">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2021

Theo lịch sử ghi lại thì Minh Thái Tổ, tức Chu Nguyên Chương người khai nghiệp nhà Minh, thuở chưa xưng đế đã có lúc tự xưng là Ngô Quốc công, rồi được tấn phong là Ngô vương. Vậy khi nói đến tiếng Ngô là đã nói đến nhà Minh. Chính ở cách dùng chữ “Bình Ngô” mới nói được văn tài của Nguyễn Trãi.

8 tháng 4 2021

Mùa xuân 1428, sau khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi. Nguyễn Trãi đã viết "Bình Ngô đại cáo", áng thiên cổ hùng văn tuyên cáo kết thúc cuộc chiến chống ách đô hộ phương Bắc thắng lợi, giành lại độc lập cho Đại Việt. Cho đến nay có nhiều ý kiến thắc mắc tại sao lại là “Bình Ngô đại cáo” mà không phải là "Bình Minh đại cáo"? Có người cho rằng vì người Việt ta từ xưa, luôn gọi bọn xâm lược phương Bắc là giặc Ngô, nên Nguyễn Trãi đã viết bài cáo của mình với nhan đề là Bình Ngô, một người như Nguyễn Trãi lại có một tư tưởng thông thường như vậy sao? Theo lịch sử ghi lại thì Minh Thái Tổ tức Chu Nguyên Chương người khai nghiệp nhà Minh, thuở chưa xưng đế đã có lúc tự xưng là Ngô quốc công, rồi được tấn phong là Ngô vương. Vậy khi nói đến tiếng Ngô là đã nói đến nhà Minh. Chính ở cách dùng chữ “Bình Ngô” mới nói được văn tài của Nguyễn Trãi.

7 tháng 8 2021

B

13 tháng 6 2018

1. ngô quyền. nam hán. 938

2. 3 đó là: "Nam quốc Sơn Hà"; "Bình Ngô đại cáo"; "Tuyên Ngôn độc lập"

3. nguyễn trãi. Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hào Châu, xưa thuộc đất Ngô, đó là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356, Chu Nguyên Chương xưng Ngô Quốc Công, 8 năm sau ông cải xưng Ngô Vương. Bởi vậy Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Chương, vừa là nguồn gốc, quê cha đất tổ của Chu Nguyên Chương. Bình Ngô là bình tận gốc gác, giống nòi của giống họ Chu- Thái Tổ nhà Minh.

13 tháng 6 2018

1. Ngô Quyền . đánh thắng quân Nam Hán . năm 938

2. nước ta có 3 bản tuyên ngôn đọc lập

3.bình ngô đại cáo do Nguyễn Trãi sáng tác. 

6 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

8 tháng 5 2016

Bình Ngô đại cáo được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn.Bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. 
Kết cấu tác phẩm gồm 4 phần
Phần 1: Nêu Luận đề chính nghĩa ("Từng nghe...chứng cứ còn ghi")
Phần 2: Tố cáo tội ác, vạch trần âm mưu xâm lược Đại Việt với cớ Phù Trần diệt Hồ của giặc ("Vừa rồi...chịu được")
Phần 3: Quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ("Ta đây...cũng là chưa thấy xưa nay")
Phần 4: Bài học lịch sử và khẳng định chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa ("Xã tắc... đều hay")

Tác phẩm khẳng định nền văn hiến ngàn đời cùng chủ quyền không thể chối cãi của đất nước Đại Việt,quyền tự chủ của một quốc gia độc lập và ca ngợi thắng lợi vang dội của dân tộc ta qua các thời kì,đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,nêu cao tinh thần chính nghĩa;tố cáo tội ác của giặc xâm lăng.Bài cáo đã làm rõ ràng chân lý công đạo rất xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc sơn hà và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

