K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2020

a)

kĩ thuật:

- Thế kỉ XVIII, nhân loại đã đạt được những thành tựu vượt bậc về khoa học, kĩ thuật:

+ Công nghiệp: kĩ thuật luyện kim, sản xuất gang, sắt thép… đặc biệt là sự ra đời của động cơ hơi nước. + Giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng. Năm 1807 – kỹ sư Mỹ Phơn tơn chế tạo tàu thủy chạy bằng hơi nước. Năm 1802 đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước xuất hiện ở Anh. Máy điện tín được phát minh ở Nga và Mỹ

+ Nông nghiệp: sử dụng phân hoá học, máy kéo, máy gặt, máy đập.

+ Quân sự: nhiều vũ khí mới được sản xuất. => Thành tựu về kĩ thuật đạt được ở các thế kỉ XVIII- XIX đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất chuyển từ nền sản xuất

1. Khoa học tự nhiên

Những nhà bác học và những phát minh vĩ đại trong thế kỷ XIX về toán học, hóa học, vật lý, Sinh vật

- Niu tơn với định luật vạn vật hấp dẫn.

- Lô mô nô –xốp với định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.

- Puốc kin giơ với khám phá sự phát triển của thực vật và mô động vật

- Đác uyn với thuyết tiến hóa và di truyền.

2. Khoa học xã hội

Có các phát minh sau:

- Phoi-ơ-bách, Hê ghen: chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng

- Ximit, Ri các đô với tác phẩm chính trị kinh tế học tư sản.

- Xanh xi mông, Phu-ri e, ô oen chủ nghĩa xã hội không tưởng.

- Mác, Ăng ghen: chủ nghĩa xã hội khoa học.

* Phát minh có ý nghĩa quan trọng là chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ang ghen - cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người. Những phát minh lớn về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các phát minh đó đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.

ý nghĩa

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội

- Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.

b)

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

c)

* Tình hình giáo dục và khoa cử

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428- 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

Chúc bạn học tốt!
21 tháng 3 2022

tham khảo

 

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

 

Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục do:

- Đất nước thái bình, yên ổn, không còn chiến tranh.

- Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển.

- Giáo dục, khoa cử phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước.

- Nhân dân ta có truyền thống hiếu học, trọng khoa cử.



 

3 tháng 3 2022

câu 1 
bộ máy nhà nước 
câu 2 
tham khảo :
 Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

3 tháng 3 2022

Câu 1:

1/ 

Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý Trần ở các điểm sau:

Triều đình trung ương: Lê Thánh Tông cải cách tăng cường tính tập quyền, mọi quyền lực tập trung vào trong tay nhà vua. Bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Ở triều đình các cơ quan được quy định chặt chẽ và rõ ràng các nhiệm vụ của mình, gồm có sáu bộ và các cơ quan chuyên môn khác.

Các đơn vị hành chính:

+ Thời lê sơ: Được tổ chức chặt chẽ, rõ ràng, chia nhỏ đất nước thành 13 đạo để cai quản. Đứng đầu đạo không còn là một viên quan nữa mà là 3 viên quan đứng đầu 3 ti để có thể kiểm soát nhau,kìm chế nhau. Thể hiện nhà nước trung ương đã với tay đến tận địa phương.

+ Thời Lý trần thì chưa được quy củ, đặc biệt là ở các địa phương.

Cách đào tạo tuyển chọn bổ dụng quan lại:

+ Ở nhà Lê sơ muốn làm quan cần phải có học thức (chủ yếu học tư tưởng của Nho gia) sau đó được tuyển chọn bằng khoa cử nên chọn được nhiều nhân tài ra giúp nước. => là nhà nước quân chủ quan liêu.

+ Thời Lý Trần những chức vụ quan trọng và quan lại trong triều đình chủ yếu là con cháu của vua hay là họ hàng, những người thân thích của hoàng tộc. => là nhà nước quân chủ quý tộc.

2/ 

Thời Lê sơ Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới, thời Lê sơ có nhiều nhân tài, nhiều danh nhân nổi tiếng.

3/

+ Sử học: các bộ chính sử Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

Câu 2:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

Hệ thống câu hỏi môn Lịch sử học kì 2 lớp 7 Câu 1: Triều đại Lê Sơ thành lập trong hoàn cảnh nào? Thời gian? Vị vua đầu tiên? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và nhận xét? Câu 2: Tình hình giáo dục khoa cử và luật pháp nước ta thời Lê Sơ có gì khác thời Lý- Trần? Thời kỳ phát triển thịnh trị nhất của triều đại Lê Sơ do vị vua nào trị vì? Câu 3: Kể tên các danh nhân...
Đọc tiếp

Hệ thống câu hỏi môn Lịch sử học kì 2 lớp 7

Câu 1: Triều đại Lê Sơ thành lập trong hoàn cảnh nào? Thời gian? Vị vua đầu tiên? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và nhận xét?

Câu 2: Tình hình giáo dục khoa cử và luật pháp nước ta thời Lê Sơ có gì khác thời Lý- Trần? Thời kỳ phát triển thịnh trị nhất của triều đại Lê Sơ do vị vua nào trị vì?

Câu 3: Kể tên các danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thế kỷ XV? Em thích nhất vị danh nhân nào? Vì sao?

