Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu sau đây bằng những quan hệ từ thích hợp.
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2019

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm giống như cha ông ta ngày xưa , lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

- Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

12 tháng 10 2016
a) - Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.
- nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.
- Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người về những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
 
13 tháng 10 2016

a)Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

b) nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được

c)Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người qua những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

b1)cua: quyen sach nay cua toi

cho: toi tang cho ban quyen sach nay

ve : ho dang ban tan ve chuyen cua chi toi

qua:  qua cau ca dao "cong cha......nguon chay ra, tac gia cho ta thay cong lao to lon cua cha me doi voi con cai

nhung: nha em o xa truong nhung bao gio em cung den truong dung gio

b2)

a)con xin bao1 tin vui  cho cha me mung

b)ngay nay, chung ta co quan niem nhu cha ong ta ngay xua,lay dao duc, tai nang lam trong.

c)du nuoc son co dep den may ma chat go ko tot thi do vat cung ko ben duoc

d)ban than em con rat nhieu thieu sot, em hua se h cuc sua chua

e)tuc ngu la lanh dum la rach cho em...

f)bo tu cua

6 tháng 11 2018

cần kết bạn chắc

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

8
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang

1 tháng 1 2019

- sinh động-chủ động

-uy nghi- oai nghiêm ( ko chắc)

-chỉ đạo - chỉ dạy

-thính giả- khán giả

-theo dõi- dõi theo

Bài 1: Chỉ ra thành phần được rút gọn trong câu in đậm và nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các trường hợp đó:a. Thương người như thể thương thân.(Tục ngữ)b. Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Ma-ri-uýt của các cháu. (Nguyễn Ái Quốc)c. - Lúc nào chúng ta được nghỉ hè?    - Có lẽ hai tuần nữa.d. - Hằng ngày, ai đưa em đi học?    - Mẹ em...
Đọc tiếp

Bài 1: Chỉ ra thành phần được rút gọn trong câu in đậm và nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các trường hợp đó:

a. Thương người như thể thương thân.(Tục ngữ)

b. Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Ma-ri-uýt của các cháu. (Nguyễn Ái Quốc)

c. - Lúc nào chúng ta được nghỉ hè?

    - Có lẽ hai tuần nữa.

d. - Hằng ngày, ai đưa em đi học?

    - Mẹ em ạ.

Bài 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có chứa câu rút gọn? Chỉ rõ thành phần được rút gọn trong những câu đó.

a. Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn. (Nam Cao)

b. Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. (Ca dao)

c. Tóm lại là phải học, phải học tập vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc ta và cả thế giới (Phạm Văn Đồng)

d. Đêm. Thành phố lên đèn như sao xa. (Hà Ánh Minh)

e. Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Cơ chừng tiếc của. Cơ chừng hết sức. Cơ chừng hết hơi. (Nguyễn Công Hoan)

Bài 3: Hãy tìm ít nhất năm câu khẩu hiệu là câu rút gọn. Cho biết vì sao trong khẩu hiệu thường có nhiều câu rút gọn như vậy?

Bài 4: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên, trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn? Vì sao?

a. Mẹ: Con ăn cơm hay ăn phở?

Con: Cơm (1)

b. Nam: An ơi, cho tớ hỏi bức tranh sơn dầu "Hoa mười giờ" là do ai vẽ nhỉ?

An: Họa sĩ Vũ Kim Thanh (2)

c. Cô giáo: Mai đã mời bố mẹ ngày mai đi họp phụ huynh chưa?

Học sinh: Mời rồi (3)

Bài 5: Viết một đoạn văn từ 7-10 câu kêu gọi mọi người phòng chống virus Corona, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn. Cho biết tác dụng của câu rút gọn mà em đã sử dụng trong đoạn văn

(Các bạn làm giúp mình nhá! giúp một bài cũng được)

2
13 tháng 2 2020

Bài 1: 

a. Rút gọn chủ ngữ - Để bài học, kinh nghiệm trong câu tục ngữ đúng với mọi người.

b. Rút gọn chủ ngữ - Ngắn gọn, không bị lặp với câu đầu.

c. Rút gọn cụm chủ - vị - Ngắn gọn, không dài, thừa, lặp.

d. Rút gọn cụm chủ - vị - Ngắn gọn, không dài, thừa, lặp.

