Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vì Trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao.
+ Có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.
+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đậu tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.
+ Diện tích đất tương đối rộng, khí hậu không khắc nghiệt, giao thông dễ dàng hơn,... là điều kiện thuận lợi cho sinh sống.
- Miền núi Bắc Bộ có khó khăn cho sản xuất và đời sống:
+ địa hình núi ca hiểm trở.
+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.
+ Thời tiết diễn biến thất thường.
+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.
+ Thị trường kém phát triển.
Tham khảo
Câu 1:
Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:
- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).
+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở Thái Nguyên, Na Dương.
+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…
⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà: nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).
Câu 2:
Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.
- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…
- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.
Câu 3
* Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002,
- Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.
+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.
+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.
⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.
Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ vì:
+ Ở vị trí chuyển tiếp miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, giao lưu thuận lợi với đồng bằng sông Hồng là vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn miền núi Bắc Bộ:
- Địa hình gồm các đồi hình bát úp, xen ké những cánh đồng thung lũng bằng phẳng thuận lợi cho việc cư trú, giao thong, sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp).
- Nguồn nước cho sản xuất và cho sinh hoạt dân cư đảm bảo tốt hơn.
- Ít xảy ra tai biến thiên nhiên hơn (lũ quét, trượt lở đất đá,,,)
+ Có lịch sử khai thác sớm hơn miền núi Bắc Bộ.
-Về mặt tự nhiên, 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có điểm:
* Giống nhau:
Cả hai đều có nét chung là chịu sự chi phối sâu sắc bởi độ cao địa hình và hướng núi.
* Khác nhau:
- Vùng Đông Bắc có núi thấp chạy theo hướng vòng cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
- Vùng Tây Bắc có núi cao, hướng Tây Bắc – Đông Nam, địa hình chia cắt sâu. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông ít lạnh hơn.
trình bày những thuận lợi đối vs việc phát triển kinh tế xã hội của vùng trung du và miền núi bắc bộ
Tham khảo
Thuận lợi:
- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....
- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi
- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.
- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên
- Tài nguyên rừng phong phú
- Biển giàu bãi tôm cá
- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện
*Tham khảo:
- Trong việc phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, lĩnh vực được chú trọng đầu tiên có thể là lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, và nông nghiệp cũng là nguồn thu nhập chính của đa số dân cư trong khu vực này. Việc đầu tư và phát triển nông nghiệp, cùng với việc nâng cao chất lượng đời sống nông dân và phát triển nông thôn, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nguyên nhân tiểu vùng Tây Bắc thưa dân và kém phát triển hơn tiểu vùng Đông Bắc:
- Địa hình Tây Bắc núi và cao nguyên đồ sộ hiểm trở, giao thông khó khăn.
- Thời tiết thất thường. Tài nguyên rừng bị cạn kiệt, xói mòn - lũ quét, . . .
- Diện tích đất nông nghiệp ít, đất chưa sử dụng nhiều.
- Tài nguyên khoáng sản chưa được đánh giá và khai thác đúng mức.