K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2018

Bạn tham khảo bài này:

Trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân phương Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của mùa xuân phương Nam. Trong khu vườn hay trước sân mỗi nhà, thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai. Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây dại mọc trong rừng. Cây cao trên hai mét, thân gỗ, chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán tròn xoè rộng.

Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng, sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng và mai chiếu thuỷ. Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại trà thành vườn ruộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng vài cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li.... Vào khoảng rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai. Sau đó giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ. Chỉ sau một tuần là từ các cành, nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài. Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt. Trước tết vài ngày, hoa mai lác đác nở. Sáng mùng một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi, trông đẹp vô cùng! Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhuỵ hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Đứng ngắm vườn mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của tạo hoá. Mai vàng rực rỡ góp sắc, góp hương với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm. Mai trắng còn có tên gọi là Bạch Mai. Lúc hoa mới nở có màu hồng phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhè nhàng, phảng phất. Mai trắng hơi hiếm bởi khó trồng và được coi là loài hoa quý. Mai chiếu thuỷ cây thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa li ti mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát, thường được trồng vào chậu hoặc trồng vào hòn non bộ làm cảnh trước sân nhà. Xuân về trên đất phương Nam với màu nắng vàng rực rỡ hoà quyện với không khí tưng bừng náo nức của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Nhà ai cũng muốn có một cây mai, hoặc một bình hoa mai tươi nở đúng sáng mồng một đầu năm để lấy may. Trong ba ngày tết, hoa mai chưa khoe sắc vàng rực rỡ thì gia chủ khó mà cảm thấy niềm vui trọn vẹn. Cây mai được xếp vào hàng "tứ quý" trong bộ tranh "tứ bình" đại diện cho bốn mùa trong năm: Mai, lan, cúc, trúc và hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai tượng trưng cho phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người.

Trong những năm gần đây, nhân dân miền bắc đón xuân bằng cả sắc hồng thắm của hoa đào và sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống của non nước Việt Nam yêu dấu.

17 tháng 12 2018

Không rảnh đâu bn

Tham Khảo

1. Mở bài: Giới thiệu hoa mai: Trong dịp tết nguyên đán, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân miền bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của miền nam.

2. Thân bài: Nguồn gốc cây hoa mai, các loại hoa mai:

  • Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), hoa mai có nhiều loại:
    • Mai vàng: Nụ mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
    • Mai tứ quý là loại mai nở hoa quanh năm, sau khi cánh hoa rụng hết, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
    • Mai trắng: Hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ
    • Mai chiếu thủy lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
    • Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. Hoa to, nhiều cánh, nhiều màu, trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.
  • Cách chăm sóc cây mai:
    • Cây mai được trông bằng hạt hay chiết cành (phổ biến là chiết, ghép) Trồng ngoài vườn hay trong chậu đều được. Cây ưa ánh nắng, đất luôn ẩm nhưng không úng nước
    • Khoảng 15 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người trồng lại phải tuốt lá cho mai, sau đó có chế độ chăm bón và tưới nước đúng phương pháp để hoa nở đúng vào ngày tết.
  • Hoa mai trong ngày tết nguyên đán:
    • Các nhà vườn đánh nguyên gốc mai đem về các chợ hoa xuân ở các thị xã, thành phố để bán, hoặc khách đến tận vườn để mua.
    • Hầu như mỗi nhà đều chưng hoa mai trong ba ngày tết, vừa trang trí cho đẹp nhà, vừa cầu mong may mắn.
    • Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới sẽ không trọn vẹn.

3. Kết bài: Hoa mai là hình ảnh của ngày tết nguyên đán, của mùa xuân phương nam. Hoa mai gắn bó với đời sống tinh thần của người dân miền nam từ lâu đời. Những năm gần đây, sắc vàng của hoa mai đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân phương bắc.

Tham khảo:

Bàn về nét văn hóa Việt Nam không thể quên ngày Tết. Tết được coi là ngày lễ quan trọng nhất trong một năm của người Việt. Ngày Tết là dịp để cả gia đình quần tụ, sum vầy, đón chào những thời khắc thiêng liêng của thời gian. Không khí ngày Tết không thể thiếu được mùi vị của bánh chưng và màu sắc của những cành mai đối với Nam Bộ và cành đào đối với miền Bắc.

Sở dĩ mai là biểu trưng ngày Tết của miền Nam là bởi khí hậu miền Bắc Việt Nam rất khác so với vùng này. Do chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên những ngày Tết ở miền Bắc thường lạnh, vì thế mà không có hoa mai. Cây hoa mai từ lâu đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của mỗi gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về. Hoa mai có rất nhiều loại. Có mai vàng, mai tứ quý, mai trắng, mai chiếu thủy, mai ghép... Mai vàng là loại phổ biến nhất, đẹp nhất. Đúng như tên gọi của nó, mai vàng có nụ nở thành từng chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng, màu vàng tươi, có mùi thơm kín đáo. Mai tứ quý thì lại khác. Mai tứ quý là loại mai nở quanh năm, sau khi cánh hoa tàn và rụng hết, còn lại hai đến ba hạt nhỏ dẹt đen bóng. Lá nhỏ lăn tăn là mai chiếu thủy. Loại này có mùi thơm ngát về đêm. Mai chiếu thủy rất được ưa chuộng trồng ở những nơi ẩm như hòn non bộ.

