K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2020

CÁC BẠN PHẢI CHẢ LỜI CẬN THẬN NHÉ HIHI

22 tháng 4 2020

TÀO LAO !!!!!!!!!😣😣😡😡

Trước đây có một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, cha mẹ lại luôn đau ốm. Tuy nhiên cậu rất lương thiện, ai cũng yêu quý, cậu làm gì cũng rất chuyên tâm chăm chú, khi ngắm cảnh thì chỉ chuyên tâm ngắm cảnh, khi đi đường thì chỉ chuyên tâm đi đường, không nhìn ngang ngó dọc… Một hôm, cậu đi đường nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe thấy mấy người...
Đọc tiếp
Trước đây có một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, cha mẹ lại luôn đau ốm. Tuy nhiên cậu rất lương thiện, ai cũng yêu quý, cậu làm gì cũng rất chuyên tâm chăm chú, khi ngắm cảnh thì chỉ chuyên tâm ngắm cảnh, khi đi đường thì chỉ chuyên tâm đi đường, không nhìn ngang ngó dọc… Một hôm, cậu đi đường nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe thấy mấy người trồng hoa đang kêu khát nước. Vậy là cậu liền lấy đồng tiền vừa nhặt được mua nước cho họ uống, mọi người rất vui vẻ và cảm kích cậu nên tặng cho cậu một ít hoa. Khi cầm hoa đi ngang qua cửa hàng hoa trong thành phố, cậu tặng số hoa đó cho những người yêu hoa. Người yêu hoa thấy cậu tốt bụng nên cho cậu 8 đồng bạc, cậu vui vẻ cầm lấy ra về. Mấy hôm sau, khu nhà cậu ở có cơn gió lớn, gió làm gãy những cành cây già và khô trong khu vườn cây ăn quả lâu năm quý hiếm, cành cây xơ xác rụng khắp vườn. Cậu xin phép chủ nhà cho cậu dọn sạch khu vườn và xin những cành cây này về làm củi. Trong lúc cậu đang dọn thì có một đám trẻ chơi đùa gần đó, chúng vì tranh nhau viên kẹo mà xảy ra bất hoà, cậu thấy vậy đem 8 đồng bạc đi mua kẹo chia cho đám trẻ. Đám trẻ vui sướng và hết lòng cảm kích cậu, chúng bảo nhau cùng giúp cậu dọn sạch khu vườn. Chẳng mấy chốc, khu vườn đã sạch sẽ, những cành cây cũng đã được bó gọn gàng, cậu vui vẻ mang số củi về nhà. Trên đường về nhà, cậu gặp một người đàn ông đi ngang qua, người đàn ông thấy số củi này liền nói: “Cậu có thể bán số củi này cho tôi được không, nhà tôi có người bị bệnh, cần sắc thuốc, nhưng củi bình thường không sắc được, nó có khói rất nồng, số củi này là củi quý, đốt rất thơm lại không có khói”. Cậu nghe vậy liền vui vẻ nói: “Bác cứ lấy cả đi không phải trả tiền cháu đâu, số củi này cháu cũng chẳng mất tiền mua”. Người đàn ông nghe nói vậy thì rất vui mừng, nhưng không chịu lấy không mà lại trả cậu tới 16 đồng bạc, đây là số tiền cũng không nhỏ với cậu. Cậu bé được trả cho một món tiền khá lớn. Có được số tiền lớn, cậu nghĩ bụng: “Số tiền này mình đủ để mở một quán nước nhỏ bên đường cạnh nhà mình. Vậy là cậu mua một cái bàn, mấy cái ghế nhỏ mang về dựng một cái chòi nhỏ bán nước trà, nước vối cho công nhân làm việc ở nông trường gần nhà cậu ở. Tuy nói là bán nước nhưng cậu lại chỉ lấy tiền khách thập phương vãng lai qua lại, còn 500 công nhân làm việc ở nông trường ở đó thì cậu lại không lấy, ai trả bao nhiêu thì trả, ai cũng nói cậu ngốc, cậu cũng chỉ cười mà không nói gì. Một hôm có người khách thập phương đi qua, vị khách thập phương nghe mọi người kể về cậu, thấy rất ấm lòng. Vị khách thập phương đến bảo cậu: “Ngày mai sẽ có đoàn thương nhân đi qua đây rất đông, họ sẽ dẫn theo 400 con bò. Cậu hãy chuẩn bị đồ nhiều vào nhé!”. Cậu nghĩ 400 con bò đi đường sẽ cần phải có cỏ ăn cho đỡ mệt, vậy là cậu nhờ 500 công nhân ngày mai mỗi người lấy cho cậu xin một bó cỏ tươi, tất cả đều vui vẻ nhận lời. Hôm sau, đoàn thương nhân đi qua, dừng chân uống nước quán của cậu, đoàn thương nhân thấy đống cỏ tươi ngon liền hỏi ý cậu muốn mua số cỏ đó cho bò ăn. Cậu vui vẻ đáp: “Không cần phải trả tiền đâu, cháu biết hôm nay sẽ có đoàn bò đi qua nên nhờ các công nhân ở đây lấy cho, mỗi người một ít, số cỏ này đều không phải trả tiền”. Đoàn thương nhân thấy lòng tốt của cậu nên mỗi người lại tặng cậu ít tiền. Mấy năm sau, ở đó xuất hiện một đại phú gia… a,Câu chuyện trên kể về ai? Những điều gì đã xảy ra ?
2
28 tháng 7 2021