8 tháng 5 2016

 Người anh hùng Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo với cảm hứng chính trị và nghệ thuật.Cảm hứng chính trị để làm nên bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ 2 sau Nam quốc sơn hà Lý Thường Kiệt.Cảm hứng nghệ thuật để làm nên 1 kiệt tác văn chương.Hai cảm hứng ấy hoà quyện làm 1 trong Bình Ngô đại cáo như góp phần khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc và nêu cao ý nghĩa chiến thắng.Với 1 dân tộc,độc lập chủ quyền là cái gốc của dân tộc,nền của quốc gia.Trong Bình Ngô đại cáo,Nguyễn Trãi khẳng định nền thái bình của dân tộc rất sâu sắc.Nhà văn đã xây dựng được hình ảnh đất nước hoàn chỉnh,đó là: 
Như nước Đại Việt ta từ trước 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu 
Quay trở lại với Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt 
Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Rành rành định phận ở sách trời. 
Ta thấy được việc phân chia lãnh thổ trong quan niệm của Lý Thường Kiệt dựa vào thiên mệnh.Trong quan niệm của Nguyễn Trãi,việc phân chia lãnh thổ dựa vào nhân định.Không chỉ tự hào về chủ quyền lãnh thổ,nhà văn còn tự hào về phong tục tập quán và truyền thống lịch sử của dân tộc,đó là: 
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. 
Trong câu thơ,tác giả đã đưa ra các hình ảnh.Một bên là Triệu,Đinh,Lý,Trần,bên kia là Hán,Đường,Tống,Nguyên.Đặt các triều đại ở vị trí song song,Nguyễn Trãi đã khẳng định sự lớn lao của dân tộc ta.Nhà thơ tự hào,kiêu hãnh về đất nước mình sánh ngang với cường quốc Trung Hoa.Trung Hoa có bao nhiêu triều đại thì Đại Việt có bấy nhiêu triều đại.Trung Hoa lớn mạnh thì Đại Việt cũng lớn mạnh.Vì sao Đại Việt ta tuy nhỏ bé,người không đông lại sánh ngang với các cường quốc phương Bắc?Phải chăng là do:Hào kiệt đời nào cũng có?Quả đúng như vậy làm nên 1 dân tộc anh hùng chính bởi những con người anh hùng.Những bậc anh hùng ấy như những vị thần mang hạnh phúc đến cho muôn dân,đó là: 
Xã tắc từ đây vững bền 
Giang sơn từ đây đổi mới 
Kiền khôn bĩ mà lại thái 
Nhật nguyệt hối mà lại minh. 
Giọng điệu thơ trầm lắng,chậm rãi hơn thể hiện tâm trạng ôn tồn,tâm sự thư thái của nhà thơ.Sau bao cuộc chiến vất vả,hiểm nguy,con người trở về với cảnh thái bình.Câu thơ thể hiện sự chiêm nghiệm của tác giả về hiện thật đất nước.Nó như 1 tiếng thở phào nhẹ nhõm của con người.Từ "từ đây" chỉ thời gian,không gian.Một cuộc đời mới,trang sử mới được mở ra cho dân tộc.Xã tắc,giang sơn ấy bắt đầu 1 cuộc tái sinh vĩ đại.Nhà thơ đã mượn quy luật vĩnh hằng của tạo hoá để nói đến nền độc lập tất yếu của dân tộc.Càn khôn,nhật nguyệt là hình ảnh của vũ trụ.So