K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5 2017

Ca dao : Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non sông nước biếc như tranh họa đồ

Quê ta ngọt mía Nam Đàn,
Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài.

Hồng sơn cao ngất mấy trùng

Lam Giang mấy trượng thì lòng mấy nhiêu

Ai về Hà Tĩnh thì về

Mặc lục chợ Hạ, uống chè Hương Sơn.

21 tháng 5 2017

* Tục ngữ:

*Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
*Quê ta ngọt mía Nam đàn
Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam xã Đoài
*
Cá rô Bầu Nón kho với nước tương Nam đàn
Gạo tháng mười cơm mới, đánh tràn không biết no
*Chè ngon nước chát xin mời
Nước non, non nước nghĩa người khó quên
*
Mênh mông một nước một chèo
Non sông gánh nặng vẫn đeo bên mình
* Ca dao
Khoai lang chạc, nước chè trâm.
Cá bống kho tiêu, cá thiều kho mỡ
Cá đồng nấu khế, cá bể nấu dưa.
Chim ngói mùa thu, chim cu(bồ câu)mùa hè
Đỏ vàng son, ngon mật mỡ(bánh ngào)
*
Lên non truông ngái đường xa,
Anh chờ em với để mà đi chung.
Đường vô trong rú trong rừng,
Mình em đơn chiếc hãi hùng lắm thay!
*
Ai vô xứ Nghệ thì vô,
Chớ ngại truông Hồ với phá Tam-giang.
Phá Tam-giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ phải xóa sạch băng.
*
29 tháng 10 2017

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp"vừa trắng lại vừa tròn" nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận " bảy nổi ba chìm" và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mìn"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

29 tháng 10 2017

thanh sờ kiu bạn nhiều!!!!!!!!!!

9 tháng 5 2017

*Dàn bài :

I.Mở bài : Nêu vấn đề cần giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .

II . Thân bài

* Giải thích câu tục ngữ :

- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :

- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .

=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .

* So sánh với nội dung câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" .
III.Kết bài : Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện đại hiện nay .

9 tháng 5 2017

MB : giới thiệu câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

TB : giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ

nghĩa đen : dùng một hành động để nhấn mạnh câu

nghĩa bóng : khi hưởng thụ một thành quả nào đó thì hãy nhớ tới công lao của những người lm nên nó

liên kết vs câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

d/c: + những chú bộ đội đã bảo vệ chúng ta khỏi bọn giặc và đem lại nền độc lập tự do như hôm nay

bài học : chúng ta hãy ghi nhớ những công ơn của những người đã lm nên thành quả để chúng ta có ngày hôm nay

KB: câu tục ngữ là 1 chân lý đúng đắn, chúng ta hãy ghi nhớ và lm theo

30 tháng 3 2017

Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.

Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.

thuong-nguoi

Thương người như thể thương thân

Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể chân tay.

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng ho lai là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào Khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kệu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đó ý, quên lạnh, cứu sông bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau .

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.

Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao

Nhân tâm ai bán mà mua

Ai cho mà lấy, ai đưa mà mừng ?

Thế mà nhân tâm chỉ mua và mua bằng lời nói. Người khôn dùng lời nói dịu dàng mà mua nhân tâm. Người hiền dùng lời nói nhân hậu mà thu phục nhân tâm. Người tu dùng lời nói từ bi mà qui hợp nhân tâm. Lời nói quả thật có công dụng và hiệu lực thắng thế hơn tiền bạc

31 tháng 3 2017

a. Mở bài.

- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.

- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và lòng vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu: Thương người như thể thương thân.
b. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

- Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.

- Thương người: người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
-> Thương người như thể thương thân: ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.

- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở phải biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. Đó là 1 truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam ta.

* Chứng minh nội dung câu tục ngữ.

- Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn. Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy (dẫn chứng cụ thể qua ca dao, tục ngữ, truyện...).

VD: + Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống những chung một giàn

- Yêu thương, giúp đỡ người khác là một nét đẹp đã có từ lâu đời trong nếp sống và trở thành một đạo lí sống của người Việt Nam. (Dẫn chứng: ca dao, tục ngữ, truyện...)

