K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2016

theo mình: thành tựu quan trọng nhất đó là người phương đông tìm ra thiên văn học và lịch vì đó là 2 nghành ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.. Người phương đông lấy nông làm gốc mà

 

22 tháng 9 2017

Ra đời các lĩnh vực như: Lịch pháp và Thiên văn học , chữ viết , toán học , kiến trúc. Trong đó chữ viết là quan trọng nhất vì nhờ có chữ viết nên lịch sử mới được ghi lại và truyền lại cho các thế hệ sau.

12 tháng 10 2023

+/ Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:

- Sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

+ Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc.

+ Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.

- Dựa trên trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt:

+ Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt.

+ Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.

- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài:

+ Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sống Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:

+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...)

+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,...)

=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.

+/ Cơ sở quan trọng nhất là: nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.

7 tháng 3 2024

* Cơ sở hình thành văn văn minh Đại Việt:

- Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc: cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam; phản ánh quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hoá dân tộc…

- Dựa trên nền độc lập tự chủ của quốc gia Đại việt: Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ…

- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,...) về tư tưởng, chính trị, giáo dục, văn hoá, kĩ thuật,...

 

* Cơ sở quan trọng nhất: 

- Cơ sở quan trọng nhất hình thành văn văn minh Đại Việt là nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

- Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.

4 tháng 1 2023

- Cư dân cổ đại phương Tây đã tính được ra một năm có 365 ngày và ¼ ngày. Họ đã định ra 1 tháng lần lượt có 30 và 31 ngày và riêng tháng 2 của năm có 28 ngày. - Người Hy lạp đã hiểu chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời. - Do nhu cầu ghi chép và lưu trữ thông tin nên chữ viết đã được ra đời.

13 tháng 10 2019

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đời sống con người. Những đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc) thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và đời sống.

- Cư dân ở đây đã biết sử dụng công cụ bằng kim loại (đồng thau).

- Công việc trị thủy khiến mọi người liên kết, gắn bó trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành.

18 tháng 9 2019

* Lịch pháp và Thiên văn học

- Sáng tạo ra lịch, gọi là nông lịch. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng. Có tác dụng lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

* Chữ viết

- Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết.

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý, tượng thanh. Đây là phát minh quan trọng giúp chúng ta hiểu phần nào về lịch sử thế giới cổ đại.

* Toán học

- Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.

- Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi bằng 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v...

- Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu.

- Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

- Những thành tựu trên là cơ sở để sau này ra đời những phát minh vĩ đại về toán học trên thế giới.

* Kiến trúc

- Để lại những di tích đồ sộ cho nhân loại sau này như: Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...