Trước đây có một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, cha mẹ lại luôn đau ốm. Tuy nhiên cậu rất lương thiện, ai cũng yêu quý, cậu làm gì cũng rất chuyên tâm chăm chú, khi ngắm cảnh thì chỉ chuyên tâm ngắm cảnh, khi đi đường thì chỉ chuyên tâm đi đường, không nhìn ngang ngó dọc… Một hôm, cậu đi đường nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe thấy mấy người trồng hoa đang kêu khát nước. Vậy là cậu liền lấy đồng tiền vừa nhặt được mua nước cho họ uống, mọi người rất vui vẻ và cảm kích cậu nên tặng cho cậu một ít hoa. Khi cầm hoa đi ngang qua cửa hàng hoa trong thành phố, cậu tặng số hoa đó cho những người yêu hoa. Người yêu hoa thấy cậu tốt bụng nên cho cậu 8 đồng bạc, cậu vui vẻ cầm lấy ra về. Mấy hôm sau, khu nhà cậu ở có cơn gió lớn, gió làm gãy những cành cây già và khô trong khu vườn cây ăn quả lâu năm quý hiếm, cành cây xơ xác rụng khắp vườn. Cậu xin phép chủ nhà cho cậu dọn sạch khu vườn và xin những cành cây này về làm củi. Trong lúc cậu đang dọn thì có một đám trẻ chơi đùa gần đó, chúng vì tranh nhau viên kẹo mà xảy ra bất hoà, cậu thấy vậy đem 8 đồng bạc đi mua kẹo chia cho đám trẻ. Đám trẻ vui sướng và hết lòng cảm kích cậu, chúng bảo nhau cùng giúp cậu dọn sạch khu vườn. Chẳng mấy chốc, khu vườn đã sạch sẽ, những cành cây cũng đã được bó gọn gàng, cậu vui vẻ mang số củi về nhà. Trên đường về nhà, cậu gặp một người đàn ông đi ngang qua, người đàn ông thấy số củi này liền nói: “Cậu có thể bán số củi này cho tôi được không, nhà tôi có người bị bệnh, cần sắc thuốc, nhưng củi bình thường không sắc được, nó có khói rất nồng, số củi này là củi quý, đốt rất thơm lại không có khói”. Cậu nghe vậy liền vui vẻ nói: “Bác cứ lấy cả đi không phải trả tiền cháu đâu, số củi này cháu cũng chẳng mất tiền mua”. Người đàn ông nghe nói vậy thì rất vui mừng, nhưng không chịu lấy không mà lại trả cậu tới 16 đồng bạc, đây là số tiền cũng không nhỏ với cậu. Cậu bé được trả cho một món tiền khá lớn. Có được số tiền lớn, cậu nghĩ bụng: “Số tiền này mình đủ để mở một quán nước nhỏ bên đường cạnh nhà mình. Vậy là cậu mua một cái bàn, mấy cái ghế nhỏ mang về dựng một cái chòi nhỏ bán nước trà, nước vối cho công nhân làm việc ở nông trường gần nhà cậu ở. Tuy nói là bán nước nhưng cậu lại chỉ lấy tiền khách thập phương vãng lai qua lại, còn 500 công nhân làm việc ở nông trường ở đó thì cậu lại không lấy, ai trả bao nhiêu thì trả, ai cũng nói cậu ngốc, cậu cũng chỉ cười mà không nói gì. Một hôm có người khách thập phương đi qua, vị khách thập phương nghe mọi người kể về cậu, thấy rất ấm lòng. Vị khách thập phương đến bảo cậu: “Ngày mai sẽ có đoàn thương nhân đi qua đây rất đông, họ sẽ dẫn theo 400 con bò. Cậu hãy chuẩn bị đồ nhiều vào nhé!”. Cậu nghĩ 400 con bò đi đường sẽ cần phải có cỏ ăn cho đỡ mệt, vậy là cậu nhờ 500 công nhân ngày mai mỗi người lấy cho cậu xin một bó cỏ tươi, tất cả đều vui vẻ nhận lời. Hôm sau, đoàn thương nhân đi qua, dừng chân uống nước quán của cậu, đoàn thương nhân thấy đống cỏ tươi ngon liền hỏi ý cậu muốn mua số cỏ đó cho bò ăn. Cậu vui vẻ đáp: “Không cần phải trả tiền đâu, cháu biết hôm nay sẽ có đoàn bò đi qua nên nhờ các công nhân ở đây lấy cho, mỗi người một ít, số cỏ này đều không phải trả tiền”. Đoàn thương nhân thấy lòng tốt của cậu nên mỗi người lại tặng cậu ít tiền. Mấy năm sau, ở đó xuất hiện một đại phú gia…