Cách chăm sóc hoa mai không quá phức tạp. Hoa mai ưa ánh nắng, độ ẩm vừa phải. Vì thế mà hoa mai thường được trồng ở những nơi đón nắng nhiều nhất. Cũng vì lí do này mà khí hậu miền Bắc không thích hợp cho mai phát triển. Mai có thể được trồng trong chậu hoặc tại vườn đều được. Điểm chú ý khi chăm sóc mai đó là mai không cần đất quá ẩm. Mặc dù yêu ánh nắng, nhưng mai không thích đất khô hoặc úng nước. Nên, người trồng thường xuyên phải để ý kiểm tra độ ẩm của đất để cung cấp nước cho phù hợp. Đặc biệt, để hoa nở đúng vào những ngày Tết hoặc thời điểm mà người trồng mong muốn, trước đó họ phải tuốt hết lá trên cây mai để nụ hoa đâm ra nhanh chóng nở khoe sắc. Thường là trước thời điểm nở khoảng 2 tuần. Sau khi tuốt lá, người trồng phải đặc biệt chú ý chăm sóc mai cẩn thận để mai có thể ra hoa đúng như kế hoạch. Cần chú ý cả lượng nước lẫn ánh nắng chiếu vào. Mai là loài cây sống mạnh, được coi là giống cây dễ trồng nhất. Cây mai không kén đất trồng, bất cứ loại đất nào mai cũng có thể sinh sôi nảy nở được, trừ đất nghèo không thể trồng được loài cây nào mà thôi. Mai sinh trưởng tốt nhất ở đất thịt nhẹ nhiều chất hữu cơ, không bị nhiễm mặn, chua, nhiễm phèn hoặc hóa chất độc hại. Chỉ duy nhất một điều cần chú ý đó là mai rất sợ úng nước. Mai bị ngập nước quá lâu sẽ héo dần rồi chết. Thân cây mai sần sùi khá giống các loại cây cổ thụ. Không giống cây đào thân mảnh và mỏng, thân cây mai chắc chắn và dày hơn. Lá mai tròn nhỏ, không dài như lá cây đào. Mai sống tốt và thích hợp nhất ở khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ khoảng 27 đến 32 độ C. Xuất xứ từ loài cây hoang dại, mai có khả năng thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới đặc biệt là khí hậu có hai mùa mưa – nắng rõ rệt như ở miền Nam. Cây mai có tuổi thọ cao, được chăm sóc tốt sẽ sinh trưởng nhanh và ra hoa sớm. Cây mai rụng lá mỗi năm một lần, nở hoa vào mùa xuân khoảng tháng 2 dương lịch. Riêng hoa mai tứ quý thì nở quanh năm.

Hoa mai đứng đầu trong bộ tứ bình, là sức sống, là cái hồn của mùa xuân Việt Nam. Đến cận kề ngày xuân, ra phố nhìn thấy cánh mai vàng, sắc vàng của hoa mai là không khí Tết đã rộn ràng lan tỏa đến mọi nhà. Từng chùm, từng chùm mai mọc quấn quýt lấy nhau tạo một tổng thể trang nhã, rực rỡ. Màu vàng hoàng tộc của hoa mai đã khiến cho nó mang một vẻ đẹp quyền quý cao sang. Hoa mai có hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng, kín đáo, xoa dịu lòng người. Vì thế mà không chỉ có tác dụng trạng trí trong nhà đặc biệt là các dịp lễ tết, hoa mai còn là một món quà vô cùng ý nghĩa tặng người thân, bạn bè nhân dịp đầu năm mới. Ngày xuân xum họp, mọi người quây quần bên nhau, con cháu xa quê về thăm ông bà cha mẹ không quên mang một cành mai về làm quà cho gia đình.

Những lời chúc tốt đẹp cho năm mới sẽ ý nghĩa hơn, trọn vẹn hơn khi có bóng dáng hoa mai làm điểm nhấn. Hoa mai không chỉ có giá trị thẩm mĩ cao mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc của người Việt. Nguyễn Du đã lấy hình ảnh cây mai làm thước đo của sắc đẹp khi miêu tả vẻ đẹp cả hai chi em Thúy Vân Thúy Kiều: "Mai cốt cách tuyết tinh thần". Mang vẻ đẹp thanh khiết và tao nhã, mai đã trở thành biểu tượng đẹp trong mắt con người. Sắc mai vàng rực rỡ đón nắng luôn là hình ảnh khó phai trong lòng mỗi người dân đất Việt.

Hoa mai là biểu tượng của ngày Tết, là thước đo sắc đẹp, là niềm tự hào của người dân Việt đặc biệt là người dân xứ Sài Gòn. Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của mai cũng như quên được màu sắc hoàng gia của nó. Ngày nay, người miền Bắc cũng rất thích để cây mai trong nhà vào dịp Tết, mặc dù không hợp khí hậu nhưng ai cũng muốn trong nhà mình có hình ảnh của cây mai, cành mai, hoa mai. Bởi vậy mới nói, hoa mai là niềm tự hào của người dân Việt.

8 tháng 5 2020

trả lời:
 

Cứ mỗi độ xuân về, khắp đất trời phương Nam trở nên thật rực rỡ với muôn ngàn sắc hoa. Thế nhưng, loài hoa đặc trưng cho mùa xuân miền Nam chỉ có một. Đó chính là hoa mai.

Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam.

Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc.

Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ.

Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được.

Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn.

Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

hok tốt !

^_^

8 tháng 5 2020

Cứ mỗi độ xuân về, khắp đất trời phương Nam trở nên thật rực rỡ với muôn ngàn sắc hoa. Thế nhưng, loài hoa đặc trưng cho mùa xuân miền Nam chỉ có một. Đó chính là hoa mai.

Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam.

Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc.

Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ.

Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được.

Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn.

Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

8 tháng 5 2020

trả lời:
 

Trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân phương Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của mùa xuân phương Nam. Trong khu vườn hay trước sân mỗi nhà, thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai. Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây dại mọc trong rừng. Cây cao trên hai mét, thân gỗ, chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán tròn xoè rộng.

Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng, sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng và mai chiếu thuỷ. Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại trà thành vườn ruộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng vài cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li.... Vào khoảng rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai. Sau đó giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ. Chỉ sau một tuần là từ các cành, nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài. Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt. Trước tết vài ngày, hoa mai lác đác nở. Sáng mùng một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi, trông đẹp vô cùng! Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhụy hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Đứng ngắm vườn mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của tạo hoá. Mai vàng rực rỡ góp sắc, góp hương với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm. Mai trắng còn có tên gọi là Bạch Mai. Lúc hoa mới nở có màu hồng phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhè nhàng, phảng phất. Mai trắng hơi hiếm bởi khó trồng và được coi là loài hoa quý. Mai chiếu thuỷ cây thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa li ti mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát, thường được trồng vào chậu hoặc trồng vào hòn non bộ làm cảnh trước sân nhà. Xuân về trên đất phương Nam với màu nắng vàng rực rỡ hoà quyện với không khí tưng bừng náo nức của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Nhà ai cũng muốn có một cây mai, hoặc một bình hoa mai tươi nở đúng sáng mồng một đầu năm để lấy may. Trong ba ngày tết, hoa mai chưa khoe sắc vàng rực rỡ thì gia chủ khó mà cảm thấy niềm vui trọn vẹn. Cây mai được xếp vào hàng "tứ quý" trong bộ tranh "tứ bình" đại diện cho bốn mùa trong năm: Mai, lan, cúc, trúc và hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai tượng trưng cho phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người.

Trong những năm gần đây, nhân dân miền bắc đón xuân bằng cả sắc hồng thắm của hoa đào và sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống của non nước Việt Nam yêu dấu.

hok tốt !

25 tháng 12 2016

Mở bài: Giới thiệu tổng quát về cây Mai. Thân bài Nguồn gốc và các loại hoa mai: - Mai chủ yếu tập trung ở miền Nam, từ miền trung đi vào. - Mai có rất nhiều loại: + Mai vàng: nụ mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành. cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo. +Mai tứ quý là loại mai nở hoa quanh năm. sau khi cánh hoa rụng hết, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng. +Mai trắng: hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ +Mai chiếu thủy lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm. thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ. +Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. hoa to,nhiều cánh, nhiều màu. trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc. Cách chăm sóc cây Mai ra hoa: - Cây mai được trông bắng hạt hay chiết cành (phổ biến là chiết, ghép). trồng ngoài vườn hay trong chậu đều được. cây ưa ánh nắng, đất luôn ẩm nhưng không úng nước - Khoảng 15 tháng chạp( tháng 12 âm lịch), người trồng lại phải tuốt lá cho mai, sau đó có chế độ chăm bón và tưới nước đúng phương pháp để hoa nở đúng vào ngày tết. Hoa Mai trong ngày Tết: - Các nhà vườn bứng nguyên gốc mai đem về các chợ hoa xuân ở các thị xã, tp để bán, hoặc khách đến tận vườn để mua. - Hầu như mỗi nhà đều chưng hoa mai trong ba ngày tết, vừa trang trí cho đẹp nhà, vừa cầu mong may mắn. - Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới dẽ không trọn vẹn,. Kết bài: hoa mai là hình ảnh của ngày tết nguyên đán, của mùa xuân phương nam. hoa mai gắn bó với đời sống tinh thần của người dân miền nam từ lâu đời. những năm gần đây, sắc vàng của hoa mai đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân phương bắc.

25 tháng 12 2016

Dù là biểu tượng cho mùa xuân của phương nam nhưng hoa mai không mang dáng vẻ uy nghi, bề thế như một số loài cây quý khác. Mai mộc mạc, nhẹ nhàng, có chút đổi phóng khoáng như chính con người miền nam vậy. Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam. Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc. Nhưng thật ra trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào của Trung quốc có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ thụ. Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa phần là mai rừng tự nhiên. Sau này người ta sử dụng một số loại mai ghép lại với nhau và cho ra đời một loại mai nhân tạo đó chính là mai giảo nhiều cánh, số lượng cánh có thể lên đến hàng chục cho đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau thành một đóa hoa dày và lớn. Nhưng thật ra hoa mai vàng trong tự nhiên cũng có loài đạt đến số lượng cánh rất cao (từ 12 cho đến 18 cánh). Mai tự nhiên có mùi hương tự nhiên rất thơm và thường nực nồng vào buổi sáng và dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày. Có lẽ vì buổi sáng sớm, nhiệt độ còn thấp, sương chưa tan nên hương thơm còn giữ lại trong không khí, đến khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng dần, sương tan hết cũng là lúc hương hoa cũng tản ra trong không khí nên chúng ta nghĩ là hoa mất mùi sau khi mặt trời lên cao. Hoa mai tại Việt Nam được phân thành 13 loại như sau: 1 - Mai năm cánh: Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Khánh Hòa) và trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây là loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa và nở hoa không nhiều và rậm như một số loài mai khác mà nở thưa thớt. Nhưng nếu lạc vào rừng mai này vào mùa xuân thì chúng ta sẽ thấy sắc hoa vàng rực rỡ cả một khu rừng, cả một triền núi và xác hoa rơi có khi vàng cả một dòng suối. Hương thơm ngập tràn và lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Ở một số ngọn núi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như tại vùng Thất sơn (bảy núi) cũng có loại mai này nhưng ít hơn và rải rác không tập trung. 2 - Mai núi: Cũng là một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất cộng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia. 3 - Mai chủy: Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt). 4 - Mai động, mai Sẻ: Là một loại mai chuyên mọc ở những vùng cát trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng và tròn và trổ bông thưa thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thì đúng là loại mai động. Mai động và mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng Bình, Quàng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung và có khi thấy chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa v..v.. 5 - Mai chùm gửi, mai Tỳ bà, mai Vương: Là một loại mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn, chúng sống bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào. Không giống các loại chùm gửi khác chỉ bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào lòng đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những khối u kì dị. Chồi và tược cũng như hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi nó là mai tỳ bà hay mai vương. 6 - Mai hương, mai thơm hay mai ngự: Là một loại mai vàng có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó rất đặc biệt và có lẽ là nồng nàn hơn tất cả các loài mai nên nó được gọi là mai hương cho đúng với tính chất đặc biệt của loài mai vàng năm cánh này. Ở Bến Tre cũng có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một cái tên rất miệt vườn là "Mai thơm" vì nó rất thơm, thơm hơn những loại mai thông thường mà người dân Nam bộ thường gặp. Ở Huế, loại mai này còn được gọi là "Mai ngự" vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc mến chuộng dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là "Mai ngự". 7 - Mai châu (Mai trâu): Là một loại mai trổ hoa rất lớn, hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam bộ thường đọc trại ra thành "mai châu". 8 - Mai liễu: Là một loại mai có cành rất mềm và rũ xuống như cây liễu, hoa trổ rất ít. Lá mai nhọn và nhỏ, thon dài như lá liểu nên được gọi là mai liễu. 9 - Mai nhọn: Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự. 10 - Mai Cà Ná: Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Loài mai này có thân nhỏ, èo uột, cành rất giòn, dễ gẫy, lá hình bầu dục, trơn láng và có răng cưa quang rìa lá. Người dân ở đây gọi nó là mai rừng Cà Ná. 11 - Mai Vĩnh Hảo: Vào địa phận của tỉnh Bình Thuận, thuộc huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo, nơi có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng nhất Việt Nam là "Nước khoáng Vĩnh Hảo" thì có một loại mai vàng nữa cũng là loài đặc trưng của vùng này, không khác gì mấy so với mai Cà Ná nhưng nó lại được người dân ở đây đặt cho cái tên theo địa danh nơi nó đang sống là "Mai Vĩnh Hảo". Mai Vĩnh Hảo có thân cứng, lá nhỏ, hoa to và phẳng, đặc biệt rất lâu tàn. 12 - Mai tứ quý: Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏ với nhụy hoa và ba hạt màu đen như hạt đậu. Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai. Do tính chất nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là nhị độ mai. Mai này trổ bông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen. Có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và chắc chắn. 13 - Mai giảo: Là loại mai có rất nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai. Mai giảo lấy gốc mai vàng làm chủ đạo sau đó ghép nhánh của các loại mai khác vào để cho ra đời một loại mai có rất nhiều cánh, rất nhiều màu sắc trên cùng một cây mai. Loại này là loại mai nhân tạo mà chúng ta thấy rất nhiều hiện nay trên thị trường mai tết. Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ. Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được. Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

