Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghĩa 1 là nói về ruột của con ngựa rất thẳng,nghĩa 2 là nói về người không bao giờ giấu giếm luôn nói sự thật
nghĩa của các câu thành ngữ , tục ngữ sau là :
⇒ thẳng như ruột ngựa nghĩa là : được dùng để nói về sự ngay thẳng và thật thà của con người
⇒ Giấy rách phải giữ lấy lề nghĩa là : được sử dụng để ví một ai đó dẫu có rơi vào khoản cảnh khó khăn ta ko được làm việc xấu
⇒ Thuốc đắng dã tật nghĩa là : tuy thuốc đắng nhưng có thể chữa bệnh rất tốt như là con người cũng vậy là những lời khó nghe rất bổ ích
⇒ cây ngay không sợ chết đứng nghĩa là : nói về sự ngay thẳng , trung thực ko làm việc gì trái với đạo lý sống , chết đứng là chết oan như là các chú bộ đội đã bị tra khảo vói rất nhiều nhưng trận đánh khủng khiếp nhưng các chú ko nói một lời .
⇒ đói cho sạch rách cho thơm nghĩa là : dù nghèo đói nhưng cũng ko được làm gì trái với lương tâm , phải giữ lấy lòng tốt , tự trọng
Câu 1 : Phấn.
- Giải thích :
- Phấn làm từ đá vôi \(\left(CaCO_3\right)\), các bo nát can xi ; do đó, chứa các bon.
- Kim cương là 1 trong những thù hình của các bon.
- Tóm lại, phấn và kim cương đều có cùng 1 chất (các bon)
Câu 2 : Mùn cưa.
- Giải thích : Mùn cưa là gỗ, thử lấy xem xem nó có thẳng, gấp khúc hay không !
OKay !
a) "Môi hở răng lạnh": nghĩa là anh em ruột thịt, bạn bè thân thuộc chí cốt phải thương yêu thương đùm bọc che chở cho nhau. Không quan tâm bao bọc cho nhau đến một lúc nào đó sẽ không tốt cho cả hai
b) "Máu chảy ruột mềm": Nghĩa là trong anh em, người thân nếu người này gặp nạn thì người kia cảm thấy đau lòng (nếu là bạn bè chí cốt cũng cảm thấy như thế)
c) "Nhường cơm sẻ áo": Nghĩa là thương yêu giúp đỡ chia sẻ cho nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn
d) "Lá lành đùm lá rách": Nghĩa là trong khó khăn, người có của ăn của để ; giàu có hơn cần giúp đỡ cưu mang bao bọc cho những người nghèo khó thể hiện tình nhân ái giữa người với người
a) "Môi hở răng lạnh": nghĩa là anh em ruột thịt, bạn bè thân thuộc chí cốt phải thương yêu thương đùm bọc che chở cho nhau. Không quan tâm bao bọc cho nhau đến một lúc nào đó sẽ không tốt cho cả hai
b) "Máu chảy ruột mềm": Nghĩa là trong anh em, người thân nếu người này gặp nạn thì người kia cảm thấy đau lòng (nếu là bạn bè chí cốt cũng cảm thấy như thế)
c) "Nhường cơm sẻ áo": Nghĩa là thương yêu giúp đỡ chia sẻ cho nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn
d) "Lá lành đùm lá rách": Nghĩa là trong khó khăn, người có của ăn của để ; giàu có hơn cần giúp đỡ cưu mang bao bọc cho những người nghèo khó thể hiện tình nhân ái giữa người với người
Câu hỏi | Dùng làm gì |
a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo : “Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này.” | Câu hỏi được dùng để thể hiện yêu cầu. |
b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ?” | Câu hỏi được dùng để thể hiện ý chê trách. |
c) Chị tôi cười : “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? ” | Câu hỏi được dùng để chê. |
d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ?” | Câu hỏi được dùng để nhờ cậy giúp đỡ. |
a ko biết
b, người cùng 1 ruột
c,nhường nhịn người kém mik
d, người người đùm bọc lẫn nhau
kich và sorry vì ko biết câu a
Các câu hỏi đã cho dược dùng để:
a. Mẹ yêu cầu con nín khóc.
b. Thể hiện sự chê trách.
c. Chị chê em vẽ ngựa không giông.
d. Bà cụ yêu cầu, nhờ cậy, giúp đỡ.