a,Câu chuyện trên kể về ai?

Câu chuyện kể về một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, bố mẹ lại hay đau ốm.

Những điều gì đã xảy ra ?

Những điều đã xảy ra:

+ Khi đang đi trên đường, cậu nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe mấy người trồng hoa kêu khát nước, bèn lấy số tiền đó mua nước tặng họ uống, họ rất vui và cảm kích cậu nên đã tặng cậu một ít hoa.

Khi cầm hoa đi ngang qua cửa hàng hoa trong thành phố, cậu tặng số hoa đó cho những người yêu hoa. Người yêu hoa thấy cậu tốt bụng nên cho cậu 8 đồng bạc, cậu vui vẻ cầm lấy ra về.

+ Mấy hôm sau, khu nhà cậu ở có cơn gió lớn, gió làm gãy những cành cây già và khô trong khu vườn cây ăn quả lâu năm quý hiếm, cành cây xơ xác rụng khắp vườn. Cậu xin phép chủ nhà cho cậu dọn sạch khu vườn và xin những cành cây này về làm củi. Trong lúc cậu đang dọn thì có một đám trẻ chơi đùa gần đó, chúng vì tranh nhau viên kẹo mà xảy ra bất hoà, cậu thấy vậy đem 8 đồng bạc đi mua kẹo chia cho đám trẻ. Đám trẻ vui sướng và hết lòng cảm kích cậu

+ Trên đường về nhà, cậu gặp một người đàn ông đi ngang qua, người đàn ông thấy số củi này liền nói: “Cậu có thể bán số củi này cho tôi được không, nhà tôi có người bị bệnh, cần sắc thuốc, nhưng củi bình thường không sắc được, nó có khói rất nồng, số củi này là củi quý, đốt rất thơm lại không có khói”. Cậu nghe vậy liền vui vẻ nói: “Bác cứ lấy cả đi không phải trả tiền cháu đâu, số củi này cháu cũng chẳng mất tiền mua”. Người đàn ông nghe nói vậy thì rất vui mừng, nhưng không chịu lấy không mà lại trả cậu tới 16 đồng bạc, đây là số tiền cũng không nhỏ với cậu.