7 tháng 12 2016

Dù là biểu tượng cho mùa xuân của phương nam nhưng hoa mai không mang dáng vẻ uy nghi, bề thế như một số loài cây quý khác. Mai mộc mạc, nhẹ nhàng, có chút đổi phóng khoáng như chính con người miền Nam vậy. Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam. Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc. Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ. Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được. Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

 

19 tháng 1 2018

1. Mở bài: Giới thiệu hoa mai: Trong dịp tết nguyên đán, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân miền bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của miền nam.
2. Thân bài: Nguồn gốc cây hoa mai, các loại hoa mai:
Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), hoa mai có nhiều loại:
Mai vàng: Nụ mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
Mai tứ quý là loại mai nở hoa quanh năm, sau khi cánh hoa rụng hết, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
Mai trắng: Hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ
Mai chiếu thủy lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. Hoa to, nhiều cánh, nhiều màu, trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.
Cách chăm sóc cây mai:
Cây mai được trông bằng hạt hay chiết cành (phổ biến là chiết, ghép) Trồng ngoài vườn hay trong chậu đều được. Cây ưa ánh nắng, đất luôn ẩm nhưng không úng nước
Khoảng 15 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người trồng lại phải tuốt lá cho mai, sau đó có chế độ chăm bón và tưới nước đúng phương pháp để hoa nở đúng vào ngày tết.
Hoa mai trong ngày tết nguyên đán:
Các nhà vườn đánh nguyên gốc mai đem về các chợ hoa xuân ở các thị xã, thành phố để bán, hoặc khách đến tận vườn để mua.
Hầu như mỗi nhà đều chưng hoa mai trong ba ngày tết, vừa trang trí cho đẹp nhà, vừa cầu mong may mắn.
Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới sẽ không trọn vẹn.
3. Kết bài: Hoa mai là hình ảnh của ngày tết nguyên đán, của mùa xuân phương nam. Hoa mai gắn bó với đời sống tinh thần của người dân miền nam từ lâu đời. Những năm gần đây, sắc vàng của hoa mai đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân phương bắc.

1 tháng 2 2018

Bàn về nét văn hóa Việt Nam không thể quên ngày Tết. Tết được coi là ngày lễ quan trọng nhất trong một năm của người Việt. Ngày Tết là dịp để cả gia đình quần tụ, sum vầy, đón chào những thời khắc thiêng liêng của thời gian. Không khí ngày Tết không thể thiếu được mùi vị của bánh chưng và màu sắc của những cành mai đối với Nam Bộ và cành đào đối với miền Bắc.

Sở dĩ mai là biểu trưng ngày Tết của miền Nam là bởi khí hậu miền Bắc Việt Nam rất khác so với vùng này. Do chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên những ngày Tết ở miền Bắc thường lạnh, vì thế mà không có hoa mai. Cây hoa mai từ lâu đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của mỗi gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về. Hoa mai có rất nhiều loại. Có mai vàng, mai tứ quý, mai trắng, mai chiếu thủy, mai ghép… Mai vàng là loại phổ biến nhất, đẹp nhất. Đúng như tên gọi của nó, mai vàng có nụ nở thành từng chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng, màu vàng tươi, có mùi thơm kín đáo. Mai tứ quý thì lại khác. Mai tứ quý là loại mai nở quanh năm, sau khi cánh hoa tàn và rụng hết, còn lại hai đến ba hạt nhỏ dẹt đen bóng. Lá nhỏ lăn tăn là mai chiếu thủy. Loại này có mùi thơm ngát về đêm. Mai chiếu thủy rất được ưa chuộng trồng ở những nơi ẩm như hòn non bộ.

