Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dạ chị theo như kiến thức em được học thì vào giai đoạn giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX nhờ những cãi cách về các chính sách và các đường lối phát triễn của Thiên Hoàng Minh Trị-lúc bấy giờ đã đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng là 1 nước phong kiến lạc hậu=>Phát triễn mạnh thành 1 nước công nghiệp. Sau đó mở rộng lãnh thổ và xâm lược các nước lân cận=> Vậy Nhật Bản đã từ vai vế 1 nước lạc hậu thành 1 nước đế quốc có công nghiệp phát triễn mạnh.
Đẩy chỉ là kiến thức của lớp 8 tụi e học nên nó sẽ không đc chính xác cho lắm!
Hy vọng giúp đc 1 phần nào đó cho chị ạ.!

Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực
Đáp án cần chọn là: B

Thách thức của lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX
Đến đầu thế kỷ XIX, Việt Nam là một quốc gia phong kiến độc lập có chủ
quyền, đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện trên tất cả các mặt từ
kinh tế, chính trị đến văn hóa và giáo dục. Đặc biệt, trong lịch sử, dân tộc Việt
Nam đã đánh bại nhiều kẻ thù hùng mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc như
Tống, Nguyên, Minh, Thanh,…
Tuy nhiên, sang đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam vốn đã suy
yếu từ trước lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng dưới triều Nguyễn trên tất
cả các lĩnh vực. Trong khi đó, các nước tư bản Âu-Mỹ bắt đầu đẩy mạnh xâm
lược thuộc địa để phục vụ cho nhu cầu phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư
bản. Các nước Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân
phương Tây (trừ Thái Lan). Điều đó đặt ra cho giai cấp phong kiến Việt Nam
giai đoạn này phải lựa chọn con đường phát triển và cách thức phù hợp để đưa
đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước thực dân.
1. Bối cảnh thế giới và khu vực
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành thành công
các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp không ngừng được triển
1
khai, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, khoa học kĩ thuật phát
triển mạnh đạt đến trình độ tiên tiến của thế giới lúc bấy giờ. Đồng thời với sự
lớn mạnh đó, các nước tư bản Âu-Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược để chiếm
đoạt thị trường và thuộc địa. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư
bản làm xuất hiện sự thèm muốn ngày càng tăng, đưa tới cuộc chinh phục thuộc
địa một cách dã man, đi đến tước đoạt nền độc lập của các quốc gia, châu Á
cũng không phải là một ngoại lệ. Điều này Mác và Ăng ghen đã từng cảnh báo
trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Giai cấp tư sản đã bắt nông
thôn phải phục tùng thành thị, bắt những nước dã man hay nửa dã man phụ
thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương Đông phụ thuộc vào phương Tây”.
Trong bước khởi đầu gặp gỡ Đông-Tây, theo sau các nhà hàng hải đi khám phá
con đường sang phương Đông là thương nhân và giáo sĩ. Họ mang theo hàng
hóa và kinh thánh du nhập vào đây văn hóa vật chất và tinh thần của người châu
Âu. Rồi đến lượt những đội quân viễn chinh và các nhà cai trị. Tinh túy của
nền văn minh phương Tây qua lớp người này bị khúc xạ đến mức sai lệch thể
hiện qua những cuộc cướp phá man rợ đầy tội ác và những cuộc chiến tranh
xâm lược tàn bạo. Trong sự hào nhoáng của văn minh, thực dân phương Tây tự
coi mình có sứ mệnh “khai hóa văn minh” mà không dám thừa nhận mục đích
lợi nhuận của chúng. Chính vì thế, bên cạnh việc du nhập một nền sản xuất mới,
nó đã gây ra một hậu quả không thể chối bỏ là kéo lùi đời sống vật chất và tinh
thần của người dân thuộc địa tới mức thấp nhất. Quá trình bành trướng thế lực
của các nước thực dân ở châu Á với quy mô mạnh mẽ toàn châu lục là vào giữa
thế kỉ XIX, đặc biệt từ sau cuộc chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc.
