K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2017

Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

5 tháng 10 2017

Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những em chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những sự suy đồi của chuẩn mực đó.

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tinh thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: Tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thầy giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thể tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được với cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gửi gắm con em cho nhà trường và thầy cô...

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực đang tác động không tốt đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương nhận được chưa đảm bảo cho người thầy một mức sống trung bình. Thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm thêm để kiếm sống - vừa mất đi thời gian, sức lực lẽ ra phải dành cho việc giảng dạy, vừa làm suy giảm hình ảnh người thầy. Đây đó, cũng có những giáo viên không đứng vững trước “cơn bão thị trường” đã làm giảm sút sự trân trọng của xã hội đối với người thầy... Thầy Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh khi chúc mừng các học trò thi đỗ đạt đã có mấy lời “cảm tác” đáng để suy ngẫm: “Các em vào đại học, thầy vui... Ít em mong muốn vào sư phạm - Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?”.

Mặt khác, sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh còn mang tính thực dụng cũng làm giảm nhiệt tâm của không ít thầy, cô. Không hiếm học trò chăm chỉ đến thăm, tặng quà thầy, cô trong ngày lễ nhưng lại chểnh mảng, lười biếng trong giờ học. Có những học trò ra trường, khi thành đạt không hề nhớ đến người thầy đã tận tụy dạy dỗ mình. Có lẽ, họ không biết rằng, chỉ một lời thăm hỏi qua điện thoại cũng khiến thầy, cô hạnh phúc và yêu nghề hơn. Thậm chí, có cả những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh xúc phạm nặng nề đến thân thể và nhân phẩm của thầy, cô giáo... Đó là những biểu hiện hoàn toàn xa lạ đối với nếp sống, nếp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

5 tháng 10 2016

Một số biểu hiện thể hiện thiếu tôn sư trọng đạo của học sinh hiện nay

- Vô lễ với thầy cô. 

- Không biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Còn nói chuyện trong giờ học.

- Không học bài, làm bài tập, không vâng lời thầy cô. 

- Khi trước mặt thầy cô thì ngoan ngoãn, vâng dạ nghe theo nhưng khi không có thầy cô thì vô lễ, hỗn láo.

18 tháng 10 2016

nói dối thầy cô 

nó chuyện trong giờ học

không vâng lời thầy cô

30 tháng 11 2016

Em đã làm gì để thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo?

-Hỏi thăm sức khỏe thầy cô giáo kể cả khi không còn học với thầy cô

-Nhân ngày 20/11 em sẽ tặng cho thầy cô những lời chúc và những món quà có ý nghĩa

-Em đã làm tốt trách nhiệm của 1 ng học sinh, học 5 điều Bác Hồ dạy để tỏ lòng biết ơn và kính trọng

-Khi thầy cô gặp những khó khăn trong cuộc sống, em đã giúp đỡ 1 phần nào đó để thầy cô bớt đi 1 gánh nặng

30 tháng 11 2016

đó là điều mk nên làm!!vui

10 tháng 9 2017

-Biểu hiện:

+Thường xuyên vi phạm nội quy lớp học nhà trường

+Vô lễ

+Đi học trễ

+Nói chuyện cười to khi cô đg giảng bài

+Quay cóp.......

-Tác hại:

+Chứng tỏ ng đó vô phép tắc

+Không có tính kỉ luậth

+Không nhận đc sự tín nhiệm của m.n

8 tháng 10 2017

- Biểu hiện :

+ Thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường

+ Cãi lời thầy cô, cha mẹ

+ Hút thuốc, chửi bậy, đánh nhau

- Tác hại :

+ Góp phần tạo nên những thành phần tội phạm sau này của xã hội

+ Tạo ra một xã hội thiếu văn hóa

+ Xã hội chỉ toàn những người không có học thức, mặc dù điều kiện gia đình đầy đủ

20 tháng 12 2016

Có thể hiểu rằng, “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của người học trò đối với thầy; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lý. Tinh thần “Tôn sư trọng đạo” có từ rất lâu, đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, vua là trên hết, và người thầy xếp sau vua nhưng trước cha mẹ. Chúng ta thường nghe nói “Quân- Sư- Phụ” là thế. Những câu tục ngữ, ca dao truyền miệng từ xưa đến nay mà mọi người đều thấy quen thuộc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”,Trọng thầy mới được làm thầy” , “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, cũng thể hiện được truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

23 tháng 12 2016

-Dối với cá nhân;

Tôn trong và làm theo lời dạy bảo của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ , trở nên người có ích cho gia đình và xã hội.