Cách chăm sóc hoa mai không quá phức tạp. Hoa mai ưa ánh nắng, độ ẩm vừa phải. Vì thế mà hoa mai thường được trồng ở những nơi đón nắng nhiều nhất. Cũng vì lí do này mà khí hậu miền Bắc không thích hợp cho mai phát triển. Mai có thể được trồng trong chậu hoặc tại vườn đều được. Điểm chú ý khi chăm sóc mai đó là mai không cần đất quá ẩm. Mặc dù yêu ánh nắng, nhưng mai không thích đất khô hoặc úng nước. Nên, người trồng thường xuyên phải để ý kiểm tra độ ẩm của đất để cung cấp nước cho phù hợp. Đặc biệt, để hoa nở đúng vào những ngày Tết hoặc thời điểm mà người trồng mong muốn, trước đó họ phải tuốt hết lá trên cây mai để nụ hoa đâm ra nhanh chóng nở khoe sắc. Thường là trước thời điểm nở khoảng 2 tuần. Sau khi tuốt lá, người trồng phải đặc biệt chú ý chăm sóc mai cẩn thận để mai có thể ra hoa đúng như kế hoạch. Cần chú ý cả lượng nước lẫn ánh nắng chiếu vào. Mai là loài cây sống mạnh, được coi là giống cây dễ trồng nhất. Cây mai không kén đất trồng, bất cứ loại đất nào mai cũng có thể sinh sôi nảy nở được, trừ đất nghèo không thể trồng được loài cây nào mà thôi. Mai sinh trưởng tốt nhất ở đất thịt nhẹ nhiều chất hữu cơ, không bị nhiễm mặn, chua, nhiễm phèn hoặc hóa chất độc hại. Chỉ duy nhất một điều cần chú ý đó là mai rất sợ úng nước. Mai bị ngập nước quá lâu sẽ héo dần rồi chết. Thân cây mai sần sùi khá giống các loại cây cổ thụ. Không giống cây đào thân mảnh và mỏng, thân cây mai chắc chắn và dày hơn. Lá mai tròn nhỏ, không dài như lá cây đào. Mai sống tốt và thích hợp nhất ở khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ khoảng 27 đến 32 độ C. Xuất xứ từ loài cây hoang dại, mai có khả năng thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới đặc biệt là khí hậu có hai mùa mưa – nắng rõ rệt như ở miền Nam. Cây mai có tuổi thọ cao, được chăm sóc tốt sẽ sinh trưởng nhanh và ra hoa sớm. Cây mai rụng lá mỗi năm một lần, nở hoa vào mùa xuân khoảng tháng 2 dương lịch. Riêng hoa mai tứ quý thì nở quanh năm.

Hoa mai đứng đầu trong bộ tứ bình, là sức sống, là cái hồn của mùa xuân Việt Nam. Đến cận kề ngày xuân, ra phố nhìn thấy cánh mai vàng, sắc vàng của hoa mai là không khí Tết đã rộn ràng lan tỏa đến mọi nhà. Từng chùm, từng chùm mai mọc quấn quýt lấy nhau tạo một tổng thể trang nhã, rực rỡ. Màu vàng hoàng tộc của hoa mai đã khiến cho nó mag một vẻ đẹp quyền quý cao sang. Hoa mai có hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng, kín đáo, xoa dịu lòng người. Vì thế mà không chỉ có tác dụng trạng trí trong nhà đặc biệt là các dịp lễ tết, hoa mai còn là một món quà vô cùng ý nghĩa tặng người thân, bạn bè nhân dịp đầu năm mới. Ngày xuân sum họp, mọi người quây quần bên nhau, con cháu xa quê về thăm ông bà cha mẹ không quên mang một cành mai về làm quà cho gia đình. Những lời chúc tốt đẹp cho năm mới sẽ ý nghĩa hơn, trọn vẹn hơn khi có bóng dáng hoa mai làm điểm nhấn. Hoa mai không chỉ có giá trị thẩm mĩ cao mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc của người Việt. Nguyễn Du đã lấy hình ảnh cây mai làm thước đo của sắc đẹp khi miêu tả vẻ đẹp cả hai chi em Thúy Vân Thúy Kiều: "Mai cốt cách tuyết tinh thần". Mang vẻ đẹp thanh khiết và tao nhã, mai đã trở thành biểu tượng đẹp trong mắt con người. Sắc mai vàng rực rỡ đón nắng luôn là hình ảnh khó phai trong lòng mỗi người dân đất Việt.

Hoa mai là biểu tượng của ngày Tết, là thước đo sắc đẹp, là niềm tự hào của người dân Việt đặc biệt là người dân xứ Sài Gòn. Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của mai cũng như quên được màu sắc hoàng gia của nó. Ngày nay, người miền Bắc cũng rất thích để cây mai trong nhà vào dịp Tết, mặc dù không hợp khí hậu nhưng ai cũng muốn trong nhà mình có hình ảnh của cây mai, cành mai, hoa mai. Bởi vậy mới nói, hoa mai là niềm tự hào của người dân Việt.


