K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2021

C

2 tháng 12 2017

Con rồng cháu tiên: đây là một câu thành ngữ ý nói rằng người Việt Nam bắt đầu chung một nguồn, đều là con của rồng, cháu của tiên. Vì thế, chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết với nhau. 

Thầy bói xem voi: Đây là câu thành ngữ dựa trên câu chuyện cùng tên "Thầy bói xem voi", ý nói rằng Khi nhìn mọi vật phải nhìn từ chung -> cụ thể chứ không thể chỉ dựa vào những thứ đơn giản trước mắt để vội kết luận. (Phải biết nhìn chung)

Ếch ngồi đáy giếng: Câu thành ngữ cũng dựa trên cậu chuyện cùng tên "Ếch ngồi đáy giếng", ý chỉ chúng ta đừng nên tự cao, tự đại vì mọi thứ đều vô cùng bao la, nếu ta quá cho rằng mình là giỏi nhất, thì có ngày cũng nhận một hậu quả như chú ếch trong câu chuyện

2 tháng 12 2017
  1.   1/- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên ===> Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc 
    2/- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) ===> Truyền thống đoàn kết của dân tộc 
    3/- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên ... 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng...
  2. Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.
  3. Ngụ ý muốn ám chỉ những người học hành không ra gì, tầm nhìn hạn hẹp nhưng luôn tỏ vẻ ta đây là người thông thái.
28 tháng 4 2023

Những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến: Đều phê phán những sai lầm, những thói hư tật xấu của con người, để răn dạy và eust ra bài học đạo lí, kinh nghiệm sống.

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ)Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ( Tú Mỡ)Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
( Tú Mỡ)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tú Mỡ)
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ?

d) Trong tiếng Việt, các lối chơi chữ thường gặp là : dùng từ ngữ động âm ; dùng lối nói trại âm (gần âm) ; dùng cách điệp âm ; dùng lối nói lái ; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa... Theo em, mỗi ví dụ trên thuộc lối chơi chữ nào?

3
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

25 tháng 11 2016
d) Các kiểu chơi chữ:
- Dựa vào hiện tượng gần âm;
- Mượn cách nói điệp âm;
- Nói lái;
- Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
c) Lên Google í
13 tháng 11 2017

Con rồng cháu tiên ko phải truyện ngụ ngôn bạn ơi

13 tháng 11 2017

Trần Khánh Linh

Đề bài ghi như vậy bạn ạ

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ)Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ( Tú Mỡ)Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
( Tú Mỡ)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tú Mỡ)
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ ?

5
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

(Ca dao)

+ Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

+ Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng => răng lợi.

+ Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

+ Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

27 tháng 11 2016

a)

VD1: +) Từ lợi thứ nhất nghĩa là lợi ích, lợi lộc
+) Từ lợi tứ hai có nghĩa là răng lợi.

Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

VD2: Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói gần âm : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma.

Ý mỉa mai, chế giễu.
VD3: Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần.

→​ Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
VD4: Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái :

+) Cá đối nói lái thành cối đá

+) Mèo cái nói lái thành mái kèo sự trái khoáy.

→ Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
VD5: Lối chơi chữ của đọa thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+) Sầu riêng - danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+) Sầu riêng - tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.
c)

→ Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.

d)

VD1: Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa,...

VD2: Dùng lối nói trại âm.

VD3: Dùng cách điệp âm.

VD4: Dùng lối nói lái.

VD5: Dùng từ ngữ đồng âm

→ Hết rối đó bạn nha!banhqua




 

17 tháng 12 2021

Tham khảo!

Thành ngữ là những câu nói không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường, đồng thời ý nghĩa của một thành ngữ thường là câu mang nghệ thuật ẩn dụ trong toàn bộ câu. Hiện có hàng ngàn các thành ngữ khác nhau và chúng thường xuyên được tạo ra ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. 

-Sơn hào hải vị: chỉ những món ăn quý hiếm trên rừng, dưới biển

-Thầy bói xem voi: Chỉ thấy bộ phận, không thấy toàn thể, nhận thức, suy luận một cách phiến diện

-Da mồi tóc sương:Chỉ người già, tóc đã bạc, da đã nổi đồi mồi

-Tứ cố vô thân: chỉ những người không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa

-Ếch ngồi đáy giếng: Hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp

-Đem con bỏ chợ:Chỉ việc dìu dắt, giúp đỡ một người, rồi nửa chừng bỏ mặc. Cũng nói Mang con bỏ chợ.

-Chuột sa chĩnh gạo:(Nghĩa đen) Con chuột rơi vào hũ đựng gạo, là món ăn khoái khẩu của nó. (Nghĩa bóng) Ngưởi ta bỗng nhiên được đưa vào trường hợp hay môi trường có lợi cho mình.

-Cưỡi ngựa xem hoa:Cuộc gặp tốt đẹp, hai gia đình quyết định tiến đến hôn nhân. Đêm động phòng, chàng trai và cô gái mới biết được khuyết tật của nhau thì đã muộn. Từ đó, người ta dùng thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa” để chỉ những việc làm có tính chủ quan, qua loa mà không suy xét kĩ.

18 tháng 12 2021

THANK YOU FRIEND

18 tháng 11 2016

1. Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.

Thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên.

Lạc Long Quân nòi Rồng kết duyên với Âu Cơ giống Tiên sinh ra được một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Sau đó, năm mươi con theo cha xuống bể, năm mươi theo mẹ lên rừng. Con trưởng lên làm vua vị vua đầu tiên của nước ta, lấy hiệu là Hùng Vương. Do đó, người Việt Nam luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên.

 

18 tháng 11 2016

Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”.

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, hàng ngày tiếng kêu Ồm ộp của nó đã làm cho nhái, cua, ốc hoảng sợ, nó tưởng bầu trời chỉ bằng chiếc vung và nó là vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên đưa ếch ta ra ngoài. Vì ngênh ngang đi lại khắp nơi nên nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đó nhân dân ta dùng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” để phê phán những kẻ kém hiểu biết mà huyênh hoang.

 

24 tháng 11 2016

Bài ca dao trên có hiện tượng đồng âm vì tiếng " lợi " ở câu thơ thứ 2 có nghĩa là lợi ích, cái được cho mình; còn tiếng " lợi " ở câu thơ thứ 4 lại có nghĩa là lợi là 1 phần trên cơ thể người ở phần miệng. Như vậy ta thấy nghĩa của 2 từ này khác xa nhau nên đây là hiện tượng đồng âm.

25 tháng 11 2016

Lợi 1 :lọi ích

Lợi 2,3: phần thịt bao ở phần dưới chân răng