+ Một hôm có người khách thập phương đi qua, vị khách thập phương nghe mọi người kể về cậu, thấy rất ấm lòng. Vị khách thập phương đến dặn cậu: “Ngày mai sẽ có đoàn thương nhân đi qua đây rất đông, họ sẽ dẫn theo 400 con bò. Cậu hãy chuẩn bị đồ nhiều vào nhé!”.

+ Hôm sau, đoàn thương nhân đi qua, dừng chân uống nước quán của cậu, đoàn thương nhân thấy đống cỏ tươi ngon liền hỏi ý cậu muốn mua số cỏ đó cho bò ăn. Cậu vui vẻ đáp: “Không cần phải trả tiền đâu, cháu biết hôm nay sẽ có đoàn bò đi qua nên nhờ các công nhân ở đây lấy cho, mỗi người một ít, số cỏ này đều không phải trả tiền”. Đoàn thương nhân thấy lòng tốt của cậu nên mỗi người lại tặng cậu ít tiền.

*Mik nêu những sự việc chính thôi nên thiếu gì thì cho mình xin lỗi nhé!

Hc tốt:3

28 tháng 7 2021
Mọi người giúp em với ạ, gấp gấp 🥺🥺
CÂY CHUỐI TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAMĐi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng cây chuối. Trò chơi có tính chất thể thao của trẻ em chúc đầu xuống đất cho cả thân mình tay chân vút thẳng lên trời  được gọi là trò chơi "trồng...
Đọc tiếp

CÂY CHUỐI TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM

Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng cây chuối. Trò chơi có tính chất thể thao của trẻ em chúc đầu xuống đất cho cả thân mình tay chân vút thẳng lên trời  được gọi là trò chơi "trồng cây chuối". Chả là gốc chuối tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có dễ chùm nằm dưới mặt đất. Cây chuối rất ưa nước nên người ta hay trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt, còn ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là "con đàn cháu lũ".

Người phụ nữ nào mà chẳng liên quan đến cây chuối khi họ phải làm vườn, chăn nuôi, nội trợ và chợ búa, bởi cây chuối là thức ăn thực dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa quả! Có lẽ trong các loài cây, thì cây chuối mang sẵn trong nó nhiều nhất các món ăn truyền lại của tổ tiên người Việt - Mường tự xa xưa cho tới ngày nay.

Quả chuối là một món ăn ngon, ai mà chẳng biết. Nào chuối hương, chuối ngự, nào chuối sứ, chuối mường, loại chuối nào khi quả đã chín cũng đều cho ta vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn. Có một loại chuối được người ta rất chuộng, đấy là chuối trứng cuốc - không phải là quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc. Mỗi cây chuối đều có một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả, cũng có buồng chuối cả nghìn quả. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây. Quả chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là một chất dưỡng da làm cho da dẻ mịn màng. Chính vì thế nhiều phụ nữ nghiền chuối như nghiền mỹ phẩm. Nếu chuối chín là một món quà sáng trưa chiều tối của con người thì chuối xanh lại là một món ăn thông dụng trong các bữa ăn hằng ngày. Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt heo luộc chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi. Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh như cá, ốc, lươn, chạch có sức khử tanh rất tốt, nó không chỉ làm cho thực phẩm ngon hơn mà chính nó cũng thừa hưởng cái ngon cái bổ của thực phẩm truyền lại. Người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ quả chuối như chuối ép, mứt chuối, kẹo chuối, bánh chuối,... nhưng có một điều quan trọng là quả chuối đã trở thành  phẩm vật thờ cúng từ ngàn đời như một tôtem trên mâm ngũ quả. Đấy là "chuối thờ". Chuối thờ bao giờ cũng dùng nguyên nải. Ngày lễ tết thường thờ chuối xanh già, còn ngày rằm hoặc giỗ kị có thể thờ chuối chín. Có lẽ vì thế mà chuối thờ thường lên giá đột ngột vào những dịp lễ, tết mà nhà nào cũng phải mua về để thắp hương thờ cúng.

Câu hỏi là:chỉ ra những câu miêu tả trong bài trên???