1 tháng 2 2018

bạn có chép mạng khog

25 tháng 11 2016

Dù là biểu tượng cho mùa xuân của phương nam nhưng hoa mai không mang dáng vẻ uy nghi, bề thế như một số loài cây quý khác. Mai mộc mạc, nhẹ nhàng, có chút đổi phóng khoáng như chính con người miền nam vậy. Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam. Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc. Nhưng thật ra trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào của Trung quốc có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ thụ. Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa phần là mai rừng tự nhiên. Sau này người ta sử dụng một số loại mai ghép lại với nhau và cho ra đời một loại mai nhân tạo đó chính là mai giảo nhiều cánh, số lượng cánh có thể lên đến hàng chục cho đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau thành một đóa hoa dày và lớn. Nhưng thật ra hoa mai vàng trong tự nhiên cũng có loài đạt đến số lượng cánh rất cao (từ 12 cho đến 18 cánh). Mai tự nhiên có mùi hương tự nhiên rất thơm và thường nực nồng vào buổi sáng và dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày. Có lẽ vì buổi sáng sớm, nhiệt độ còn thấp, sương chưa tan nên hương thơm còn giữ lại trong không khí, đến khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng dần, sương tan hết cũng là lúc hương hoa cũng tản ra trong không khí nên chúng ta nghĩ là hoa mất mùi sau khi mặt trời lên cao. Hoa mai tại Việt Nam được phân thành 13 loại như sau: 1 - Mai năm cánh: Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Khánh Hòa) và trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây là loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa và nở hoa không nhiều và rậm như một số loài mai khác mà nở thưa thớt. Nhưng nếu lạc vào rừng mai này vào mùa xuân thì chúng ta sẽ thấy sắc hoa vàng rực rỡ cả một khu rừng, cả một triền núi và xác hoa rơi có khi vàng cả một dòng suối. Hương thơm ngập tràn và lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Ở một số ngọn núi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như tại vùng Thất sơn (bảy núi) cũng có loại mai này nhưng ít hơn và rải rác không tập trung. 2 - Mai núi: Cũng là một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất cộng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia. 3 - Mai chủy: Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt). 4 - Mai động, mai Sẻ: Là một loại mai chuyên mọc ở những vùng cát trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng và tròn và trổ bông thưa thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thì đúng là loại mai động. Mai động và mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng Bình, Quàng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung và có khi thấy chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa v..v.. 5 - Mai chùm gửi, mai Tỳ bà, mai Vương: Là một loại mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn, chúng sống bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào. Không giống các loại chùm gửi khác chỉ bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào lòng đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những khối u kì dị. Chồi và tược cũng như hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi nó là mai tỳ bà hay mai vương. 6 - Mai hương, mai thơm hay mai ngự: Là một loại mai vàng có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó rất đặc biệt và có lẽ là nồng nàn hơn tất cả các loài mai nên nó được gọi là mai hương cho đúng với tính chất đặc biệt của loài mai vàng năm cánh này. Ở Bến Tre cũng có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một cái tên rất miệt vườn là "Mai thơm" vì nó rất thơm, thơm hơn những loại mai thông thường mà người dân Nam bộ thường gặp. Ở Huế, loại mai này còn được gọi là "Mai ngự" vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc mến chuộng dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là "Mai ngự". 7 - Mai châu (Mai trâu): Là một loại mai trổ hoa rất lớn, hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam bộ thường đọc trại ra thành "mai châu". 8 - Mai liễu: Là một loại mai có cành rất mềm và rũ xuống như cây liễu, hoa trổ rất ít. Lá mai nhọn và nhỏ, thon dài như lá liểu nên được gọi là mai liễu. 9 - Mai nhọn: Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự. 10 - Mai Cà Ná: Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Loài mai này có thân nhỏ, èo uột, cành rất giòn, dễ gẫy, lá hình bầu dục, trơn láng và có răng cưa quang rìa lá. Người dân ở đây gọi nó là mai rừng Cà Ná. 11 - Mai Vĩnh Hảo: Vào địa phận của tỉnh Bình Thuận, thuộc huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo, nơi có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng nhất Việt Nam là "Nước khoáng Vĩnh Hảo" thì có một loại mai vàng nữa cũng là loài đặc trưng của vùng này, không khác gì mấy so với mai Cà Ná nhưng nó lại được người dân ở đây đặt cho cái tên theo địa danh nơi nó đang sống là "Mai Vĩnh Hảo". Mai Vĩnh Hảo có thân cứng, lá nhỏ, hoa to và phẳng, đặc biệt rất lâu tàn. 12 - Mai tứ quý: Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏ với nhụy hoa và ba hạt màu đen như hạt đậu. Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai. Do tính chất nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là nhị độ mai. Mai này trổ bông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen. Có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và chắc chắn. 13 - Mai giảo: Là loại mai có rất nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai. Mai giảo lấy gốc mai vàng làm chủ đạo sau đó ghép nhánh của các loại mai khác vào để cho ra đời một loại mai có rất nhiều cánh, rất nhiều màu sắc trên cùng một cây mai. Loại này là loại mai nhân tạo mà chúng ta thấy rất nhiều hiện nay trên thị trường mai tết. Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ. Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được. Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

 