sánh nền độc lập dân tộc,tư thế làm chủ của con người với hình ảnh càn khôn.Nhật nguyệt để làm nổi bật sức sống muôn đời của dân tộc Đại Việt.Nguyễn Trãi đưa ra lời tuyên bố về độc lập của dân tộc:"Dân tộc Đại Việt tất yếu giành lại hoà bình.Nền độc lập của ta là 1 chân lý vĩnh hằng,quy luật tất yếu."Quân dân ta với 1 tấm lòng yêu nước tha thiết,ý chí quyết thắng đã chiến đấu hết mình.Tinh thần ấy đã được đền đắp bằng những chiến công vô cùng vẻ vang,đó là: 
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật 
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay. 
Đoạn thơ có giọng văn nhanh,mạnh,hào hùng,nghe như bước chân con người ra trận.Nguyễn Trãi miêu tả diễn biến các trận đánh hay chính miêu tả khí thế hào hùng như vũ bão của dân tộc.Bằng 1 loạt các biện pháp nghệ thuật:liệt kê,tăng tiến,đối lập ta thấy được tài của Nguyễn Trãi làm các trận đánh như đang diễn ra trước mắt chúng ta.Ta như thấy 1 sự đối lập giữa quân ta và quân địch:quân ta càng đánh càng thắng,kẻ địch càng đánh càng thua,thất bại nặng nề.Một loạt các địa danh,tên các trận đánh,tên các tướng giặc bại trận góp phần làm đoạn văn giàu tính thời sự,Nguyễn Trãi đã khắc trước mắt ta 1 bức tranh hoành tráng.Lịch sử xa xưa dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi như được sống lại.Những chiến công oai hùng ấy được nhà văn cắt nghĩa rất rõ,đó là: 
Âu cũng nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng 
Ngầm giúp đỡ mới được như vậy. 
Ta như tự hào trước những chiến thắng vẻ vang ấy.Nhà thơ khẳng định:Chiến thắng được làm nên bởi nỗi đau mất mát của dân tộc.Chiến thắng được tạo dựng bởi lòng căm thù giặc sâu sắc,ý chí quyết thắng.Chiến thắng còn được tạo nên bởi chính lịch sử truyền thống của ông cha ta.Qua đó càng hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh.Nó đưa người đọc về đạo lý nhân nghĩa,uống nước nhớ nguồn của dân tộc.Bình Ngô đại cáo xứng đáng là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ 2 của dân tộc.Qua bài ta càng khâm phục người anh hùng Nguyễn Trãi và tự hào sâu sắc về nền độc lập,truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc mình.Nguyễn Trãi không còn nữa nhưng hình ảnh của ông và văn chương bất hủ Bình Ngô đại cáo vẫn luôn sống mãi trong trái tim bạn đọc.Hôm nay,đọc lại Bình Ngô đại cáo vẫn thấy vô cùng tự hào.Bài như tiếng trống ngân vang muôn đời kêu gọi,thức tỉnh thế hệ thanh niên,học sinh ở mọi thời đại hãy đoàn kết cùng nhau giữ nền độc lập muôn đời.Mỗi chúng ta hãy nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:"Các vua hùng đã có công dựng nước,bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước."

