K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 7

i don't KNOW

14 tháng 7

Thông điệp tâm đắc: “Tình mẹ có thể vượt qua cả ranh giới giữa sự sống và cái chết.”

Em từng đọc một câu chuyện có thật xảy ra trong trận động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2008. Sau khi trận động đất qua đi, đội cứu hộ phát hiện một người mẹ trẻ đã tử vong khi bị đè dưới đống đổ nát. Nhưng điều đặc biệt là chị đã dùng chính cơ thể mình để che chở cho đứa con sơ sinh mới vài tháng tuổi.

Khi đưa đứa trẻ ra khỏi vòng tay mẹ, các nhân viên cứu hộ phát hiện một chiếc điện thoại di động được đặt dưới lớp chăn, bên cạnh là tin nhắn cuối cùng của người mẹ: “Con yêu dấu, nếu con còn sống, hãy luôn nhớ rằng mẹ yêu con.”

Câu chuyện đó đã khiến em vô cùng xúc động. Từ đó, em tâm đắc nhất với thông điệp: “Tình mẹ có thể vượt qua cả ranh giới giữa sự sống và cái chết.” Bởi chỉ có tình mẫu tử mới đủ mạnh mẽ để một người mẹ quên cả bản thân mình, chọn hi sinh để con được sống. Câu chuyện ấy khiến em càng thêm trân trọng mẹ mình, hiểu rằng mỗi sự chăm sóc nhỏ bé hàng ngày cũng là một cách mẹ đang yêu thương và bảo vệ em. Em tự hứa sẽ luôn cố gắng học tập, ngoan ngoãn, để không phụ tình yêu vô bờ bến ấy.

5 tháng 3 2019

Câu cần đến giải thích là:

1) cần giải thích vì muốn cô và các bạn hiểu lá do mình đến muộn

2) cậu bé phải giải thích cho mẹ hiểu là cậu xin mẹ số tiền đó với mục đích gì. Đúng đắn và hợp lí hay ko. 

 Thanks đi😈😈😈😈

10 tháng 5 2022

e tự lm cho bt cách lm:>>

Nói chung là cần xây dựng luận điểm á.

10 tháng 5 2022

đó nha tham khảo đó

Lòng biết ơn là một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay. Để khuyên con cháu sống biết ơn với thế hệ trước, với những gì thế hệ trước để lại, ông cha ta đã dạy: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Đúng vậy, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng mang một ý nghĩa sâu sa. Ông cha ta đã khéo léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để nhắc nhở con cháu về truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Về nghĩa đen, khi chúng ta được thưởng thức những trái cây ngọt ngào thì phải nhớ tới những người đã dày công gieo trồng, chăm sóc cho cây đơm hoa kết trái. Về nghĩa bóng, mượn hình ảnh này, ông cha ta muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết kính trọng, nâng niu quá khứ, những thành quả lao động mà người đi trước để lại. Nếu không có họ thì chúng ta sẽ không có được những giá trị tốt đẹp như ngày hôm nay. Lãng quên quá khứ cũng chính là cách chúng ta quên đi chính mình, trở thành những kẻ vô ơn bạc nghĩa.

Truyền thống biết ơn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam, trở thành lối sống tốt đẹp của người dân từ xưa đến nay. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3) hằng năm là ngày nhân dân ta tỏ lòng thành kính, biết ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày để mỗi chúng ta tri ân các vị anh hùng dân tộc đã đổ xương máu, hy sinh tính mạng của mình để giữ vững nền độc lập tự do cho dân tộc. Vào ngày lễ hội Đền Trần tháng 8 âm lịch hằng năm, là ngày mà con cháu cả nước nhớ về công ơn của các vị vua đời Trần đã ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, viết tiếp vào trang lịch sử hào hùng của nước nhà những mốc son chói lọi.

Lòng biết ơn những vị anh hùng đã hy sinh xương máu được Đảng và nhà nước ta thể hiện bằng những hành động thiết thực như tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng, phục dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Rồi phong trào đền ơn đáp nghĩa được lan rộng khắp mọi nơi với những ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng từ miền ngược đến miền xuôi. Những đội tình nguyện ngày đêm miệt mài tìm hài cốt của đồng đội, đưa họ về với mảnh đất quê hương yêu dấu. Tất cả những nghĩa cử cao đẹp là một lẽ sống cao đẹp, thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước.