VD: + Lá lành đùm lá rách

+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

+ Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

- Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.(Dẫn chứng thực tế)

VD: Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt

c. Kết bài

- Tình nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
-Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
- Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.

Dàn ý này đã nếu rất rõ bạn dựa vào đây nhé!

23 tháng 1 2017

Năm mới sắp đến rùi chúc các thầy cô và các bạn một năm mới vui vẻ và mạnh khoẻ nha!!! yeuyeuyeu

23 tháng 1 2017

4 days left

28 tháng 9 2017

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

29 tháng 9 2017

hình như nhầm đề rồi bạn ơi !hahahaha

24 tháng 2 2017

* Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa

* Các bc lm văn nghị luận

  • Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
  • Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
  • Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
24 tháng 2 2017

@IOI

- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó.Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bàivăn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

-
1. Phân loại.
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình. b.Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Loại đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.

2. Các bước làm bài nghị luận xã hội
2.1. Đối với loại đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
A. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)

C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người

2.2. Đối với loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
A. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.


B. Thân bài
- Ý 1: Nêu rõ hiện tượng.
- Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)
- Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân. - Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình, cần có biện pháp như thế nào).

C. Kết bài: - Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
- Bài học rút ra cho bản thân.

1 tháng 4 2017

Sách mới trang 102,103,104,105,106

23 tháng 4 2017

Nhân dân ta đã bao đời găn bó với nền nông nghiệp vì thế mà người nhà quê có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển các nghề như: làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi, thả cá... Những nghề ấy thực sự đã trở thành "kế sinh nhai" cho đồng bào ta ở nông thôn. Câu tục ngữ "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" là 1 bài học trong những phương cách làm ăn ấy.
Nội dung chủ đạo của câu tục ngữ nêu trên là nói về thứ tự vai trò các nghề nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ nông dân. "Nhất canh trì", trì là ao, canh trì nghĩa là đào ao thả cá. "Nhị canh viên" viên là vườn, canh viên là nghề làm vườn. Và cạm điền là 1 từ quen thuộc nghĩa là làm ruộng. Như vậy khi sắp xếp thứ tự vai trò các nghề thì nghề nuôi tôm cá mang lại nguồn lợi nhanh và nhiều nhất. Thứ đến là nghề làm vườn, nghề trồng cây ăn quả, trồng rau màu, trồng hoa cảnh cũng là 1 nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao. Sau cùng là nghề làm ruộng, nghề ổn định, lâu bền và có ý nghĩa lâu dài.
Câu tục ngữ trên khá đúng và cũng là 1 kinh nghiệm quý bởi đào ao thả cá và làm vườn xét cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan thì độ chắc chắn về lợi ích kinh tế đều lớn hơn làm ruộng. Tuy nhiên kinh nghiệm này k0 phải lúc nào cũng đúng vi hoàn cảnh địa lý ở các vùng k0 phải chỗ nào cũng giống nhau. Ví như sống ở núi cao thì chắc chắn k0 thể chọn "canh trì" là phương án sinh nhai số 1 được. Nói như vậy nghĩa là câu tục ngữ còn 1 bài học khác. Bài học lớn ấy là phải biết khai thác, biết tận dụng tốt các điều kiện tự nhiên để làm kinh tế, có như vậy hiệu quả lao động mới cao.
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật đã có nhiều đóng góp quan trọng và cuộc sống tì dường như câu nói của dân gian ta lại càng đúng đắn hơn. Nhìn vào nền kinh tế và bộ mặt của nông thôn trong những năm qua, chắc chắn chúng ta phải ghi nhận vai trò quan trọng của nghề làm vườn và nghề cá. Tất nhiên sản lượng lúa gạo vẫn tăng lên dần dần theo các năm cũng đã nói lên được rất nhiều điều. Sự phát triển mạnh mẽ của 3 nghề ấy quả thực đã khẳng định được những thế mạnh chủ đaọc trong việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn trên khắp các vùng miền của đất nước chúng ta, 1 đất nước gắn bó lâu đời với các nghề nông nghiệp.

23 tháng 4 2017

Cảm ơn bạn nhiều!hahayeuhahaThankssssssss