Trong khi đó, ở châu Á và nhiều nơi khác trên thế giới vẫn nằm dưới ách
thống trị của chế độ phong kiến và ở trong tình trạng lạc hậu, trì trệ. Đặc biệt,
các quốc gia phong kiến Đông Nam Á sau một thời gian phát triển ở các thế kỷ
2
trước, đến thời gian này đều lâm vào khủng hoảng trầm trọng, chính quyền
phong kiến Trung ương suy yếu, khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi. Điều
đó làm cho các nước Đông Nam Á trở thành mục tiêu nhòm ngó, xâm lược của
các nước thực dân.
Philippin đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha vào năm 1572. Năm 1603,
Hà Lan bắt đầu tấn công Indonesia, đến năm 1814 về cơ bản đã hoàn thành việc
xâm lược quốc gia này. Bán đảo Mã Lai, Singapo và Brunay đều trở thành
thuộc địa và các vùng đất bảo hộ của Anh vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ
XIX. Từ năm 1824 đến năm 1885, Anh tấn công và hoàn thành việc xâm lược
Miến Điện (Myanma ngày nay). Các quốc gia lớn ở châu Á như Ấn Độ từ năm
1849 bị Anh độc chiếm, Trung Quốc từ sau cuộc chiến tranh thuốc phiện (18401842) bị nhiều nước đế quốc sâu xé, trở thành nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia châu Á đều trở thành nạn nhân
của chủ nghĩa thực dân. Vẫn có những nước giữ được nền độc lập của mình; đó
là Xiêm với chính sách ngoại giao khéo léo. Và đặc biệt Nhật Bản không chỉ
giữ vững được nền độc lập dân tộc mà còn phát triển, vươn lên trở thành một
nước tư bản đế quốc.
Cuộc duy tân ở Nhật Bản diễn ra dưới sự lãnh đạo của Thiên Hoàng Minh
Trị trên tất cả các lĩnh vực, đáng chú ý là những cải cách trên lĩnh vực hành
chính và quân sự. Về hành chính là sự ra đời của một bản Hiến pháp mới
(11/02/1889) được xây dựng trên cơ sở tham khảo Hiến pháp của Đức và Mỹ.
Thực chất đó là một nhà nước quân chủ chuyên chế khoác áo đại nghị, thích
hợp với điều kiện lịch sử của Nhật bản lúc bấy giờ. Đó là thời điểm Mạc Phủ
mới bị xóa bỏ, sự uy hiếp của thế lực cũ vẫn còn tồn tại. Việc cải tạo Nhật Bản
phong kiến trở thành một nước tư bản là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, do
3
vậy cần phải có một chính quyền đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ. Về quân sự
là học tập và xây dựng quân đội theo mẫu hình phương Tây, trong đó Lục quân
theo mô hình Phổ, còn Hải quân theo mô hình Anh. Cuộc duy tân nhằm xóa bỏ
các hiệp ước bất bình đẳng mà Nhật Bản đã phải ký với các nước tư bản trước
đó. Có thể thấy cuộc Minh Trị Duy Tân là một cuộc cách mạng bởi vì nó đã
biến đổi Nhật Bản từ một nước phong kiến có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
thành một nước tư bản có nền công nghiệp hiện đại, có lực lượng quân sự hùng
mạnh, văn hóa giáo dục tiên tiến vv… nhờ đó Nhật Bản đã rút ngắn được
khoảng cách phát triển với các quốc gia Âu – Mỹ trong một thời gian kỉ lục.
Cải cách ở Xiêm diễn ra dưới triều đại Chakri, đặc biệt là dưới triều vua
Rama IV (Mông-cút) và Rama V (Chulalongcon). Cuộc cải cách cũng được
diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tê – xã hội, quân sự, tôn
giáo – giáo dục, đặc biệt là việc thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo nhà
nước và việc soạn thảo và ban hành Hiến pháp mới theo hình mẫu các nước
châu Âu năm 1908. Để giữ được nền độc lập tương đối của mình, Xiêm đã khéo
léo mở cửa đất nước, đặt quan hệ với tất cả các nước đế quốc, đặc biệt là với
Anh và Pháp, dùng sức mạnh của các nước đế quốc đó để kiềm chế lẫn nhau.
