc mơ trăng vẫn nhớ đến nhiệm vụ đánh giặc. Con người đẹp ấy có một giấc mơ đẹp và chính cái "đại mộng" này đã làm nên một bài thơ trăng vào loại đẹp nhất trong chuỗi ngọc thơ trăng của Bác: một bài thơ trăng đe báo tin thắng trận, một bài thơ đậm đà phong vị Đường thi nhưng lại ngời sáng tinh thần thời đại.
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên thu báo về
=>Nhân hóa
=>Đây là một trong nét đặc sắc thi pháp thơ Hồ Chí Minh. Và đặc biệt cách cấu tứ này giúp ngươi đọc cảm nhận được một điều hết sức tinh tế nhưng vô cùng sâu sắc của Bác đối với trăng. Bác yêu trăng, tình yêu đó gắn chặt với tình yêu Tổ quốc. Đây chính là bài học sâu sắc người đọc thu nhận được khi đọc lại những vần thơ trăng của Bác.
Trên đời không có thứ vũ khí hay quyền lực tuyệt đối nào có thể níu giữ trái tim một khi nó đã quyết tâm rẽ lối. Cho dù đó là nhan sắc, một tình yêu sâu đậm, những kỷ niệm sâu sắc đắm say. Càng không phải là sự yếu đuối, sự khéo léo sắc sảo hay vẻ thông minh dịu dàng, sự giàu có hay thương hại... Những thứ đó có thể níu kéo một thân xác, một trí óc... nhưng không thể níu kéo một trái tim.
Trái tim vốn là một tạo vật mong manh và thiếu kiên định. Vì vậy, hãy tin vào điều thiện, lòng tốt, vào nhân cách và năng lực... nhưng đừng tin vào sự bất biến của nhận thức và tình cảm nơi con người. Hãy tin là mình được yêu trong khoảnh khắc này, nhưng đừng chắc rằng mình sẽ được yêu mãi mãi. Nếu chịu chừa chỗ cho sự đổi thay, ta sẽ tránh được không ít tổn thương sâu sắc.
***
Sáng nay, trong khi sắp xếp những chồng thư cũ, tôi tình cờ đọc lại một bài thơ ngắn của Jacques Prévert mà cô bạn cũ nắn nót chép tặng trên một tờ thư có in hoa rất đẹp. Bài thơ vỏn vẹn năm câu được cô đặt vắt qua hai trang giấy một cách đầy ngụ ý.
Trang thứ nhất:
*Tôi sung sướng và tự do
Như ánh sáng
Bởi hôm qua anh ấy nói với tôi rằng anh ấy yêu tôi*
Hai câu cuối bị đẩy qua trang sau:
*Anh ấy đã không nói thêm
Rằng anh ấy sẽ yêu tôi mãi mãi...*
Khi đọc bài thơ này cách nay hai mươi năm, tôi đã cảm nhận nó bằng một tâm hồn tươi trẻ. Bây giờ, cuộc sống giúp tôi nhìn có lẽ đã khác đi về bài thơ trên trang giấy đã ố vàng này.
Cô gái trong thơ nhạy cảm và tinh tế, vì đã không đợi đến khi người mình yêu quay lưng mới xót xa nhận ra rằng tự do "như ánh sáng" chỉ là một thứ tự do mong manh. Hạnh phúc "như ánh sáng" là một hạnh phúc có thể vụt tắt bất cứ lúc nào.
Nhưng giả sử chàng trai có nói thêm rằng "sẽ yêu mãi mãi", hoặc có thề hứa trăm năm đi nữa... ai dám khẳng định trái tim chàng sẽ không đổi thay? Nếu từng đọc Ruồi Trâu, hẳn bạn còn nhớ đoạn văn này: "Ràng buộc con người không phải là lời thề. Chỉ cần mình tự cảm thấy thiết tha với một điều nào đó, thế là đủ rồi."
Ngoài sự "thiết tha tự nguyện" đó ra, chẳng có gì ràng buộc được trái tim con người, nên đừng tin chắc rằng ai đó sẽ mãi không đổi thay. Cũng không thể buộc ai đó không được đổi thay.
Trên đời không có thứ vũ khí hay quyền lực tuyệt đối nào có thể níu giữ trái tim một khi nó đã quyết tâm rẽ lối. Cho dù đó là nhan sắc, một tình yêu sâu đậm, những kỷ niệm sâu sắc đắm say. Càng không phải là sự yếu đuối, sự khéo léo sắc sảo hay vẻ thông minh dịu dàng, sự giàu có hay thương hại... Những thứ đó có thể níu kéo một thân xác, một trí óc... nhưng không thể níu kéo một trái tim.