Mọi người giúp mk vs nha mk đang gấp@@@

2
25 tháng 8 2016

-cây chuối thân mềm...núi rừng

-chả là gốc chuối...mặt đất

-nào chuối hương...hương thơm hấp dẫn

-có một loại chuôi..vỏ trứng quốc

-có buồng chuối..nghìn quả

xong rs đó bạn

22 tháng 4 2017

Văn mà có phải Công Nghệ đâu

9 tháng 12 2018

chỉ ra hiện tường đồng âm trong những ví dụ sau:

a. Đã mang lấy cái than tằm

Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ

Đêm nằmtưởng tưởng tơ

Chiêm bao thấy bậu dậy sờ chiếu không.

Tơ : sợi được lấy từ con tằm

Tơ : tơ tưởng : suy nghĩ viễn vông

b. Đa đa đậu nhánh cây đa

Chồng gần không lấy em lấychồng xa

Đa Đa : chỉ loài chim

cây đa : loài cây

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu :Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi.  Khi biết sự tình ông lão...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu :

Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. 

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi.  Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :

- Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .

Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm. 

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó.  Phải khó khăn lắm cô  mới  trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh... hai cánh... ba cánh... bốn cánh... năm cánh.  Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ?  Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao?  Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên,  nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. 

a,  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng của phương thức  biểu đạt đó. 

b,  Xét theo mục đích nói, câu :"Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. "thuộc kiểu câu gì? 

c,  Trong văn bản trên, cánh cửa bông hoa ban đầu có đặc điểm gì? Vì sao sau đó bông hoa đó có nhiều cánh hơn? 

d, Bài học ý nghĩa nhất mà văn bản trên để lại cho em là gì? 

2
9 tháng 5 2020

Câu trần thuật 

9 tháng 5 2020

Câu trần thuật 

Một ngày nọ, ốc sên con hỏi mẹ: - Mẹ ơi! Tại sao chúng ta sinh ra phải đeo cái vỏ vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được! - Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh. - Ốc sên mẹ nói. - Thế chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh. Sao chị ấy không cần đeo cái vỏ như chúng ta? - Vì chị sâu róm sẽ biến thành...
Đọc tiếp

Một ngày nọ, ốc sên con hỏi mẹ:

- Mẹ ơi! Tại sao chúng ta sinh ra phải đeo cái vỏ vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!

- Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh. - Ốc sên mẹ nói.

- Thế chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh. Sao chị ấy không cần đeo cái vỏ như chúng ta?

- Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm. Bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.

- Nhưng mà… em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được. Tại sao em ấy không đeo cái vỏ đó?

- Vì em ấy sẽ chui xuống đất và sẽ được lòng đất bảo vệ.

Ốc sên con bật khóc:

- Chúng ta thật đáng thương! Bầu trời không bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.

- Thế nên chúng ta mới có cái vỏ! - Ốc sên mẹ an ủi. – Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.

                                   (Theo Cửa sổ tâm hồn, NXB Trẻ 2013)

Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên đối với mỗi người trong cuộc sống.

1
16 tháng 6 2021

Sống là chính mình là sống thực với những giá trị mình có; quan tâm đến những suy nghĩ, ý kiến của riêng mình; giải phóng bản thân khỏi những suy nghĩ của người khác; làm những gì mình thích; nói lên quan điểm của mình và sống cuộc sống mà mình mong muốn. Khi sống là chính mình, cuộc sống của chúng ta đơn giản, ít căng thẳng hơn, tự do hơn, không phải phụ thuộc vào người khác. Khi đó ta sẽ hiểu được giá trị của bản thân, hiểu được mình muốn gì và mình sẽ làm được điều gì, khi đó ta sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân và sẽ phát huy được giá trị của bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Khi ta tự tin với chính mình ta sẽ hạnh phúc hơn. Sống là chính mình nhưng cũng phải biết lắng nghe kiến của người khác để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Phê phán những người sống lệ thuộc vào người khác, không có tinh thần tự lập. Để được sống là chính mình cần phải học tập, rèn luyện để có đủ kiến thức và kĩ năng trong cuộc sống. Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường (Nick Vujicic)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.-Xin ông đừng giận cháu! Cháu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.

-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả

Ông nhìn tôi chằm chằm,đôi môi nở nụ cười:

-Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy,tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa,tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông

a, Xác định phương thức biểu đạt

b, Lời của nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

c,Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó

d,Bài học rút ra từ văn bản trên?