Hơn nữa, Xiêm còn ký các Hiệp ước nhượng cho Anh và Pháp những vùng đất
ngoài lãnh thổ biên giới quốc gia của Xiêm để giữ được độc lập và toàn vẹn
lãnh thổ. Tóm lại, cuộc cải cách do các vua Rama IV và Rama V tiến hành đã
tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới theo mô hình phương Tây, mở đầu quá
trình định dạng mô hình chủ nghĩa tư bản ở Xiêm, quá trình đó về cơ bản được
hoàn tất vào thập niên 60 của thế kỉ XX.
Trong số các nước tư bản phương Tây có mặt ở Việt Nam thế kỷ XIX thì
Pháp là nước có tham vọng nhất và mong muốn có được thuộc địa ở vùng Viễn
Đông. Bởi sau khi để mất Canada và thất bại trong cuộc đua chinh phục Ấn Độ
4
vào tay Anh, sức mạnh quốc tế của Pháp bị suy giảm. Đặc biệt, việc Anh ngày
càng mở rộng thuộc địa ở vùng này sau khi có được Mã Lai, Brunay, Singapo,
đặc biệt là Miến Điện buộc Pháp phải có được thuộc địa ở Đông Nam Á, đặc
biệt là Việt Nam. Hơn nữa, lúc này, các nước đế quốc đang tập trung xâu xé
“cái bánh ngọt” – Trung Quốc nên Pháp muốn dùng Việt Nam làm bàn đạp để
tấn công vào Trung Quốc từ phía Nam. Vì vậy mà Pháp cực kỳ quyết tâm trong
việc xâm lược Việt Nam để thực hiện các âm mưu của mình. Điều này cũng là
một thách thức to lớn của lịch sử Việt Nam bởi kẻ thù của dân tộc trong thời kỳ
này hoàn toàn khác so với các kẻ thù trước đây trong lịch sử dân tộc. Nếu như
những kẻ thù trước đây là Tống, Nguyên, Minh, Thanh là những kẻ thù hùng
mạnh nhưng chúng vẫn cùng là chế độ phong kiến như các triều đại của Việt
Nam thì đến giữa thế kỷ XIX, kẻ thù của dân tộc ở một trình độ kinh tế - xã hội
phát triển cao hơn hẳn – tư bản chủ nghĩa nên chúng có sức mạnh kinh tế - quân
sự vượt trội so với chế độ phong kiến lạc hậu và của nhà Nguyễn.
Việt Nam...

B. sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vì vấn đề thuộc địa.

Giả định, nếu em là vua Tự Đức, em sẽ đề xuất thay đổi chính quyền quan lại phong kiến, cơ cấu lại quân độiThay đổi chính sách ngoại giao mềm mỏng với các nước, mở cửa biển cho tự do buôn bán, gỡ lệnh cấm vận....
em cảm ơn ạ
Giữa thế kỉ XIX ,trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Nhưng khi Pháp xâm lược đến giữa thế kỷ XIX trở đi , VN không thể thoát khỏi tình cảnh một nước thuộc địa. Nguyên nhân là do :
- Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp.
-Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.
-Tháng 7-1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang Trung Quốc, lực lượng còn lại rất mỏng. Nhưng quân triều đình lại cố thủ ở trong Đại đồn Chí Hòa.
- 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, 20/6/1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản nộp thành.
- Ngày 15/3/1874 triều đình ký với thực dân Pháp điều ước Giáp Tuất, 6 tỉnh Nam Kì chính thức thuộc Pháp.
-6/6/1884, Pháp kí với triều đình hiệp ước Patonot→ chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam. => Từ đây VN trở thành thuộc địa của Pháp