Ngựa là con vật ăn cỏ như trâu bò, nhưng bộ máy tiêu hoá của ngựa lại khác rất xa với trâu bò. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn, không tiêu hoá được nhiều chất xơ cứng. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày (gọi là manh tràng) cũng dài tới 1m và rất lớn giống một chiếc ống, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá trình tiêu hoá chủ yếu diễn ra ở đây chứ không phải ở dạ dày. Có lẽ dựa vào cơ sở giải phẫu nội tạng của con ngựa và căn cứ vào những điều thu nhận được bằng quan sát trực quan mà trong nhận thức của người Việt Nam, ruột ngựa được xem là một đối chứng về tính chất "thẳng" và trái ngược với "cong queo", "ngoằn ngoèo" vốn là đặc điểm của ruột các con vật nói chung.
Thoạt đầu phép so sánh Thẳng (như) ruột ngựa có lẽ chỉ miêu tả tính chất hình thể, vật thể mà con người có thể thấy được, quan sát được. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, ruột hay bụng, lòng, dạ đều có ý nghĩa biểu trưng cho tình cảm, tâm tư, suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta thấy còn có các câu, như: Ruột đau như cắt, bầm gan tím ruột, nóng gan nóng ruột, (đau) đứt từng khúc ruột, ruột để ngoài da… Chính nhờ vào tính biểu trưng của ruột theo quan niệm của người Việt mà thành ngữ Thẳng (như) ruột ngựa được “cấp” thêm một nét nghĩa mới, biểu thị tính tình con người hoặc tính chất hình tượng thuộc phạm vi tinh thần.
Trong sử dụng ngôn ngữ, Thẳng như ruột ngựa thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng, thật thà của tính cách con người. Trong cách đối xử, người có tính "thẳng ruột ngựa" được xem là người hiền lành, không có ác tâm, không lắt léo, không tính toán vòng vo, không so đo hơn thiệt.
Trong nhiều trường hợp, thành ngữ Thẳng ruột ngựa được dùng để chỉ tính chất mộc mạc, dung dị và chân phương. Thí dụ: “Nếu thơ Thái và thơ Mường bay bướm thì thơ Mèo thẳng ruột ngựa, không bóng gió” (Báo Văn nghệ).
Thẳng như ruột ngựa
Chắc ai trong chúng ta cũng biết một điều là khi nói về tính tình của một người bộc trực, thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, không lắt léo, không giấu giếm... dân gian hay dùng thành ngữ “Thẳng ruột ngựa" hay "Thẳng như ruột ngựa" để diễn tả.
Nhưng sao lại nói "Thẳng như ruột ngựa" mà lại không nói "thẳng như ruột bò" (vì ruột ngựa mà thẳng thì chúng ăn uống, tiêu hóa thế nào)!
Ngựa là con vật ăn cỏ như trâu bò, nhưng bộ máy tiêu hoá của ngựa lại khác rất xa với trâu bò. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn, không tiêu hoá được nhiều chất xơ cứng. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày (gọi là manh tràng) cũng dài tới 1m và rất lớn giống một chiếc ống, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá trình tiêu hoá chủ yếu diễn ra ở đây chứ không phải ở dạ dày. Có lẽ dựa vào cơ sở giải phẫu nội tạng của con ngựa và căn cứ vào những điều thu nhận được bằng quan sát trực quan mà trong nhận thức của người Việt Nam, ruột ngựa được xem là một đối chứng về tính chất "thẳng" và trái ngược với "cong queo", "ngoằn ngoèo" vốn là đặc điểm của ruột các con vật nói chung.
Thoạt đầu phép so sánh Thẳng (như) ruột ngựa có lẽ chỉ miêu tả tính chất hình thể, vật thể mà con người có thể thấy được, quan sát được. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, ruột hay bụng, lòng, dạ đều có ý nghĩa biểu trưng cho tình cảm, tâm tư, suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta thấy còn có các câu, như: Ruột đau như cắt, bầm gan tím ruột, nóng gan nóng ruột, (đau) đứt từng khúc ruột, ruột để ngoài da… Chính nhờ vào tính biểu trưng của ruột theo quan niệm của người Việt mà thành ngữ Thẳng (như) ruột ngựa được “cấp” thêm một nét nghĩa mới, biểu thị tính tình con người hoặc tính chất hình tượng thuộc phạm vi tinh thần.
Trong sử dụng ngôn ngữ, Thẳng như ruột ngựa thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng, thật thà của tính cách con người. Trong cách đối xử, người có tính "thẳng ruột ngựa" được xem là người hiền lành, không có ác tâm, không lắt léo, không tính toán vòng vo, không so đo hơn thiệt.
Trong nhiều trường hợp, thành ngữ Thẳng ruột ngựa được dùng để chỉ tính chất mộc mạc, dung dị và chân phương. Thí dụ: “Nếu thơ Thái và thơ Mường bay bướm thì thơ Mèo thẳng ruột ngựa, không bóng gió” (Báo Văn nghệ).