Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây
Các nhân tố tạo điều kiện:
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ
+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển
- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:
+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)
+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)
+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)
⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học
b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:
+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai
+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực
+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước
c, Nguyên nhân:
- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại
- Chủ quan của nền văn học
- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy
- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa
- Tình huống kịch: mâu thuẫn giữa dân, những người thợ xây đài và tầng lớp vua chúa phong kiến ngày càng gay gắt. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch, đứng đầu là Quận công Trịnh Duy Sản đã nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm…Còn lôi kéo cả binh lính, dân chứng và chính người thợ xây đài nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở.
- Phản ứng, hành động của các nhân vật:
+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.
+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.
⇒ Qua đó có thể thấy Đan Thiềm là người có bản chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình để bảo vệ người tài. Còn Vũ Như Tô là một người chính trực, không chịu khuất phục, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nghệ thuật.
a. – Về nội dung trình bày thông tin ở hai văn bản:
+ Ở văn bản “Trí thông minh nhân tạo” tác giả đã cung cấp thông tin về trí thông minh nhân tạo từ các phương diện: lịch sử phát triển, phân loại, các quan điểm trái chiều, tác động và dự đoán những cảnh có thể xảy ra, trình bày các ý chính, ý phụ bằng phương tiện ngôn ngữ và có minh họa bằng sơ đồ.
+ Ở văn bản “Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo” tác giả đã tập trung giới thiệu khái niệm trí tuệ nhân tạo, ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực, với cách trình bày trực quan, ngắn gọn, có sự phối hợp màu sắc, hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ.
- Như vậy, nêu văn bản “Trí thông minh nhân tạo” nghiêng về việc đưa ra thông tin đa dạng, toàn diện về vấn đề thì văn bản “Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo” lại chú trọng làm nổi bật các thông tin cốt lõi nhất về đối tượng”.
b. Những thông tin chính về Huy Cận: vị thế của ông trong xã hội, tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác. Ở bài 2 - Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình thì phần nội dung trình bày về Huy Cận có phần kĩ càng hơn. Cách thể hiện thông tin của 2 văn bản khác nhau bởi một bên dùng phương tiện phi ngôn ngữ là infographic còn một bên là dùng ngôn ngữ để trình bày.
c. Trình bày infographic vào những hoạt động nhóm thuyết trình, poster cho những hoạt động ngoại khóa,...
Câu 1. Đặt một nhan đề phù hợp với nội dung của văn bản. (0,5 điểm)
Nhan đề: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Câu 2. Nêu những đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Lấy một ví dụ ngoài văn bản về những biểu hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. (1,5 điểm)
.- Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
- Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
- Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Những yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối và dữ liệu lớn (Big Data; robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, và công nghệ nano.
Ví dụ: thẻ CCCD gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Dùng năng lượng mặt trời để làm nóng nước
Câu 3. “Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp”. Trước thực trạng ấy, anh/chị thấy mình cần phải làm như thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai? (1 điểm)
Cần học tập nhóm kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) như năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ.
Cần rèn nhóm các kỹ năng tư duy như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.
Các kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm.
Cuối cùng là kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.
* Nhân vật Tràng:
- Trước khi nhặt vợ:
+ Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, sống với một người mẹ già nua.
+ Cuộc sống của Tràng: thui thỉu, hắt hiu và buồn chán. Không ai nghĩ rằng Tràng có thể có được vợ.
- Sau khi nhặt vợ:
+ Tràng như đổi khác. Hắn cười rất nhiều, có những cảm giác mới mẻ, trỗi dậy tình nghĩa khi đi bên vợ.
+ Tràng nhận thấy những nét u buồn và sự thay đổi ở vợ mình, muốn sống cho nên người để lo cho gia đình.
+ Tràng hình dung lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người đi trên đê như một biểu tượng của sự đổi đời…
* Nhân vật người “vợ nhặt”:
– Trước khi liều lĩnh đi theo Tràng:
+ tình cảnh thê thảm, đói khát ê chề, không có việc gì làm cũng như không biết bám vào đâu để sống; ăn nói thì chao chát, chỏng lỏn, thái độ thì sừng sộ, chẳng kể gì đến thể diện, phẩm giá; gạ ăn một cách trơ trẽn, được mời ăn thì ăn uống rất tham, rất thô.
+ Trước lời bông lơn của một người đàn ông chưa hề quen biết, chị ta lập tức bám theo, liều lĩnh đến mức đáng sợ.
– Từ khi cất bước theo Tràng:
+ Thị như trở thành một con người khác. Đi với Tràng mà bước chân có vẻ rón rén, ngượng nghịu, e thẹn, ít lời, ngại ngùng trước ánh mắt tò mò của những người xa lạ. + Khi đã ở nhà Tràng, chị càng bối rối, bần thần nghĩ ngợi. Dẫu vẫn còn cảm giác xa lạ, nhưng chị có những lời nói, cử chỉ biểu hiện thiên chức làm vợ; cùng mẹ chồng quét tước, dọn dẹp cửa nhà, vườn tược, vun đắp cho tổ ấm của mình.
* Nhân vật bà cụ Tứ:
- Trước khi Tràng có vợ: “lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”, khuôn mặt thì bủng beo u ám như vỏ quả chanh. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà nghĩ đến cuộc đời khổ cực dằng dặc của mình.
- Khi biết Tràng có vợ: ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ, càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà đó chào bằng u. Tâm trạng vừa đau đớn, tủi cực, xót xa xen lẫn vui mừng
- Sau khi Tràng có vợ: Khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên, cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa, dặn dò các con và có niềm tin vào tương lai, dự cảm đổi đời.