
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Thực vật bậc cao theo nghĩa rộng thì thực vật có mạch (dương xỉ, thông đất, thực vật có hạt), theo nghĩa hẹp chỉ là thực vật có hạt (tuế, bạch quả, thông, dây gắm, thực vật có hoa), hẹp hơn nữa là chỉ đề cập đến thực vật có hoa (hay thực vật hạt kín). Ở đây mình nói đến nghĩa thực vật có hoa.
Thực vật có hoa chiếm 4/7 tổng số loài thực vật, có cơ quan sinh sản là hoa, có quả bao phủ hạt nên bảo vệ hạt tốt hơn hẳn so với các thực vật có hạt khác. Điều đó dẫn đến sức sống của thực vật có hoa cao hơn. Hơn nữa, chúng có các mô hóa gỗ để truyền dẫn nước, khoáng chất và các sản phẩm quang hợp trong cơ thể, cho phép kích thước chúng lớn hơn hẳn các loài thực vật không có các mô hóa gỗ như rêu.

Đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài , các cá thể của loài và môi trường sống của chúng
Thực vật quý hiếm những loài có giá trị về mặt này hay mặt khác
Nguyên nhân : do bị khai thác quá mức
Đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.
Được biểu hiện và thể hiện bằng:
- Số lượng các loài và số lượng các cá thể của loài.
- Sự đa dạng của môi trường sống.
Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.

Nhiệm vụ của thực vật học là :Nghiên cứu hình thái,cấu tạo,đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí,phát triển và bảo vệ chúng nhằm phục vụ đời sống con người .
Nhiệm vụ của thực vật học là:
+ Nghiên cứu tổ chức cơ thể và các đặc điểm hình thái, cấu tạo, các hoạt động sống của thực vật
+ Nghiên cứu sự đa dạng của các nhóm thực vật khác nhau.
+ Tìm hiểu vai trò của thực vật trong thiên nhiên và trong đời sống con người, để từ đó tìm cách sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo và phát triển thực vật.

1 . tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào ?
trả lời :
Nhận xét hình dạng các loại tế bào thực vật: Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau
- Nhận xét về kích thước: rất khác nhau, đa số có kích thước rất nhỏ bé phải quan sát bằng kính hiển vi ( trừ tép chanh, bười)
2 . tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ?
trả lời :
1. nhân 2. chất tế bào
3. lục lạp 4. vách tế bào
5. không bào 6. màng sinh chất
3 . Mô là gì ? Kể tên một số loại mô thực vật ?
trả lời :
- Mô là: một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng.
- một số loại mô là : mô phân sinh trưởng , mô mềm , mô nâng đỡ
1.Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng khác nhau
2. Tế bào thực vật gồm những thành phần: vách tế bào (chỉ có ở thực vật) ; màng sinh chất ; chất tế bào ; nhân và một số thành phần khác như : không bào ; lục lạp ( ở tế bào thit lá ) , ...
3. Mô là nhóm tế bào thực vật có hình dạng , cấu tạo giống nhau , cung thực hiện một chức năng riêng
Các loại mô có ở thực vật : Mô phân sinh ngọn; mô mềm;mô nâng đỡ

1. Các bộ phận của hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
2. Đặc điểm của thực vật hạt trần:
- Hạt nằm lộ trên lá noãn thở
- Không có hoa cơ quan sinh sản là nón
- Cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá ít đa dạng
3. Đặc điểm của thực vật hạt kín:
- Hạt nằm trong quả
- Có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng hơn
4.Các ngành thực vật: ngành Tảo - ngành Rêu - ngành quyết - ngành Hạt trần - ngành Hạt kín.
5. Các bậc phân loại thực vật: Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài
6. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực
7. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật:
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại gỗ quý hiếm đặc biệt
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho nhân dân cùng nhau tham gia bảo vệ rừng
8. Vi khuẩn: dị dưỡng (hoại sinh hay kí sinh) một số ít tự dưỡng
Nấm: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh
Địa y: cộng sinh
9. Vai trò:
- Phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ, góp phần hình thành tha đá dầu lửa, chế biến thực phẩm
- Các vi khuẩn kí sinh gây bện cho người, vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn gây ra ô nhiễm môi trường.
Nếu bạn muốn hỏi môn sinh thì hãy đăng kí H. k cho mình nhé!

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Điều 6. Chương trình giáo dục
1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; kế thừa giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo trình và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ mà người học tích luỹ được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyển ngành nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên ở cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thực hiện chương trình giáo dục theo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ.
Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả.
Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Điều 9. Phát triển giáo dục
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Điều 11. Phổ cập giáo dục
1. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.
2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
Điều 13. Đầu tư cho giáo dục
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục
Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo
Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.
Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục
Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.
Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.
Điều 17. Kiểm định chất lượng giáo...

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..
Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.
Để môi trường xanh sạch, trong lành, .........
k mình nhé
Em cần phải bắt sâu, tỉa lá, tưới nước cho cây.
Em cần phải tích cực trồng cây xanh.
k mk nha !
Bài làm
- Thực vật bậc cao theo nghĩa rộng thì thực vật có mạch (dương xỉ, thông đất, thực vật có hạt), theo nghĩa hẹp chỉ là thực vật có hạt (tuế, bạch quả, thông, dây gắm, thực vật có hoa), hẹp hơn nữa là chỉ đề cập đến thực vật có hoa (hay thực vật hạt kín). Ở đây mình nói đến nghĩa thực vật có hoa.
- Thực vật có hoa chiếm 4/7 tổng số loài thực vật, có cơ quan sinh sản là hoa, có quả bao phủ hạt nên bảo vệ hạt tốt hơn hẳn so với các thực vật có hạt khác. Điều đó dẫn đến sức sống của thực vật có hoa cao hơn. Hơn nữa, chúng có các mô hóa gỗ để truyền dẫn nước, khoáng chất và các sản phẩm quang hợp trong cơ thể, cho phép kích thước chúng lớn hơn hẳn các loài thực vật không có các mô hóa gỗ như rêu.
# Học tốt #
Bài làm
- Thực vật bậc cao theo nghĩa rộng thì thực vật có mạch (dương xỉ, thông đất, thực vật có hạt), theo nghĩa hẹp chỉ là thực vật có hạt (tuế, bạch quả, thông, dây gắm, thực vật có hoa), hẹp hơn nữa là chỉ đề cập đến thực vật có hoa (hay thực vật hạt kín). Ở đây mình nói đến nghĩa thực vật có hoa.
- Thực vật có hoa chiếm 4/7 tổng số loài thực vật, có cơ quan sinh sản là hoa, có quả bao phủ hạt nên bảo vệ hạt tốt hơn hẳn so với các thực vật có hạt khác. Điều đó dẫn đến sức sống của thực vật có hoa cao hơn. Hơn nữa, chúng có các mô hóa gỗ để truyền dẫn nước, khoáng chất và các sản phẩm quang hợp trong cơ thể, cho phép kích thước chúng lớn hơn hẳn các loài thực vật không có các mô hóa gỗ như rêu.
# Học tốt #