 

Giúp mình với ạ:"(

0
Có vài cuộc gọi về nhà kết thúc sớm hơn, mẹ có khách. Tụi nhỏkhông phiền vì ngưng chuyện giữa chừng, lại mừng. Nghĩ khách tới chơi nghĩa làđời sống của mẹ ở quê không đến nỗi quạnh hiu, vắng con nhưng mẹ vẫn có nhiềuniềm vui khác. Ý nghĩ đó làm cho những đứa nhỏ xa nhà thấy nhẹ lòng, giờ nàymình thì tiệc tùng vầy, còn mẹ chỉ mình ên.(2) Hồi tụi nó còn ở nhà, mẹ cũng...
Đọc tiếp


Có vài cuộc gọi về nhà kết thúc sớm hơn, mẹ có khách. Tụi nhỏ
không phiền vì ngưng chuyện giữa chừng, lại mừng. Nghĩ khách tới chơi nghĩa là
đời sống của mẹ ở quê không đến nỗi quạnh hiu, vắng con nhưng mẹ vẫn có nhiều
niềm vui khác. Ý nghĩ đó làm cho những đứa nhỏ xa nhà thấy nhẹ lòng, giờ này
mình thì tiệc tùng vầy, còn mẹ chỉ mình ên.


(2) Hồi tụi nó còn ở nhà, mẹ cũng nhiều khách tới thăm. Một mình gánh ba
con, nhưng người đàn bà góa chồng chẳng cách nào làm cho duyên đừng sóng sánh
trong đi đứng, nói cười. Khí chất đã vậy, mặt nám tay chai cũng không ngăn nỗi
đàn ông theo đuổi. Có ông thầy giáo hay ghé nhà, nhẹ tựa mưa. Tròng trành ngồi
bên thềm ướt, nói chuyện ba khơi kiểu như Sáu ơi, ngoài vườn măng chắc sắp mọc
rồi, mà không hiểu sao nước sông mấy bữa nay đục quá. Lại có ông thợ rèn, tóc
tai bốc khói như đá trời vừa ngùn ngụt đi qua khí quyển trái đất. Không nói, chỉ
nhìn, cái nhìn như hóa lỏng người đàn bà mà ông thầm yêu. Một ông khác thì xộc
vào tận bếp, thay bóng đèn, đóng lại bản lề cánh cửa. Ông này thẳng đuột, bảo
Sáu ưng tôi đi, còn trẻ ở không chi cho phí. Lại có ông chống nạnh đứng ngoài
sân, nói tụi mình bạn bè từ hồi ở truồng tắm mưa, tánh nết đã thuộc lòng, Sáu
mà đi thêm bước nữa thì lấy tui cho đỡ mất công tìm hiểu.


Mẹ được nhiều người mê, tụi nhỏ cũng hưởng lợi. Khách hay
mang bánh kẹo, không thì cũng mấy trái mận, trái xoài. Ăn của người ta mà không
giúp cũng kỳ, nhưng tụi nhỏ cứ khen ông nào hay thì mẹ cũng gạt đi, mùa này xơ
ri chín rộ phải hái cho kịp, mương vườn cạn phơi đáy phải đào, đậu rồng đâm ngọn
phải làm giàn cho chúng, nói chung là lu bu lắm, đâu rảnh. Lần hồi, cho đến bữa
đứa con nhỏ nhất đón xe đò khăn gói xa nhà, mẹ vẫn một mình. Nhìn vào kiếng chiếu
hậu, là mẹ đứng sau đám bụi, chấm áo tím trên nền xanh gờn gợn.


May mà mẹ vẫn có khách tới chơi, tụi nhỏ hài lòng. Những người
sớt bớt nỗi cô độc của mẹ, chắc là mấy thím bên xóm hay để lại dấu răng trên những
câu chuyện dông dài ai đó chửa hoang ai đó bỏ vợ theo trai, ai đó vừa sinh bảy.
Họ hàng từ xa xôi cũng đổ lại, ngồi kiểm đếm coi chế ba chú bảy ai mất ai còn.
Mà biết đâu, mẹ vẫn còn nhiều ông mê lắm.