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận định "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". Những kiệt tác văn học ra đời không chỉ mang trong mình ý nghĩa văn chương mà còn mang cả tầm vóc lịch sử. "Đại cáo Bình Ngô" chính là một kiệt tác như thế. Không những là áng "thiên cổ hùng văn" của Nguyễn Trãi, "Đại cáo Bình Ngô" còn có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập.

Tuyên ngôn độc lập được hiểu là văn bản dùng để tuyên bố, khẳng định nền độc lập, chủ quyền của một quốc gia, đặc biệt là sau khi quốc gia ấy vừa giành chiến thắng trong cuộc chống sự xâm lược của ngoại bang. Tại sao có thể khẳng định Đại cáo Bình Ngô là một bản tuyên ngôn độc lập? Điều kiện đầu tiên để một tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập là hoàn cảnh ra đời phải là trong hoặc sau một cuộc chiến. Đồng thời đảm bảo yếu tố khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc, tuyên bố thắng lợi và tuyên bố hòa bình. Dẫn chứng và lý lẽ phải sắc bén, hùng hồn và hoàn toàn xác thực.

Đại cáo Bình Ngô đáp ứng đủ được những yêu cầu trên. Trước hết, về hoàn cảnh ra đời. Tác phẩm ra đời gắn với mốc lịch sử vô cùng trọng đại của dân tộc. Mùa xuân năm 1428, sau chiến thắng giặc Minh, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết bài cáo để thông báo tới toàn thể nhân dân về chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ròng rã hai mươi năm chiến tranh thảm khốc và ách đô hộ của quân giặc, chúng ta đã chiến thắng và giành lại nền độc lập dân tộc, lập lại nền hòa bình. Đại cáo Bình Ngô khi ấy chính là khúc khải hoàn ca, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên hoàn toàn độc lập và tự do, trở thành khúc tráng ca của lịch sử.

Về nội dung, bài cáo là lời khẳng định đanh thép về độc lập chủ quyền, về chiến thắng Lam Sơn hào hùng và nền hòa bình dân tộc. Ngay từ những câu thơ mở đầu, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài cáo, cũng là sự khẳng định chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hào hùng:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Theo tư tưởng Nho gia, Nguyễn Trãi cho rằng nhân nghĩa là yên dân, là làm sao cho nhân dân có được ấm no, yên ổn và hạnh phúc. Để làm được việc này, trong hoàn cảnh giặc ngoại xâm đô hộ thì phải trừ bạo. Cụ thể trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ là loại trừ giặc Minh xâm lược. Làm được cả hai việc ấy mới là nhân nghĩa chân chính. Độc lập dân tộc có được phụ thuộc rất lớn vào nhân dân. Nhân dân là người bao đời cố gắng gây dựng và bảo vệ nền độc lập. Hàng nghìn năm mồ hôi rơi, xương máu đổ, đồng cam cộng khổ mới tạo nên độc lập dân tộc.

Nguyễn Trãi nêu lên một tư tưởng đầy nhân văn để từ đó, đi đến khẳng định chân lý độc lập của dân tộc:

"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có"

Bằng giọng điệu hào hùng, khí thế, Nguyễn Trãi liên tiếp liệt kê hàng loạt yếu tố để xác lập trọn vẹn nền độc lập dân tộc. Đó là "nền văn hiến", "núi sông bờ cõi", "phong tục", "lịch sử" và "hào kiệt". Nếu như trong "Nam Quốc Sơn Hà", Lý Thường Kiệt đưa ra phương diện lãnh thổ ở sách trời. Thì ở Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi lại lựa chọn những phương diện cụ thể và có bằng chứng lịch sử không thể chối cãi. Các cụm từ "từ trước", "vốn ", "đã lâu", "đã chia", "bao đời", "cũng khác" liên tiếp dồn dập nhấn mạnh tầm vóc lịch sử lâu đời của dân tộc Đại Việt. Nền độc lập và chủ quyền của dân tộc đã tồn tại từ rất lâu, hoàn toàn rạch ròi và khác biệt, không thể nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác.

Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi cũng điểm danh một loạt các triều đại của nước ta "Triệu, Đinh, Lý, Trần" song song với các triều đại phương bắc như "Hán, Đường, Tống, Nguyên". Lịch sử ghi lại, khi Trung Quốc xưng hoàng đế, các nước xung quanh chỉ có thể xưng vương. Thế nhưng, từ đời nhà Ngô nước ta, Ngô Quyền cũng đã xưng hoàng đế. "Mỗi bên xưng đế một phương", dân tộc ta đứng ngang hàng, không hề thua kém.

Với những yếu tố đó, Nguyễn Trãi đã nâng tầm chân lý độc lập và khẳng định vị thế dân tộc. Đại cáo Bình Ngô vì lẽ đó mở màn đầy đanh thép.

Nền độc lập dân tộc với lý lẽ và dẫn chứng xác thực, trở nên vô cùng thiêng liêng và "bất khả xâm phạm". Chân lý chủ quyền dân tộc vang lên đầy khí thế và tự hào. Đồng thời cũng trở thành cơ sở pháp lý để Nguyễn Trãi lên án những kẻ bạo ngược đã cả gan xâm phạm chủ quyền nước ta:

"Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bản thần nhân chịu được."

