Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong những thập niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
- Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như:
+ Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
+ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
+ Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
Tham khảo
a. Phát triển mạnh mẽ:
- Công nghiệp: chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( hơn 56% năm 1948).
- Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng của Anh + Pháp + Tây Đức + Italia + Nhật Bản.
- Tài chính: Nắm ¾ dự trữ vàng trên toàn thế giới.
- Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển là của nước Mĩ.
- Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản lượng kinh tế toàn thế giới.
b. Nguyên nhân.
1.Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
2.Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
3.Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận.
4.Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
5Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.
6.Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
1. Tăng cường hợp tác kinh tế:
- Tạo ra khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) để giảm thuế nhập khẩu và tăng cường thương mại giữa các quốc gia thành viên.
- Làm căn cơ cho việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, nhằm tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất.
2. Đảm bảo sự ổn định và an ninh chính trị:
- Tổ chức các cuộc họp cấp cao và diễn đàn liên quan đến an ninh, như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM+.
- Đưa ra Tuyên bố TAC (Treaty of Amity and Cooperation) nhằm khuyến khích các quốc gia tôn trọng chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
3. Phát triển văn hóa và xã hội:
- Tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục và trao đổi giữa các quốc gia thành viên.
- Khuyến khích sự hiểu biết và tôn trọng giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau trong khu vực.
4. Ứng phó với thách thức toàn cầu:
- Tham gia vào việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu như biến đổi khí hậu, khủng bố, dịch bệnh, và vấn đề di cư.
- Tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên.
5. Tăng cường hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác:
- Phát triển mối quan hệ đối tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và các tổ chức khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU).
6. Giải quyết tranh chấp lãnh thổ:
- Dù vẫn còn một số tranh chấp chưa được giải quyết hoàn toàn, nhưng ASEAN đã tạo ra một kênh đối thoại và hợp tác để giảm bớt căng thẳng và xung đột.
thành tựu :_ Kinh tế phát triển đời sống nhân dân dc cải thiện
_ Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và khu vực
_ Tốc độ phát triển kinh tế của TQ nhanh nhất thế giới hiện nay
đối diện vs các vấn đề: ô nhiễm môi trường, dân số gia tăng, kinh tế phải cạnh tranh vs nhiều nc
Miền Bắc trở lại hòa bình, khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
- Đến cuối tháng 6 -1973, miền Bắc cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ thủy lôi, bom mìn do Mĩ thả trên biển, trên sông, bảo đảm đi lại bình thường.
- Sau hai năm (1973 - 1974), về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, các hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế. Kinh tế có bước phát triển.
- Đến cuối năm 1974, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên một số mặt quan trọng đã đạt và vượt mức năm 1964 và năm 1971 - là hai năm đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đời sống nhân dân được ổn định.
- Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, trong hai năm 1973 -1974, miền Bắc đưa vào các chiến trường gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc gấp rút đưa vào miền Nam 5,7 vạn bộ đội. Miền Bắc cũng đưa vào chiến trường 26 vạn tổn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm.
- Chi viện của miền Bắc cho miền Nam thời kì này, ngoài việc phục vụ nhiệm vụ chiến đấu với trọng tâm tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, còn chuẩn bị cho xây dựng và tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.
Về kinh tế:
- Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ.
- Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.
- Chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
⟹ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
* Về khoa học - kỹ thuật:
- Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và đây cũng là nuớc dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...
* Đối ngoại:
- Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ với tất cả các nước
- Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc áp bực.
Mục đích:Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà
bình và ổn định khu vực.
Sự phát triển từ ASEAN 6 thành ASEAN 10
- Năm 1984, Rru-nây trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.
- Sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương đã chuyển từ "đối đầu” sang “đối thoại”. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
- Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, tiếp đó kết nạp Lào, Mi-an-ma vào tháng 7-1997 và Cam-pu-chia thánu 4-1999.
- Lần đầu trong lịch sử khu vực, 10 nước ASEAN đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất => ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn thịnh.
+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm.
+ Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
1
Nguyên nhân riêng (chủ quan)
-Lợi dụng được vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển tập trung các ngành then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất,..
-Biết tận dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để tăng sức lao động, cải tiến kĩ thuật,hạ giá thành sản phẩm
-Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc
Nguyên nhân quan trọng nhất: Yếu tố con người (vì con người Nhật Bản được đào tạo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, tiết kiệm, coi trọng sự phát triển của khoa học kĩ thuật và củng cố nền giáo dục quốc dân)
- Sự quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti
- Thu hút vốn nước ngoài, len lách vào thị trường các nước.
- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ..
- Chi phí thấp trong quân sự
- Nhờ các cải các dân chủ sau chiến tranh 2(mang lại luồng không khí mới cho các tầng lớp nhân dân Nhật Bản
Nguyên nhân chung (chủ quan)
- Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn liền với điều kiện quốc tế thuận lợi: sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thừa hưởng những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại
-Bóc lột nhân dân trong nước, các nước nhỏ yếu và cạnh tranh với các nước lớn.
Các thành tựu chính:
+ tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm trong nhưng năm 50 là 15%,nhưng năm 60 là 13,5%
+ tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỷ USD, đứng thứ 2 trên thế giới, sau Mĩ (830 tỷ USD)
+ thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD(1990) đứng thứ 2 sau Thụy Sỹ.
+ Nông nghiệp: Nhật Bản đã tự túc được 80% nhu cầu lương thực của người dân, nghề cá đứng thứ 2 thế giới sau Pê ru.
\(\Rightarrow\) Đến nhưng năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trưng tâm kinh tế - tài chính thế giới
Bài học đối với Việt Nam
- Biết tận dụng hiệu quả các thế mạnh trong nước như: tài nguyên, nhân lực lao động.
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
- Tăng cường đối mới chính sách, cơ chế quản chí nhà nước
- Hội nhập với nền kinh tế thế giới, nắm bắt thời cơ để thúc đẩy kinh tế phát triển, kịp thời phản ứng phó với các thách thức trong hoàn cảnh toàn cầu hóa
- phát huy nhân tố con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển.Con người được coi là công nghệ cao nhất để tiến đến nền kinh tế trí thức
- Nâng cao tinh thần cần cù, tiết kiệm, chống lãng phí
-Không ngừng đề cao và đổi mới nền giáo dục, tiến tới bắt kịp nền giáo dục hiện đại của thế giới