Câu 4: Nét chính về tình hình chính trị nước ta thế kỷ XVI ? Kể tên các cuộc chiến tranh phong kiến và hậu quả của nó?

Câu 5: Phong trào Tây Sơn do ai lãnh đạo? Hãy lập niên biểu những thắng lợi quan trọng của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến 1789?

Câu 6: Những thành tựu nổi bật về văn hóa, nghệ thuật và khoa học- kỹ thuật nước ta thế kỷ XVIII- XIX? Ý nghĩa của những thành tựu đó?

Câu 7: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

Câu 8: Kể tên các anh hùng dân tộc trong các thế kỉ X-XIX. Đánh giá công lao của Hoàng đế Quang Trung đối với đất nước?

Câu 9: Lập niên biểu các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X- XVIII theo thứ tự, tên triều đại, thời gian và người thành lập?

Câu 10: Vì sao Nghệ An trong các thế kỷ XVI - XVIII được xem là vùng đất văn vật? Kể tên các di tích lịch sử trên quê hương Nghệ An có liên quan đến triều đại Tây Sơn?

Một số đề kiểm tra môn Lịch sử học kì 2 lớp 7

ĐỀ I:

Câu 1: Triều đại Lê Sơ thành lập trong hoàn cảnh nào? So sánh giáo dục khoa cử và luật pháp nước ta thời Lê Sơ với thời Lý- Trần.

Câu 2: Lập niên biểu các mốc lịch sử quan trọng trong phong trào Tây Sơn?

Câu 3: Kể tên các anh hùng dân tộc trong các thế kỉ X-XIX. Đánh giá công lao của Hoàng đế Quang Trung đối với đất nước?

ĐỀ II:

Câu 1: Lập niên biểu các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X-XIX theo thứ tự, tên triều đại, thời gian thành lập, người thành lập?

Câu 2: Thành tựu nổi bật về văn hóa- nghệ thuật, khoa học- kỹ thuật nước ta thế kỷ XVIII-XIX và ý nghĩa của thành tựu đó?

Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

Nghệ An có di tích lịch sử nào liên quan đến triều đại Tây Sơn?

ĐỀ III:

Câu 1: Nét nổi bật về tình hình giáo dục, khoa cử và luật pháp nước ta thời Lê Sơ? Ai là vị vua trị vì thịnh trị nhất triều đại Lê Sơ?

Câu 2: Những đóng góp quan trọng của phong trào Tây Sơn từ 1773 đến 1789? Nguyên nhân của những thắng lợi đó?

Câu 3: Kể tên các danh nhân văn hóa xuất sắc và các anh hùng dân tộc thế kỷ XV- XVIII? Nhân vật lịch nào để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

ĐỀ IV:

Câu 1: Kể tên các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX theo thứ tự, tên triều đại, thời gian thành lập, người đứng đầu, tên nước và kinh đô?

Câu 2: Thành tựu nổi bật về về văn hóa- nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX?

Câu 3: Đánh giá công lao của Hoàng đế Quang Trung đối với lịch sử dân tộc?

1
5 tháng 6 2020

uk!

khi nào bạn kt học kì?

5 tháng 6 2020

Cuối hk chứ sao!!

20 tháng 2 2022

Giáo dục khoa cử:
Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. - Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế. - Thời Lê sơ (1428- 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên. luật pháp: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức). - Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

   *Lê Thánh Tông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, là vua trị vì lâu nhất nhà Lê sơ. 

 

8 tháng 3 2022

tham khảo

 

1. 

- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn , ý chí bất khuất , quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước 
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc , hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa .
+ Có đường lối chiến lược , chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ tham mưu , đứng đầu là Lê Lợi Nguyễn Trãi 
- Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh 
+ Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ

8 tháng 3 2022

tham khảo

 

1.Tình hình giáo dục và khoa cử:

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi.

- Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho.

- Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội - Đình

⇒ Giáo dục, thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn, tuyển chọn được nhiều nhân tài hơn.

2.Văn học, khoa học, nghệ thuật:

a.Văn học:

- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.

- Nội dung: Yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc,khí phách ,tinh thần bất khuất của dân tộc.

b.Khoa học:

- Khoa học phát triển,  phong phú, đa dạng.

- Sử học, địa lí, y học, toán học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

c.Nghệ thuật:

- Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:đặc sắc thể hiện ở các cung điện, lăng tẩm. Phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

2 tháng 3 2022

văn học chữ hán và nôm phát triển , nội thi cử là các sách của đạo nho , dựng lại quốc tử giám v...v

bạn có thể tham khảo bên lời giải hay nó sẻ rõ ràn hơn của mình

30 tháng 4 2022

Câu 1: 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
-Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
-Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
Câu 2: 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo như việc dựa vào dân để mở rộng phạm vi cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

- Sự hi sinh, xả thân mình để giúp cuộc khởi nghĩa trụ vững và đi đến thắng lợi như hành động cứu chủ tướng Lê Lợi của Lê Lai,...

13 tháng 4 2022

REFER

Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi bởi những nguyên nhân sau:

– Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

– Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi. Nguyễn Trãi đưa ra những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Chỉ huy biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.

– Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ hết lòng. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già, trẻ, nam nữ. Các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là nguyên nhân đầu tiên: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.