-Đối với xã hội;

Tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo hoàn thành tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đao nên những lớp ngưới lao động trẻ tuổi , đóng gop cho sự tiến bộ của xã hội

-Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta cần giữ gìn và phát huy.

Kịch bản có khoảng 8 người.

Tên tự lấy nha.

Người 1,2,3,4: Học sinh.

Người 5,6: Giáo viên.

Người 7,8: cha mẹ.

Người 1,2,3,4: Tập trung tại nhà bạn 1 và nói xấu về giáo viên 5.

Người 7, người 8: Ngăn cản, giải thcih1, con phải hiểu rằng, ở nhà cha mẹ là cao, đến trường thầy cô là người quan tâm con nhất,...

Người 1,2,3,4: Hiểu ra, xin lỗi cha mẹ.

Ngày 20/11: Các học sinh đến thăm thầy cô.

 

7 tháng 10 2016

cx đc

có ý nào hay hơn ko

 

25 tháng 10 2017

Bạn ấn vào trang cá nhận của họ rồi ấn bỏ theo dõi

25 tháng 10 2017

Hình như giờ ko bỏ được đâu bn ạ!

Như mk nè,trước bỏ được giờ thì ko.

21 tháng 10 2017

bạn kham khảo câu chuyện chiếc đồng hồ SGK lớp 5 nha banhqua

5 tháng 12 2017

Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.

Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.

Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý . : Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.

Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.

Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.

Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọ

Mỏi tay rùi đó nhá !

oho

25 tháng 9 2017

Đây là những câu ca dao về thầy
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa

Cả làng có một thầy đồ
Dạy học thì ít, bắt cua thì nhiều
Thương thầy, trò cũng muốn theo
Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy

Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ, thì yêu lấy thầy!


Con ơi ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo

Con cậu cậu nuôi thầy cho
Cháu cậu, cậu bắt chăn bò chăn trâu
Có bản khác: Con cậu cho học nho
Con chim chích choè
Nó đậu cành chanh
Tôi ném hòn sành
Nó quay lông lốc
Tôi làm một chốc
Được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Cái thủ (đầu), cái tai
Tôi đem (Đem về) biếu chúa
Chúa hỏi thịt gì
Thịt Con chim chích chòe…
Xem bài Chọi chim Choị Chim

Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh

Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên

Con cóc là cậu ông Trời
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho
Con cóc là cậu thầy nho
Hễ ai nuôi nó (đánh chết) trời cho quan tiền
Xem: Con Cóc Là Cậu Ông Trời

*** kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông

25 tháng 9 2017

- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dót.

- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên !

- Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim

5 tháng 9 2017

Bài tập c: Theo em, cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng?

Hướng dẫn giải:

* Để rèn luyện tính tự trọng cho bản thân mình, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải:

  • Khi mình thiếu sót thì phải tự biết nhận khuyết điểm.
  • Phải luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình.
  • Phải tôn trọng lẽ phải và làm theo lẽ phải.
  • Tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng những người xung quanh.
  • Sống đúng với chuẩn mực và phải suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.
5 tháng 9 2017

d) em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng?

Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ. Khách ăn khá đông, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mạ con tôi phải ngồi ở chiếc bàn ngoài cùng, sát vỉa hè.

Lúc hai tô phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng mời:

– Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!

Mẹ tôi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả lại tiền thừa.

Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng cả hai tay:

– Cháu gửi lại cô ạ!

Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lòng tự trọng.