27 tháng 11 2016
Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh hơn, thích hợp cho hoa Đào khoe sắc.
Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.
Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:
Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẽ ở bên Tàu)
Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ
Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.
Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.
Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.
Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loạị Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.Khi chọn mua một cành mai về trưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây:
- Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…
Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp.
Nhìn chung có các điểm cần chú ý khí lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non vừa nhú.
Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).
Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.
Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai này cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết.Các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai này giá đáng bạc vạn.
Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.
Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại lục tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chính thực là cây gì? Đó là cây Mù U. “Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng”. Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng.
Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bánh dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành
còn cái này nữa bạn nè
Trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân phương Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của mùa xuân phương Nam . Trong khu vườn hay trước sân mỗi nhà,thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai. Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây dại mọc trong rừng. Cây cao trên hai mét, thân gỗ,chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán tròn xoè rộng.
Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng, sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng và mai chiếu thuỷ. Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại trà thành vườn ruộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng dăm cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li.... Vào khoảng rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai. Sau đó giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ. Chỉ sau một tuần là từ các cành, nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài. Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt. Trước tết vài ngày, hoa mai lác đác nở. Sáng Mùng Một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi, trông đẹp vô cùng! Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhuỵ hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Đứng ngắm vườn mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của Tạo hoá : đã có mai vàng rực rỡ góp sắc, góp hương với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm. Mai trắng còn có tên gọi là Bạch Mai. Lúc hoa mới nở có màu hồng phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhè nhàng, phảng phất. Mai trắng hơi hiếm bởi khó trồng và được coi là loài hoa quý. Mai chiếu thuỷ cây thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa li ti mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát ,thường được trồng vào chậu hoặc trồng vào hòn non bộ làm cảnh trước sân nhà. Xuân về trên đất phương Nam với màu nắng vàng rực rỡ hoà quyện với không khí tưng bừng náo nức của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Nhà ai cũng muốn có một cây mai, hoặc một bình hoa mai tươi nở đúng sáng Mồng Một đầu năm để lấy may. Trong ba ngày tết, hoa mai chưa khoe sắc vàng rực rỡ thì gia chủ khó mà cảm thấy niềm vui trọn vẹn. Cây mai được xếp vào hàng "tứ quý" trong bộ tranh "tứ bình" đại diện cho bốn mùa trong năm: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai tượng trưng cho phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người. Trong những năm gần đây, nhân dân miền bắc đón xuân bằng cả sắc hồng thắm của hoa đào và sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống của non nước Việt Nam yêu dấu.
Để kết luận cho bài giới thiệu và thuyết minh về hoa mai, thật thiếu sót nếu không nhắc đến một bài thơ nổi tiếng về hoa mai của một nhà sư Việt Nam thời xưa, Mãn giác thiền sư (1052-1096) – trong bài thơ “Cáo tật thị chúng” (Có bệnh bảo mọi người):
 
Âm Hán Việt:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch thơ:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.
 
Cuộc đời là một dòng sinh diệt, vô thường, biến chuyển theo thời gian và không gian. Xuân đến rồi Xuân đi, hoa cười rồi hoa rụng…là lẽ đương nhiên của vũ trụ, hễ có sinh thì có diệt. Nhưng trong sự sinh diệt của vũ trụ vẫn còn có một cái không sinh diệt đó là Phật tánh
tiếp
Từ xưa, thú chơi hoa, thưởng thức hoa đã là một phong tục tao nhã là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa, vậy nên mới có: Nguyễn Trãi “Hái cúc, hương lan, hương bén áo/Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn” hay Cao Bá Quát “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”.
 
Trong thiên nhiên, hoa nào cũng đẹp, nhưng mỗi loài hoa có một sắc thái riêng, dáng vẻ riêng, gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau, trong đó Hoa Mai vàng là loài hoa thân thiết nhất với người dân Nam Bộ.
 
Hoa Mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Người Việt xưa cho rằng Tùng, Cúc, Trúc, Mai có những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người. Tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết. Trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc. Hoa Cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm (Phú quý lòng hơn phú quý danh - Nguyễn Trãi). Mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa tinh khiết, Mai tượng trưng cho phẩm tiết cao quý, khí phách của người quân tử, là niềm cảm hứng trong thơ ca.. Màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt.
 
Nhắc đến Mai, người ta lại nhớ ngay đến Tết miền Nam. Nếu hoa Đào là sắc xuân của Hà Nội thì hoa Mai lại tượng trưng cho mùa xuân phương Nam. Mai có thể nói là một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình bên mâm ngũ quả. Dù nghèo hay giàu, dù ở thành thị hay nông thôn người ta đều kiếm cho bằng được một nhành Mai chưng ba ngày Tết. Tết với hoa như duyên tao ngộ, không hoa Tết sẽ trở thành nhạt nhẽo, mà thiếu mai lại càng thêm trống vắng. Kẻ ly hương mỗi lần thấy Mai nở rộ là mỗi lần bâng khuâng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ về quê cha đất tổ. Nhiều người chưng Mai ngày tết cũng vì mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều điều may mắn trong năm mới. Với ý nghĩa đó, cây Mai được ưu ái chăm sóc suốt năm để dành sức ra hoa vào ngày đầu năm.
 
Có rất nhiều loại Mai, dân gian thì chia thành các loại với những cái tên rất mĩ miều như: Hà Hoa Mai (cánh hoa ôm vào nhụy), Ban Khấu Mai (cánh hoa cong cong), Đàn Hương Mai (màu vàng đậm, có hương thơm), Cẩu Đăng Mai (hoa mai nhỏ, không có hương thơm)… Không biết từ lịch sử nào mà dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo thông tục bình thường, người chơi Mai, mua Mai chỉ quan tâm đến 2 loạị: Mai Tứ Quý, nở bốn mùa, có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ, có hương thơm.
 
Chọn mua một cành Mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường chú ý các điểm như: những cành Mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…Ngoài những tiêu chí trên, người mua Mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc Mai: Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Ngày nay, rất nhiều người thích những cây Mai, cành Mai có hoa to, rực rỡ, nhiều cánh, nở lâu tàn và coi đó là cành Mai ngũ phúc với hy vọng năm mới sẽ phát tài, gia đình đại cát, đại lộc. Mai nhiều cánh tượng trưng cho cát tường, cho vạn hạnh.
 
Đối với những người chơi Mai chuyên nghiệp, họ còn phân biệt thêm nhiều yếu tố phụ khác nữa mà chỉ có họ mới biết. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông... Đặc biệt là các nhà nho học chơi Mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).
 
Vào dịp Tết, hoa Mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam. Hầu như nhà nào cũng có hoa Mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu Mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây Mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.
 
Ở miền quê, người ta thường trồng Mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây Mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm mới. Những khi tiết trời lành lạnh, ngồi bên cạnh bếp lửa hồng và nồi bánh tét, hương Mai thoang thoảng, cảm giác ấm áp đến kỳ lạ.
 