Một bữa tụi nhỏ về, chứng kiến mẹ dưng không ới lên rồi te te
đi mở cổng. Khách của mẹ là ba con vịt xiêm, bộ điệu khệnh khạng xem chừng ghé
chơi thường lắm. Ăn xong mớ đầu tép mẹ dành cho, bọn nó lại hể hả ngoáy đuôi ra
về.


Khách của mẹ còn có con mèo mướp, thường xuất hiện bất ngờ với
cái bụng chửa, rồi một bữa biến mất chẳng rõ đi đâu. Lá khô thì táo bạo hơn, xộc
vào đến tận góc buồng ngủ, chỗ mấy con dế thường đến gáy. Và mưa đêm, luôn để lại
những dấu chân trong suốt ngoài thềm.


Những người bạn láng giềng của mẹ lớp bán nhà dời đi chỗ
khác, lớp nằm đau. Xóm ngoại ô chóng mặt với những hàng quán mọc lên, những giọng
nói vùng miền xa lạ khác. Người thì đông hơn, nhưng không hẳn vui hơn. Tiếng cổng
đóng rền rĩ vào mỗi sáng. Nhà mẹ vắng dần tiếng người và mặt cười.


Hỏi sao không thấy mấy ông mê mẹ, bà nhẩm đếm hao hụt hơn một
nữa rồi. Ông thì đột quỵ, ông thì ôm trong bụng khối u (phải ôm một khối
tình, cũng đỡ). Còn mỗi ông thợ rèn mạnh giỏi, vừa rồi có ghé nhà, vẫn bốc
khói như rớt xuống từ trời. Gặp mẹ, ông hỏi cô Sáu có nhà không, nói một hồi mới
tin người muốn tìm đang ở trước mặt. Từ bữa tới giờ không thấy quay lại nữa, chắc
đang tiếc đôi cánh đã cháy rụi trong lúc bay đi gặp người xưa. Cánh không còn để
trở về trời, mà chỉ gặp mỗi một bà già teo héo.


Vừa kể mẹ vừa đi rửa mấy cái ly đầy bụi, rót nước râu bắp
bưng cho tụi nhỏ. Phổi của những đứa con như cứng lại, thấy khó thở với cái
cách mẹ đặt ly xuống bàn, xua tụi nó uống đi nước mát lắm, cách mẹ vừa lau mặt
bàn vừa phân trần như một thói quen, có một mình nên nhà cửa cứ tèm lem, bỏ qua
nghen.


Tụi nó, giờ làm khách của mẹ mình.


(Nguyễn Ngọc Tư, Khách)

 


a. Xác định lời dẫn trực tiếp hoặc gián
tiếp trong những ngữ liệu trong đoạn (2) và cho biết tác dụng.


b. Tác giả mở đầu tác
phẩm bằng câu: Có vài cuộc gọi về nhà kết
thúc sớm hơn, mẹ có khách. Theo anh/chị, “khách” của mẹ là những ai?
Từ những vị “khách” ấy, tác giả đã cho người đọc biết hoàn cảnh
sống của mẹ hiện nay ra sao?


c. Chi tiết: Vừa kể mẹ vừa đi rửa mấy cái ly đầy bụi, rót
nước râu bắp bưng cho tụi nhỏ cho người đọc thấy điều gì?


d. Xác định biện pháp tu
từ trong câu: Lá khô thì táo bạo hơn, xộc
vào đến tận góc buồng ngủ, chỗ mấy con dế thường đến gáy. Nêu tác dụng
của biện pháp tu từ ấy.

0
Đoạn 2: Cho đoạn văn sau: "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau:

"Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người một trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng quê, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!..."

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm này và vị trí của đoạn văn trong tác phẩm “Làng” – Kim Lân

Câu 2: Xác định ngôi kể chính của đoạn trích trên? Tác dụng của nó?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Viết đoạn văn nếu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép đẳng lập và phép thế.

43

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:

- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc

- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.

Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:

- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.

+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ

+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước

Câu 4:

- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.

- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.

- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.

- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ

- Về nhà:

+ Chán nản: Nằm vật ra giường

+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại

+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước

+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại

è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.