Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Học sinh quan sát phẩm chất các nghề nghiệp và đưa ra nhận xét về những phẩm chất chung thường có: cẩn thận, sáng tạp, tuân thủ nội quy, tận tụy, vui vẻ và cởi mở…
- Học sinh đưa ra những phẩm chất khác cần có khi quan sát được từ thực tế.
- Thiết kế quy tắc an toàn khi vào phòng thí nghiệm:
1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại hóa chất và suy nghĩ kỹ trước khi làm thí nghiệm
2. Đeo kính bảo hộ, găng tay, khẩu trang y tế và mặc áo choàng của phòng thí nghiệm
3. Cột tóc gọn gàng, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại
4. Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm
5. Không nuốt, không uống các loại hóa chất có trong phòng thí nghiệm
6. Rửa sạch vùng da sau khi tiếp xúc với hóa chất
7. Nếu chẳng may bị hóa chất rơi vào mắt cần phải rửa ngay lập tức
8. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như hướng dẫn
- GV chia sẻ học sinh thành các nhóm phân vai thực hiện xử lí tình huống.
Tình huống 1: Em sẽ điều chỉnh nhạc vừa đủ vì tổ chức tiệc vào buổi tối tại nahf nếu để nhạc quá to sẽ làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Tình huống 2: Nếu là B em sẽ lễ phép nói với người chen len “Xin lỗi chú, con xếp hàng trước ạ!”
Tình huống 3: Em sẽ nói với các bạn cần năng động, vui vẻ tham gia hoạt động “Các bạn ơi, mình cũng nhau làm việc thôi.”
Học sinh lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện của gia đình theo hướng dẫn:
Bảng chi phí tổ chức liên hoan
Tên sự kiện: Tổng kết cuối năm
Ngày tổ chức: 28/12/2021
Số lượng người tham gia: 10
Tên các khoản chi | Hình thức thực hiện | Số lượng | Số tiền dự kiến |
Trang trí bàn tiệc | Khăn trải bàn và hoa hồng | 1 khăn và 10 hoa | 100 000 đồng |
Đồ ăn | Các món ăn theo thực đơn | 3 bàn | 800 000 đồng |
Đồ tráng miệng | Bánh ngọt và hoa quả | 1 bánh ngọt và 3 quả dưa hấu | 300 000 đồng |
Tổng cộng: 1 200 000 đồng
- Gv phân công học sinh thực hiện theo các kế hoạch gợi ý.
- Phân công theo kế hoạch rõ ràng nhiệm vụ và công việc của từng thành viên.
1. Mục tiêu: tổng vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
2. Nhiệm vụ, thời gian và người thực hiện:
STT | Những việc cần làm | Dụng cụ chuẩn bị | Thời gian thực hiện | Người thực hiện |
1 | Quét mạng nhện | Chổi quét mạng nhện, thang | Sáng Chủ nhật | Em và chị |
2 | Quét dọn nhà cửa | Chổi, cây lau nhà, nước lau sàn | Chiều Chủ Nhật | Tự làm |
3 | Lau bàn ghế | Khăn lau | Sáng Chủ Nhật | Tự làm |
4 | Quét sân | Chổi | Sáng Chủ Nhật | Em và anh trai |
- Học sinh thực hành hai tình huống 1, 2 chú ý phân công các vai phù hợp về ngôn ngữ, hành động.
Tình huống 1: B xin lỗi mẹ và trình bày về việc sai hẹn: Con xin lỗi mẹ vì mải chơi làm sai hẹn với mẹ.
Tình huống 2: N trình bày với bố về sự việc ở lớp với thái độ lễ phép.
- Lắng nghe tích cực lời góp ý của bố mẹ là điều cần thiết và quan trọng để tạo mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
- Học sinh thực hiện vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những việc làm thiện nguyện có ý nghĩa to lớn đối với xã hội. Việc làm ấy không những mang lại giá trị cho người nhận mà còn cả ý nghĩa cho cả người cho đi. Trước hết, nó mang đến những ý nghĩa tích cực cho những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Họ có thể là những trẻ em mồ côi, cô đơn, những người già neo đơn, khó khăn, những người ăn xin. Những việc làm ấy sẽ giúp họ trước mắt có được những bữa ăn đầy đủ, những miếng ăn cứu đói qua ngày. Cao hơn, có những việc làm sẽ giúp đỡ họ có khả năng tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn, có thể là có khả năng đến trường, có công ăn việc làm ổn định,...Những ánh mắt yêu thương, những nụ cười cảm thông, chia sẻ sẽ tiếp thêm cho họ sức mạnh, nâng đỡ họ về mặt tinh thần.
- GV phân chia học sinh thành các nhóm để thảo luận về các phẩm chất năng lực cùng cách rèn luyện các ngành nghề cho phù hợp.
- Mỗi học sinh có một cá tính và đặc điểm riêng nên sẽ có những năng lực khác nhau, tìm hiểu năng lực và cách rèn luyện để phù hợp với ngành nghề yêu thích.
- Học sinh thể hiện sự lắng nghe tích cực những chia sẻ của người thân qua các hành động:
- Chăm chú lắng nghe câu chuyện.
- Thỉnh thoảng gật đầu, nói thêm vào những từ như: “dạ”, “con hiểu”, “vậy sao?”,... để thể hiện sự đồng cảm.
- Nói lời an ủi, động viên (nếu là nỗi buồn) và nói lời chia vui (nếu là tin vui) thể hiện sự sẵn sàng đồng hành.
- Xin phép được nói quan điểm riêng về câu chuyện để bố mẹ thấy mình cũng có những suy nghĩ riêng.
- Chú ý luyện tập thường xuyên để nâng cao kĩ năng.
- Học sinh thể hiện sự sẵn sàng lắng nghe theo gợi ý các hành động: - Nhìn với ánh mắt cảm thông để bố mẹ và người thân hiểu mình rất muốn biết chuyện gì đang xảy ra.
- Tìm cơ hội ngồi/đứng bên cạnh để bắt đầu câu chuyện.
- Chủ động đặt vấn đề, đặt câu hỏi: Bố ơi, chắc bố có chuyện gì ạ?/Mẹ ơi, sao mẹ lại buồn thế ạ?/Em có thể giúp được gì cho chị không ạ?...
- Lắng nghe người thân chia sẻ là điều quan trọng góp phần xây dựng tình cảm gia đình, sự gắn kết giữa các thành viên.
- Học sinh tham gia hoạt động giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương tùy thuộc vào khả năng, năng lực.
- Tham gia tích cực, chủ động, nhiệt huyết.