Bài 2: 

a. Ông giáo ạ! - Rút gọn cụm C-V

b. Rút gọn chủ ngữ - Nỗi niềm chung của người phụ nữ.

c. Rút gọn chủ ngữ - Nhiệm vụ của cả dân tộc.

d. Đêm. - Xác định thời gian.

e. Không lê được ... cơ chừng hết hơi - rút gọn chủ ngữ "bà ấy" -> tạo nhịp điệu cho câu văn, tránh lặp, thừa.

Bài 3:

- Học, học nữa, học mãi.

- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

- Mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con.

- Bảo vệ môi trường.

- Giữ gìn vệ sinh chung.

=> Rút gọn thành phần chủ ngữ để mọi người cùng ra sức thực hiện, chấp hành theo khẩu hiệu ấy.

Bài 4:

a. Không nên dùng câu rút gọn vì trong trường hợp trả lời người lớn như vậy là bất kính, vô lễ.

b. Dùng được câu rút gọn để ngắn gọn, tránh thừa, lặp, dài dòng.

c. Không nên dùng câu rút gọn vì gây cảm giác thiếu tôn trọng.

13 tháng 2 2020

Cảm ơn Nguyễn Thị Vân nhá

He-ming-way là tác giả nước ngoài mà tôi thích nhất. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940) để lại trong lòng độc giả nhiều hình tượng văn học rất đời. Tác phẩm Ông già và biển cả với sức khơi gợi sâu xa về khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn đã mang lại nhiều thành công cho tác giả. Trong...
Đọc tiếp

He-ming-way là tác giả nước ngoài mà tôi thích nhất. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940) để lại trong lòng độc giả nhiều hình tượng văn học rất đời. Tác phẩm Ông già và biển cả với sức khơi gợi sâu xa về khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn đã mang lại nhiều thành công cho tác giả. Trong tác phẩm của mình, Hemingway để con người đối lập với biển khơi rộng lớn khôn cùng nhưng điều đó giúp ông mang con người đặt ngang thiên nhiên trong thế chủ động của con người và cuộc đời đầy phức tạp, biến đổi khôn lường.

Hãy gạch chân dưới những quan hệ từ trong đoạn văn trên 

Giup mk với nha 

Ai làm nhanh và đúng thì mk tick cho

Mk đang cần gấp nên mọi người nhanh lên nha

1
19 tháng 10 2018

Quan hệ từ :mà,như,và, và , của ., nhưng.

hok tốt 

# Puka#

I. Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều...
Đọc tiếp

I. Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.

Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.

Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:

- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.

Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

                          (Kho tàng truyện dân gian Việt Nam)

Câu 1. Câu chuyện trên thuộc loại truyện dân gian nào em đã học? Căn cứ nào để em xác định như vậy? Kể tên một truyện em đã được học cũng thuộc loại truyện này.

Câu 2. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh:

-         Con Cáo

-         Chùm nho

-         Giàn nho cao

-         Cây nho thấp

Câu 3. Đọc lại đoạn văn sau:

       - Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

        Theo em, có phải con cáo thực sự không thích những chùm nho nên mới rời đi không? Hành động của con cáo gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4. Câu chuyện trên ngụ ý răn dạy con người bài học nào trong cuộc sống?

Câu 5. Em hãy đặt một nhan đề cho văn bản và giải thích vì sao em đặt nhan đề đó.

II. Thực hiện bài tập sau:

Câu 6. Cho câu văn sau:

     Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp.

a. Giải thích nghĩa của từ “chén”?

b. Tìm từ đồng nghĩa với từ “chén” và đặt câu với 1 từ tìm được.

Câu 7. Cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu nào phân loại theo mục đích nói, dấu hiệu nào cho biết điều đó?

       Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ?

Câu 8. Ghi lại 3 từ ngữ diễn tả tâm trạng con Cáo khi “rầu rĩ rời khỏi vườn nho”.

III. Tập làm văn:

Trong cuộc sống, em đã từng gặp tình huống khó khăn như con Cáo trong câu chuyện trên chưa? Em đã xử lý như thế nào. Hãy viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện đó của em.

ai giúp mk mk tích cho

0