Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ. Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. "Đã ngủ chưa hả trầu" mà hỏi "đã ngủ rồi hả trầu" và sau đó còn nhắc lại "mày đã ngủ". Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế)? Đánh thức bạn nhưng Trần Đăng Khoa chỉ dùng lời gọi nhẹ nhàng chứ không thò tay giật tóc, véo tay hay hét toáng vào tai. Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu. Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải gọi và nhắc lại yêu cầu: Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Kèm theo đó là một lời hứa: Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu Bàn tay trẻ thơ "như hoa đầu cành. Hoa hồng hồng nụ cánh tròn ngón xinh" (Huy Cận). Bàn tay ấy sẽ nâng niu "chẳng làm đau một chiếc lá trên cành" (Tố Hữu). Sẽ hái vài lá trầu thôi. Đó là những lá bạn đồng ý cho, đã chìa ra sẵn: Đã dậy chưa hả trầu Phải đến ba lần đánh thức vì có thể bạn ngủ rất say mà cũng còn vì khi tỉnh rồi bạn vẫn có thể ngủ lại ngay. Bởi thế nên phải hỏi thêm một lần này nữa. Do một lẽ Khoa rất quý bà, thương mẹ. (Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lí do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối). Và Khoa cũng rất quí , rất thương trầu: Đừng lụi đi trầu ơi! Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn - dù là bạn với cỏ cây.
Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc, tấm lòng, sự vĩ đại của Bác luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao thế hệ tác giả. Viết về Bác ta không thể không nhắc đến bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng vô cùng xúc động về tấm lòng yêu thương vô bờ bến của Bác với đồng bào, với những người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu. Tác phẩm là bức chân dung của vị lãnh tụ vừa giản dị, gần gũi vừa vĩ đại, lớn lao. Với cương vị là một nhà lãnh đạo, một vị lãnh tụ đáng lẽ Bác sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ mọi người, được ngủ ở một nơi an toàn, ấm áp nhưng ngược lại, Bác hòa cùng nhịp sống với những người chiến sĩ. Bác ngồi trầm ngâm bên bếp lửa lo cho các anh bộ đội ngoài kia phải chống chọi với cái lạnh, với sự nguy hiểm. Bác lo cho chiến dịch, lo cho tương lai của đất nước. Những cử chỉ của Bác thật ân cần, ấm áp. Cái nhón chân nhẹ nhàng khiến người ta liên tưởng Bác như người cha đang chăm lo cho những đứa con của mình. Tình cảm yêu thương bao la của Bác còn ấm hơn ngọn lửa thực kia, nó có sức mạnh không chỉ sưởi ấm cơ thể mà còn có thể sưởi ấm cả tâm hồn, làm bừng lên tinh thần yêu nước của người chiến sĩ. Tình cảm yêu thương, quan tâm, lo lắng của Bác ta có thể thấy rõ hơn qua lời nói chân tình, ấm áp của Người:
“Bác thức thì mặc bác
Bác ngủ không yên lòng
Bác thương đoàn dân công…
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau”. Trong cái giá lạnh của mùa đông, cái khó khăn của hiện thực Bác chẳng hề nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng, quan tâm, dành tất cả tình yêu thương cho dân, cho nước. Tấm lòng của Bác thật bao la, rộng lớn như trời biển. Đêm nay không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.
Vẻ đẹp của con sông qua câu thơ mà tác giả viết gợi lên bao cảm giác yêu mến quê hương. Nước sông trong vắt, hiện rõ những rặng tre soi bóng xuống mặt nước long lanh. Mỗi buổi trưa hè, tác giả thường ra đây hóng mát. Khi đó, lòng ông cảm thấy nhẹ nhõm, tâm hồn thảnh thơi, trong sáng, Con sông như một người bạn thân, quen thuộc và gần gũi vô cùng.
Nếu không hay thì thông cảm nhé!
Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.
- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.
-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.