"Đại cáo Bình Ngô" đã phơi bày toàn bộ tội ác của giặc Minh xâm lược. Suốt hai mươi năm trời, nhân dân ta sống trong lầm than, đau khổ bởi những âm mưu tàn độc, những hành động man rợ, trắng trợn vô nhân tính. Kể bao nhiêu cũng không hết tội ác tày trời.

Nguyễn Trãi hùng hồn tố cáo tội ác của giặc Minh tạo nên một bản án đanh thép với kẻ thù. Bài cáo khẳng định hành động của địch là phi nghĩa, cuộc chiến của ta là chính nghĩa, gây ra sự đồng cảm và tăng tính thuyết phục cho bản tuyên ngôn. Vị tướng sĩ tài ba của dân tộc viết lên những điều đó trong căm hờn, uất nghẹn trào dâng, khiến lòng người sục sôi phẫn nộ.

Thế nhưng, đau thương vẫn không cản bước được dân tộc anh hùng. Cả dân tộc đồng lòng, chung tay cùng đứng dậy, làm nên chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

"Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào."

Dù giai đoạn đầu có nhiều khó khăn song cuối cùng thắng lợi vẫn thuộc về dân tộc ta. Tuyên bố về thắng lợi, bài cáo đã thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc. Đồng thời cũng nêu cao tính chính nghĩa của cuộc chiến này. Chiến thắng giặc Minh năm ấy chính là sự trừng phạt thấu tình đạt lý những kẻ bạo ngược, vi phạm chủ quyền dân tộc ta.

Khép lại bản "tuyên ngôn", Đại cáo Bình Ngô đi đến sự tuyên bố về nền hòa bình dân tộc:

"Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
Kiền khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch lầu"

Đó là "trái ngọt hoa thơm" của cuộc đấu tranh đầy khó khăn, gian khổ. Từng câu từng chữ vút cao, vang dội, tuyên bố nền hòa bình "vững bền, đổi mới, vững chắc". Hình ảnh "xã tắc, giang sơn, kiền khôn, nhật nguyệt" giống như tái hiện khung cảnh thái bình tuyệt đẹp. Đặc biệt trong đó còn chứa đựng sự biết ơn "trời đất tổ tiên khôn thiêng ngầm giúp" và đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Bên cạnh yếu tố về nội dung, Đại cáo Bình Ngô còn được coi là bản tuyên ngôn độc lập về khía cạnh nghệ thuật. Bài cáo được viết theo thể văn biền ngẫu, lập luận chặt chẽ, đanh thép đầy thuyết phục. Đi từ cơ sở lý luận của tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về độc lập chủ quyền, đến sự phơi bày tội ác của giặc và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn rồi tuyên bố nền hòa bình. Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục kết hợp với giọng điệu hào hùng, đanh thép, hùng tráng. Các biện pháp nghệ thuật khéo léo cùng những câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt. Bài cáo đã khẳng định độc lập chủ quyền, chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn và nền hòa bình dân tộc. Đồng thời cũng nêu cao tinh thần yêu nước cùng tầm vóc tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi.

Với những thành công đó, Đại cáo Bình Ngô chính là bản tuyên ngôn mang nhiều giá trị sâu sắc của dân tộc. Trải qua nhiều năm, nó vẫn sừng sững chỗ đứng trong nền văn học nói riêng, trong lịch sử Việt Nam nói chung. Để mỗi lần bài cáo vang lên, nhân dân Việt Nam lại nghe trong trái tim mình tiếng nói của Tổ quốc.

xin lỗi mk lấy trên mạng nên bài chắc chưa đc đúng yêu cầu của bạn

7 tháng 3 2017

Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:

   + Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.

   + So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…