Thiên nhiên là nơi bắt nguồn của cái đẹp và là nơi nuôi dưỡng tình người. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Do đó Mai đối với miền Nam cũng như Đào đối với miền Bắc là những loài hoa gắn liền với văn hóa dân tộc. Nó thân thiết, gần gũi, gắn bó với con người đất Việt
29 tháng 1 2019

Dày ý thuyết minh về cây hoa mai ngày tết

1. Mở bài: Giới thiệu hoa mai: Trong dịp tết nguyên đán, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân miền bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của miền nam.

2. Thân bài: Nguồn gốc cây hoa mai, các loại hoa mai:

  • Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), hoa mai có nhiều loại:
    • Mai vàng: Nụ mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
    • Mai tứ quý là loại mai nở hoa quanh năm, sau khi cánh hoa rụng hết, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
    • Mai trắng: Hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ
    • Mai chiếu thủy lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
    • Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. Hoa to, nhiều cánh, nhiều màu, trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.
  • Cách chăm sóc cây mai:
    • Cây mai được trông bằng hạt hay chiết cành (phổ biến là chiết, ghép) Trồng ngoài vườn hay trong chậu đều được. Cây ưa ánh nắng, đất luôn ẩm nhưng không úng nước
    • Khoảng 15 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người trồng lại phải tuốt lá cho mai, sau đó có chế độ chăm bón và tưới nước đúng phương pháp để hoa nở đúng vào ngày tết.
  • Hoa mai trong ngày tết nguyên đán:
    • Các nhà vườn đánh nguyên gốc mai đem về các chợ hoa xuân ở các thị xã, thành phố để bán, hoặc khách đến tận vườn để mua.
    • Hầu như mỗi nhà đều chưng hoa mai trong ba ngày tết, vừa trang trí cho đẹp nhà, vừa cầu mong may mắn.
    • Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới sẽ không trọn vẹn.

3. Kết bài: Hoa mai là hình ảnh của ngày tết nguyên đán, của mùa xuân phương nam. Hoa mai gắn bó với đời sống tinh thần của người dân miền nam từ lâu đời. Những năm gần đây, sắc vàng của hoa mai đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân phương bắc.

29 tháng 1 2019

Mé thằng điên t kêu lập dàn bài ak?

30 tháng 11 2021

Tham khảo

Hàng năm mỗi độ tết đến xuân về, tiết trời ấm áp là lúc hoa đào bắt đầu nở rộ. Hoa đào sẽ tô thêm vẻ đẹp cho hương sắc của mùa xuân, khiến cho cái tết của mọi nhà thêm ấm áp. Hầu hết các tỉnh ở Bắc Bộ đều coi hoa đào là đặc trưng trong ngày tết của mình.

Đào xuất hiện ở Việt Nam đó từ rất lâu đời. Khi tiết trời báo hiệu mùa xuân sắp đến, chúng ta có thể ghé thăm làng hoa Nhật tân, Ngọc Hà ở Hà Nội…chúng ta sẽ được hưởng một cảm giác vô cùng mới mẻ của rừng đào bạt ngàn.

Người ta đã đặt cho đào với tên khoa học là Prunus Persica. Có nhiều giống đào nhưng đào bích được coi là giống đào đẹp nhất. Hoa đào bích có nhiều cánh xếp chồng lên nhau màu hồng thẫm, loại này được trồng để chỉ lấy hoa. Giống thứ hai là giống đào phai, hoa có năm cánh, cánh màu phớt hồng, được trồng để lấy quả. Giống đào bạch hiếm thấy, cây nhỏ ít hoa có màu trắng tinh khiết. Đào thất thốn có hoa màu đỏ thẫm, khó trồng, khó chăm sóc, nên ít được người ta trồng.

 

Mùa xuân đến hoa đào nở rộ, cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung, có những năm khi tết đã đến, xuân về nhưng tiết trời lạnh, hoa đào không thể nở được. Đào mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Hoa đào thường nở 4-5 ngày thì tàn. Để cho ra một cây hoa đào đẹp, người trồng đào phải mất rất nhiều thời gian và công sức để trồng đào.

Đào trồng để ăn quả thì không phải chăm sóc nhiều. Từ việc đốn cành tỉa lá uốn cây theo các thế khác nhau đều phải rất tỉ mỉ và khéo léo. Trước tết khoảng 15 ngày, người trồng đào phải tuốt lá để đào sai hoa vào đúng dịp Tết. Ngày tết mà có cảnh đào trong nhà, sẽ tạo nên sự ấm cúng, một năm mới đủ đầy của mỗi nhà.

Bên cạnh bánh chưng xanh, câu đối đỏ, mâm cỗ tất niên là cành đào nhỏ, góp phần tăng thêm hương vị cho ngày tết. Đào không chỉ góp phần tô đậm thêm cho hương sắc của mùa xuân mà còn là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Tùy thuộc vào mức độ đẹp và to nhỏ khác nhau mà mỗi cây đào có giá khác nhau, chúng có giá từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng.

Hoa đào cùng với bánh chưng xanh là thứ không thể thiếu trong dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc. Khách du lịch đến Việt Nam coi cành đào là món quà mang giá trị tinh thần lớn, những người con xa xứ khi ngắm cành đào lại nhớ về quê hương, như được sống với không khí tết của quê hương mình.

Cây đào không chỉ để làm cảnh, lấy quả mà còn dùng để chế thuốc rất hiệu quả. Hoa đào được chế làm thuốc đắp mặt, đem lại là da mát, mịn màng, hồng hào cho người phụ nữ. Hoa đào còn được chế thành thuốc chữa bệnh bí đại tiện rất hiệu quả.

Xã hội phát triển, con người có nhiều thứ để bày trong ngày tết, nhưng hoa đào vẫn luôn được mọi người yêu thích. Dù có những lễ vật sang trọng đến đâu, người ta vẫn muốn có một cây đào đẹp trong ngôi nhà của mình vào dịp tết.

30 tháng 11 2021

 bn cs bt thuyết minh vè chiếc kính mắt k