Lòng biết ơn không chỉ là lời nói mà còn phải được thực hiện bằng những hành động cụ thể: con cháu phải biết ơn ông bà cha mẹ, học sinh phải biết ơn thầy cô giáo, nhân dân phải biết ơn những người đã hy sinh cho dân tộc để ta có được cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn tồn tại những kẻ “vô ơn bạc nghĩa”, “ăn cháo đá bát”, “ăn quả” mà không nhớ đến người “trồng cây”, “uống nước” mà không nhớ đến “nguồn”. Những kẻ đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc mà quên đi thành quả của người đi trước để lại. Họ đã “bắn vào quá khứ bằng súng lục” thì chắc chắn “tương lai sẽ bắn lại bằng đại bác” như lời Gamzatov đã từng nói. Họ sẽ bị xã hội lên án và khi xám hối thì lương tâm cũng trở nên vô cùng cắn rứt.

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tuy ngắn nhưng để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về lòng biết ơn. Đó là tình cảm cao quý, thiêng liêng, là thước đo phẩm chất, giá trị con người. Lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả của một quá trình tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.leuleu

11 tháng 9 2018

Tình bạn đối với mình là một thứ gì đó rất quan trọng , rất quý giá ( không thể mua được bằng tiền mà chỉ có được một tình bạn đẹp bằng tấm lòng ) nên rất đáng trân trọng.

                                                           Bài làm

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí  phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

 

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

 

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí  phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

11 tháng 9 2018

tình bn có giá trị rất bự :v

27 tháng 10 2021

Em tham khảo:

   Tình mẫu tử là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất trên thế giới này. Qua văn bản "Mẹ tôi" A-mi-xi lại càng thể hiện rõ hơn sự cao cả của người mẹ và tấm lòng dành hét cho người con. Đúng vậy, tình mẫu tử chính là thứ tình cảm không phải xa sỉ, mua được bằng tiền mà xuất phát từ trái tim của con người. Mẹ luôn là người hy sinh, yêu thương con cái hết mực. Mẹ chẳng tiếc tuổi thanh xuân, ước mơ, hoài bão mà dành cho con những thứ tốt đẹp nhất. Mẹ như một vầng sáng soi chiếu con đường con đi. Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó.

27 tháng 10 2021

tham  khảo

Câu chuyện xoay quanh nhân vật chú bé Hồng, cậu bé lớn lên trong một gia đình sa sút, người cha sống nghiện ngập, u uất, đầy hành hạ kết cục sớm rồi cũng chết trong nghèo túng, nghiện ngập.

Người mẹ với trái tim khao khát yêu thương, tình cảm gia đình đành phải chôn vùi cả tuổi xuân trong cuộc hôn nhân gượng ép, không có hạnh phúc. Do bị đẩy vào một cuộc hôn nhân không tình yêu, người chồng mất sớm, điều kiện kinh tế khó khăn, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị chính những hủ tục, định kiến nặng nề đã làm cho người đời cái cơ hội gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Chú bé Hồng từ nhỏ đã phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, chú bé Hồng phải ở nhà với người bà cô ác độc, xấu xa, cay nghiệt luôn tìm cách soi mói và chỉ trích mẹ cậu. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi, bị cô lập giữa những người tưởng như thân thiết. Thế nhưng Hồng nổi bật lên cả câu chuyện với thái độ, tình cảm thiêng liêng mà cậu hết lòng dành cho mẹ của mình. Đứng trước những lời cay nghiệt, sự chỉ trích nặng nề, và những thứ tanh bẩn bà cô gieo giắc vào đầu Hồng về mẹ, cậu chưa hề tin, thậm chí còn biết những suy nghĩ đó: “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Đáng quý biết bao tình cảm mà tưởng như dễ dàng có lại khó khăn vượt qua đến dường nào. Cậu bé không bao giờ vào hùa với bà ta, luôn giữ thái độ tôn trọng, cậu chỉ còn biết im lặng, nín nhịn nhưng chỉ cần nhắc đến mẹ là cậu luôn tìm cách bảo vệ mẹ trước những lời lẽ ác độc ấy. Cậu nhận thức được chính những hủ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ cậu, khiến gia đình cậu không được hạnh phúc.Thứ tình cảm thiêng liêng ấy, cậu căm thù những hủ tục lạc hậu đó, cậu ước nó là hòn đá hay mẩu thủy tinh để nghiền nát, để cắn, nhai cấu xé nó ra thành trăm mảnh.

