Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là -2 nên x=-2y
y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số là 7 nên y=7/z
=>x=-2*7/z=-14/z
=>x*z=-14
=>x tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ là -14
Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ 7 => y = 7x
x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 0,3 => x = 0,3z => 7x = 2,1z
=> y = 2,1z
Vậy y và z có tỉ lệ thuận với nhau. Hệ số tỉ lệ là 2,1
Có: y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a => \(y=\frac{a}{x}\) \(\left(a\ne0\right)\)
x tỉ lệ thuận vs z theo hệ số tỉ lệ k => \(x=k.z\) \(\left(k\ne0\right)\)
\(\Rightarrow y=\frac{a}{k.z}\Rightarrow y.z=\frac{a}{k}\)
Vậy y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số \(\frac{a}{k}\)
Ví dụ 1: 1 que kem – 5000 đồng
3 que kem – 15000 đồng
Phương pháp làm:
Rút về đơn vị.Sử dụng tỉ số.Ví dụ 2: Cách 1. Rút về đơn vị
Tóm tắt
5 giờ - 135 km
7 giờ - ? km
Bài giải
Số kilomet ô tô đi được trong 1 giờ là: 135 : 5 = 27 (km)
Số kilomet ô tô đi được trong 7 giờ là: 27 x 7 = 189 (km)
Đáp số 189 km.
Cách 2. Sử dụng tỉ số
Số giờ và số km là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên số km đi được trong 7 giờ là;
Đáp số: 189 km
Hai đại lượng tỉ lệ nghịch
A và B là hai đại lượng tỉ lệ nghịch khi A tăng bao nhiêu lần thì B giảm bấy nhiêu lần.
Cách 1. Rút về đơn vị
Tóm tắt
10 người – 7 ngày
? người – 5 ngày
Bài giải
1 người làm xong công việc trong: 7 x 10 = 70 (ngày)
Số người cần làm xong công việc trong 5 ngày là: 70 : 5 = 14 (người)
Đáp số 14 người
Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là 2
\(\Rightarrow y=2x\)(1)
Vì z tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là 3
\(\Rightarrow z=3y\)(2)
Thay (1) vào (2) ta được \(z=3y=3.2x=6x\)
Vậy z tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là 6
- Tỉ lệ nghịch là mối tương quan giữa hai đại lượng, mà nếu tăng đại lượng này bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm bấy nhiêu lần. Nói khác đi là: Nếu "a" là đại lượng thứ nhất, thì đại lượng tỉ lệ nghịch với "a" là "nghịch đảo - có hệ số - của a" (k/a), và "k" là một hằng số dương bất kì.
- Tỉ lệ thuận là mối tương quan giữa hai đại lượng x và y mà trong đó sự gia tăng về giá trị của đại lượng thứ nhất bao nhiêu lần luôn kéo theo sự gia tăng tương ứng về giá trị của đại lượng thứ hai bấy nhiêu lần, và ngược lại.
Tỉ lệ nghịch là mối tương quan giữa hai đại lượng, mà nếu tăng đại lượng này bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm bấy nhiêu lần.
Tỉ lệ thuận là mối tương quan giữa hai đại lượng x và y mà trong đó sự gia tăng về giá trị của đại lượng thứ nhất bao nhiêu lần luôn kéo theo sự gia tăng tương ứng về giá trị của đại lượng thứ hai bấy nhiêu lần, và ngược lại.