Trái tim vốn là một tạo vật mong manh và thiếu kiên định. Vì vậy, hãy tin vào điều thiện, lòng tốt, vào nhân cách và năng lực... nhưng đừng tin vào sự bất biến của nhận thức và tình cảm nơi con người. Hãy tin là mình được yêu trong khoảnh khắc này, nhưng đừng chắc rằng mình sẽ được yêu mãi mãi. Nếu chịu chừa chỗ cho sự đổi thay, ta sẽ tránh được không ít tổn thương sâu sắc.
Tôi không cho niềm tin là món quà vô giá mà ta dành cho người khác. Bởi đôi khi, sự tin tưởng hoá ra là một việc rất... đơn phương và vô trách nhiệm. Nó có nghĩa bắt người kia vào rọ, không tính đến khả năng thay đổi của trái tim con người.
Tin tưởng là trút gánh nặng sang vai người khác, bất kể người ta có chịu nhận nó hay không. Việc nhận định hay quyết định vấn đề không còn dựa vào sự thận trọng, tỉnh táo, sáng suốt hay sự nhạy cảm, bao dung của ta mà hoàn toàn giao phó cho người khác. Và nếu khi họ thay đổi, ta thường nhân danh sự tin tưởng tuyệt đối mà mình đã tự nguyện gửi gắm để cho phép mình cái quyền được ghép tội họ.
Nhưng, bất cứ ai cũng có thể có lúc đổi thay.
Sự thay đổi của người khác, nhất là ở người ta vô cùng yêu quý, chắc chắn khiến ta tổn thương. Nhưng hãy nhớ rằng người quân tử khi đã hết tình cảm thì thường tỏ ra lạnh nhạt. Như ẩn sĩ Urabe Kenkô trong tập Đồ Nhiên Thảo đã viết: "Khi người sáng chiều hết sức thân quen, không có gì ngăn cách bỗng một hôm lại làm mặt lạ và có cử chỉ khác thường, chắc hẳn sẽ có kẻ bảo: 'Sao xưa thế kia mà bây giờ lại thế khác?'. Theo ta, thái độ lạnh lùng đó chứng tỏ người ấy hết sức đàng hoàng và thành thật."
Cuối cùng đó mới chính là cốt lõi của tình yêu, tình bạn và những mối quan hệ thân sơ khác. Sự thành thật, chứ không phải là lời hứa vĩnh viễn thủy chung. Bạn có thể yêu hay ghét. Thích hay không còn thích nữa. Chỉ cần thành thật, bạn sẽ luôn luôn thanh thản.
Tôi đọc lại lần nữa bài thơ ngắn ngủi trên tờ thư cũ, và cảm nhận một cách rõ rệt vẻ trách móc đắng cay dịu dàng rất đỗi con gái. Nhưng ít nhất cô gái trong bài thơ kia cũng biết rằng người yêu cô đã rất thành thật, khi không hứa một điều mà anh không tin chắc. Cô cũng biết trái tim con người là một tạo vật hoàn toàn tự do, và một khoảnh khắc đắm say hạnh phúc không hề là lời hứa hẹn vĩnh cửu.
Cô bạn yêu quý của tôi chắc cũng nhận ra điều đó, nên đã viết thêm một dòng chữ xinh xinh vào cuối trang thư, một dòng ngắn mà tôi không bao giờ quên được:
"Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi"
Nghĩa là một người nào đó rất rất hiểu mk
Ví dụ :
A : Mk muốn nhiều người tham gia cuộc thi
B : Bạn muốn chứng tỏ bản thân bạn học giỏi đúng ko
A : Đúng vậy . Bạn như ăn trong tim mk vậy đó
a) Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Bài thơ Sóng được sáng tác tại biển Diêm Điền, Thái Bình ngày 29- 12- 1967; In trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào" năm 1968.
- Bài thơ hội tụ những nét đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh trong tình yêu- một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
b) Giải thích ý kiến:
Ý kiến SGK Ngữ văn 12 nêu có ý nghĩa khái quát về thơ và con người nữ sĩ Xuân Quỳnh. Đấy là những vần thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: Tình yêu là cái đẹp, cái cao cả, tình yêu là sự hoàn thiện con người.
- Ý kiến còn có ý nghĩa khái quát, thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho tiếng nói tâm tư, tình cảm của giới mình.
c) Phân tích bài thơ để chứng minh ý kiến:
- Về nội dung: Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường:
+ Tâm hồn phụ nữ luôn có những rung động mãnh liệt, luôn rạo rực đầy khao khát, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu.
+ Tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu đắm say, trong sáng và chung thuỷ.
+ Hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời sẽ hoàn thiện mình.
+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung để dâng hiến trọn vẹn.
- Về nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan xen nhau, nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của sóng và phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình.
+ Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, diễn tả những trạng thái đối lập mà thống nhất của sóng và của tình cảm con người.
+ Hình tượng sóng trong bài thơ đã thể hiện sinh động và chính xác những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
d) Đánh giá chung- Ý kiến trên hoàn xác đáng
- Từ ý kiến trên và bài thơ giúp ta nhìn lại tâm hồn mình để sống đẹp trong tình yêu và trong cuộc đời.
~~~Learn Well maianh nguyễn~~~
1. Giới thiệu vài nét về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng. – Tác giả Xuân Quỳnh; Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh.- Bài thơ Sóng được sáng tác tại biển Diêm Điền, Thái Bình ngày 29- 12- 1967; In trong tập thơ ” Hoa dọc chiến hào” năm 1968.- Bài thơ hội tụ những nét đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh trong tình yêu- một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
2. Giải thích ý kiến:
– Ý kiến SGK Ngữ văn 12 nêu có ý nghĩa khái quát về thơ và con người nữ sĩ Xuân Quỳnh. Đấy là những vần thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: Tình yêu là cái đẹp, cái cao cả, tình yêu là sự hoàn thiện con người.
– Ý kiến còn có ý nghĩa khái quát, thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho tiếng nói tâm tư, tình cảm của giới mình.
3. Phân tích bài thơ để chứng minh ý kiến.– Về nội dung: Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu chân thành, nhiều lo âu và luôn da diêta trong khát vọng hạnh phúc đời thường:
+ Tâm hồn phụ nữ luôn có những rung động mãnh liệt, luôn rạo rực đầy khao khát, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu.
+ Tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu đắm say, trong sáng và chung thuỷ.
+ Hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời sẽ hoàn thiện mình.
+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung để dâng hiến trọn vẹn.
– Về nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan xen nhau, nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của sóng và phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình.
+ Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, diễn tả những trạng thái đối lập mà thống nhất của sóng và của tình cảm con người.
+ Hình tượng sóng trong bài thơ đã thể hiện sinh động và chính xác những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
4. Bình luận ý kiến
- Khẳng định ý kiến đúng
- Ý kiến đã góp phần làm sáng tỏ phong cách thơ Xuân Quỳnh, đặc biệt là làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sóng.
Con người ta có phải là rất giỏi trong việc tự làm khổ chính mình hay không nhỉ? Tại sao lại phải nhất định là người ấy? Tại sao biết ngõ cụt mà vẫn đi vào? Tại sao biết trái tim người ta vốn dĩ không có chỗ dành cho mình, lại cố chấp ôm thương nhớ?
Để đi qua những năm tháng tuổi trẻ, đến một lúc nào đó nhìn lại bỗng thấy quá đau lòng. Đau lòng vì từng ngây ngốc dốc cạn kiệt thanh xuân để mà nuôi hy vọng vào một hạt mầm không thể nảy nở sinh sôi. Nhưng người ta vẫn cam lòng, vẫn chấp nhận, ngộ thay chưa kìa…
Tôi từng nghe kể về một câu chuyện yêu đơn phương của một ông anh. Tình yêu thầm lặng của anh ấy dễ chừng cũng đến 7 năm. Đời người ta có được bao nhiêu lần cái 7 năm nhỉ? 7 năm chỉ để chờ đợi duy nhất một người, chỉ trông theo duy nhất một bóng hình, tim chỉ biết vui tươi khi nhắc nhớ tới cái tên của người đó thôi. Quả thật là một sự can đảm, một sự bền bỉ vô cùng.
Khi tôi hỏi anh ấy, tại sao lại phải cố chấp lưu giữ hình bóng của một người mà họ chẳng yêu mình. Thì anh ấy trả lời, rằng tình cảm không phải cứ muốn là sẽ được. Chúng ta không thể tự định đoạt được mình sẽ yêu ai, yêu người ta trong bao lâu và bao giờ thì dừng lại.
Tình cảm không phải là một cuộc hẹn để chúng ta có thể đặt lịch, hay đặt chuông báo thức. Tình cảm càng không phải là một con lợn đất tiết kiệm để khi có thì chúng ta "cống nạp" vào một ít, không có thì chỉ biết cười trừ.
Tình cảm là tự nhiên, xuất phát từ trái tim để đi đến trái tim. Tất nhiên, có những lúc chúng ta bắt nhầm "tín hiệu" từ trái tim vốn dĩ đã thuộc về người khác, nên lúc bấy giờ, trái tim chúng ta cứ cố chấp đi tìm, trong khi trái tim người ta đã mặc định luôn khép cửa.