Bé Hồng chính vì thương mẹ, khát khao tình mẹ, luôn luôn trong tâm hồn, trí óc cậu đều suy nghĩ về mẹ và những kí ức của mẹ luôn được cậu cất kĩ cẩn thận, cậu càng phải trân trọng nó bởi cậu đã lâu cậu không được gặp mẹ. Vì vậy, chỉ cần một thứ nhỏ thôi gắn với mẹ cậu lướt qua cậu sẽ không bỏ lỡ cơ hội, đúng hơn là không kịp suy nghĩ mà chạy theo nó tuy trong lòng vẫn sợ đó không phải là mẹ nhưng cậu chẳng có thời gian nghĩ nhiều đến thế, cậu vội vàng chạy theo bóng mẹ. Lúc gặp được nhau khung cảnh ấy sao xót xa mà cảm động. Người mẹ “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe”, dù xa nhau bao lâu nhưng tình cảm, hành động cử chỉ hai mẹ con làm cho nhau vẫn chân thật, trìu mến như thế Cả người mẹ và bé như được tưới mát cái tâm hồn sớm đã khô cằn. Cậu bé bộc bạch cảm xúc được “ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Đây là thứ tình cảm em khát khao và giờ đây được ngay ở bên cạnh, có lẽ nào không xúc động, là thứ tưởng chừng mất đi nay tìm lại được trong niềm vui sướng vô tận.

Tình mẫu tử tưởng nhiều nhưng lại là xa xôi với cậu bé Hồng trong truyện, cậu trân trọng nó và ước nguyện “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”

16 tháng 11 2017

Nếu là văn về tình thầy trò sẽ là :

+ Công ơn của thầy 

+ Kỉ niệm thầy trò .

+ Cám ơn người lái đò ấy

+ Người thầy của tôi .

Nếu là bạn bè thì sẽ là :

+ Tình bạn tuổi học trò .

+ Kỉ niệm giữa tôi và bạn .

+ Mãi mãi là bạn bè .

+ Vị ngọt của tình bạn .

Chúc bạn học tốt nhé !

^^

16 tháng 11 2017

Dưới mái trường thân thương - nơi lưu giữ bao kỉ niệm của tuổi học trò thì cô giáo dạy văn đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tác giả. Trong kí ức của mình, những kỉ niệm về cô cứ thế hiện lên từ những ngày đầu tiên cô học trò nhỏ đặt chân vào ngôi trường trung học phổ thông cho đến những bài giảng đầy nhiệt huyết và yêu nghề của cô giáo. Cái cách cô truyền đạt thật đặc biệt, cô khiến cho học trò tiếp thu không chỉ những bài học trên sách vở mà cả trong cuộc sống. Đó là người thầy mẫu mực có nhân cách cao đẹp khiến cho mỗi học sinh đều cảm thấy hạnh phúc khi được học cô.

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất.Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ.

Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu.

Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhẹ nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học.

Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.

Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

bai van y nghia ve thay co

16 tháng 12 2019

a. Những chi tiết miêu tả tình huống đón tiếp bạn của nhà thơ:

- Trẻ con đi vắng, chợ ở xa.

- Ao sâu nước cả không câu được cá.

- Vườn rộng rào thưa khó đuổi, bắt được gà.

- Cải, cà, bầu, mướp chưa ăn được.

- Miếng trầu tiếp khách là đầu câu chuyện cũng không có.

- Đã lâu bạn mới đến chơi mà chỉ có hai tấm lòng với nhau.

b. Dựng lên tình huống như thế, tác giả khẳng định tình bạn cao đẹp vượt lên trên mọi thiếu thốn.