Cũng như bao nhiêu người xa quê khác, Tế Hanh cũng mang nỗi nhớ ấy trong tâm. Từ nơi đất Bắc xa xôi, tác giả đã để lòng mình hướng về dòng sông quê yêu dấu. Và những lời thơ tha thiết mặn nồng lại cất lên trong bài "Nhớ con sông quê hương". Chúng ta hãy cùng đến với dòng sông quê hương trong hồi ức của tác giả:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre
Tâm hồn tôi Ta một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.''
Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu với người đọc về con sông xanh biếc nơi quê mình. Con sông ấy đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của Tế Hanh. Dòng sông xanh biếc, với "nước gương trong" đang soi tóc những "hàng tre". Một khung cảnh thật nên thơ, hữu tình. Chính nghệ thuật nhân hóa "hàng tre sợi tóc" làm cho dòng sông bỗng đẹp hơn, sinh động hẳn lên. Và tâm hồn nhà thơ như là "buổi trưa hè" tỏa ánh nắng chói chang nhất của mình để tô đẹp cho dòng sông. Nét độc đáo ở đây là nhà thơ đã so sánh tâm hồn mình như ánh sáng của trưa hè để tạo vẻ "lấp loáng" cho dòng sông. Đọc đoạn thơ ta không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về một thời đã qua. Có những kỹ niệm vì chiến tranh phải xa quê luôn hoài vọng về quê mình với tấm lòng tha thiết nhất. Dẫu hôm nay chúng ta đã sống trong cảnh đất nước thanh bình, tác giả đã biến ước mơ thành hiện thực, nhưng mỗi lần có dịp đọc lại bài thơ ta cũng không khỏi xao xuyến trong lòng. Ta như muốn cùng tác giả hòa vào từng lời thơ để được sống lại những ký ức tuổi thơ bên dòng sông quê hương yêu dấu.
tổng của 2 đáy là
455 : 13 * 2 = 70 { m }
day lon la
75 : 2 = 37,5 { m }
Tham khảo:
Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!
Qua đoạn thơ "Hồn quê", em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên , yêu quê hương, yêu mẹ; tâm hồn nhạy cảm và tinh tế. Trong bài thơ, nhà thơ đã miêu tả rất chân thực những hình ảnh thiên nhiên như: gió đồng xanh, đất, lúa,..Nhà thơ còn bày tỏ nỗi thương xót khi chứng kiến hình ảnh mẹ hao gầy vì làm lụng. Ngoài ra, để miêu tả thiên nhiên quê hương đầy sinh động và đem lại nhiều xúc cảm cho bạn đọc như vậy, nhà thơ đã sử dụng tâm hồn nhạy cảm và tinh tế với vẻ đẹp thiên nhiên. Nói chung , bài thơ đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước kèm; tinh tế và nhạy cảm của nhà thơ.
Trong đoạn thơ "Hồn Quê" của tác giả Hảo Trần, em cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ qua những cảm xúc chân thật và sâu sắc về quê hương. Tác giả không chỉ miêu tả những cảnh vật quen thuộc mà còn gửi gắm tình yêu và nỗi nhớ nhung về những giá trị giản dị của cuộc sống làng quê. Qua những hình ảnh như cánh đồng lúa bát ngát, con sông êm đềm, hay tiếng chim hót vang xa, nhà thơ thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, luôn tìm thấy vẻ đẹp trong những điều bình dị nhất. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ như dệt nên một không gian bình yên, tràn đầy tình yêu thương và sự trân trọng đối với quê hương. Đặc biệt, cảm giác yêu mến và gắn bó với mảnh đất quê nhà không chỉ là tình cảm cá nhân mà còn là sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, đất đai. Từ đó, em cảm nhận được một tâm hồn nhà thơ rất tinh tế, biết lắng nghe, cảm nhận vẻ đẹp trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Thông qua bài thơ, tác giả muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta về giá trị của những điều giản dị, về lòng yêu quê hương và sự trân trọng đối với những gì mình đã có.