Và chính những lúc ấy là những lúc khắc khoải chờ mong trong vô vọng, mà cũng chẳng biết làm gì khác để thay đổi. Bảo rằng tim thôi đừng yêu, thì cũng chỉ vô ích thôi. Bởi vì đến bao giờ còn chịu đựng được thương đau, lúc bấy giờ trái tim còn chưa chịu dừng bước. Sự cố chấp khi yêu một người giống như là một phần nằm trong "đặc điểm nhận dạng" của trái tim vậy đó. Nếu không là cố chấp, chưa chắc đã là tình yêu.
Nhưng đương nhiên, chúng ta chỉ có thể trao đi yêu thương một chiều, chứ không thể mong cầu người ta đáp lại. Và việc muốn níu giữ trái tim người ấy trong những ngày tháng này là điều khó khăn đến vô cùng. Bởi làm gì đã có, mà đòi giữ đây?
Thông thường, việc gì quá dễ dàng thường khiến người ta trở nên nhàm chán, dễ đạt được bao nhiêu thì càng không biết trân trọng bấy nhiêu. Và ngược lại, cái gì càng khó càng khổ, lại càng khiến người ta muốn dốc hết tâm sức mà chinh phục, để đạt được điều mình mong muốn. Chỉ cần nghĩ ra cái viễn cảnh tươi đẹp ấy thôi, người ta đã chất ngất trong sung sướng.
Và cũng có lẽ vì một sự mong chờ không ngừng nghỉ, nên người ta mới tiếp tục bước đi dù biết trước mình đã lạc đường. Có những người như vậy đấy, cũng có những câu chuyện tình sẽ dang dở như vậy đấy.
Đối với một trái tim không thuộc về mình, giữ làm sao được đây khi chưa bao giờ có? Đừng cố giữ làm gì!
- các bạn trai đang đá bóng , các bạn nữ đang nhảy dây
- đối với tôi, sống thì phải biết yêu thương
Ý 4: Hai khổ thơ có phương thức diễn đạt biểu cảm.
Ý 5: Đoạn thơ được viết bằng niềm xúc động chân thành thể hiện lòng biết ơn người mẹ đã nuôi giấu nhà thơ trong những ngày kháng chiến gian khổ. Từ cảm xúc cụ thể, đoạn thơ vươn lên tinh thần triết lí, đề cao đạo lí ân nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
Ý 6: Suy nghĩ về nỗi đau thương, mất mát của con người, nhà thơ dẫn dắt người đọc về lẽ sống, triết lí ở đời: "Sống trong cát... sáng ngời". Con người sinh ra từ cát bụi, khi trở về giã từ cuộc sống cũng hòa cùng cát bụi, trọn vẹn một vòng sinh tử, một kiếp nhân sinh. Dẫu cuộc đời những con người như mẹ Tơm chịu muôn vàn cơ cực, gian lao, thử thách nhưng vẻ đẹp của ý chí, tâm hồn họ luôn tỏa sáng. Câu thơ mang ấn tuợng đẹp đẽ, giàu ý nghĩa biểu tượng kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoán dụ qua từ "Trái tim" và biện pháp nghệ thuật so sánh "trái tim như ngọc sảng ngời". Ở đây, hình ảnh "trái tim" là để thay thế cho con người, đề cao sức sống tinh thần bất diệt, còn sự so sánh trái tim như viên ngọc quý đã ngợi ca sự thánh thiện, tỏa sáng bền lâu, vĩnh hằng. Nhà thơ đã khẳng định thật xúc động rằng: dù những người như mẹ Tơm có ra đi nhưng tâm hồn họ luôn bất tử, trở thành biểu tượng cho lý tưởng yêu nước và đức hy sinh cao cả của con người Việt Nam trong chiến tranh
Con người sinh ra từ cát bụi, khi trở về giã từ cuộc sống cũng hòa cùng cát bụi, trọn vẹn một vòng sinh tử, một kiếp nhân sinh. Dẫu cuộc đời những con người như mẹ Tơm chịu muôn vàn cơ cực, gian lao, thử thách nhưng vẻ đẹp của ý chí, tâm hồn họ luôn tỏa sáng. Câu thơ mang ấn tuợng đẹp đẽ, giàu ý nghĩa biểu tượng kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoán dụ qua từ “Trái tim” và biện pháp nghệ thuật so sánh “trái tim như ngọc sảng ngời”. Ở đây, hình ảnh “trái tim” là để thay thế cho con người, đề cao sức sống tinh thần bất diệt, còn sự so sánh trái tim như viên ngọc quý đã ngợi ca sự thánh thiện, tỏa sáng bền lâu, vĩnh hằng. Nhà thơ đã khẳng định thật xúc động rằng: dù những người như mẹ Tơm có ra đi nhưng tâm hồn họ luôn bất tử, trờ thành biểu tượng cho lý tưởng yêu nước và đức hy sinh cao cả của con người Việt Nam trong chiến tranh.